12/06/2012

Mối liên quan giữa viêm gan siêu vi C, B

Mối liên quan giữa viêm gan siêu vi C, B


Viêm gan siêu vi C cũng là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hiện nay có khoảng 3% dân số trên thế giới mắc bệnh viêm gan C. Viêm gan siêu vi C có một số đặc điểm khác hẳn so với viêm gan A và B. Hơn 85% số người bị nhiễm viêm gan C sẽ có nguy cơ mang siêu vi lâu dài trong cơ thể, trong số này có 60% bị viêm gan mạn tính. Viêm gan mãn tính do siêu vi C cũng nguy hiểm hơn so với B vì có 12% bệnh nhân có nguy cơ xơ gan và từ 1-5% sẽ bị ung thư gan. Mặc dù tần suất mắc bệnh viêm gan siêu vi C rất ít, chỉ bằng một nửa so với viêm gan B nhưng nhiều tác giả cho rằng viêm gan C nguy hiểm và gây tác hại đáng sợ hơn. Mặt khác hiện nay việc chủng ngừa với viêm gan C còn gặp rất nhiều khó khăn.

- Đường lây nhiễm chủ yếu của viêm gan C là đường máu qua tiêm truyền; còn qua đường tình dục hay qua thức ăn, nước uống rất hiếm, chưa chứng minh được một cách rõ ràng tuy rằng trong nước bọt và mồ hôi của người bệnh có phát hiện sự có mặt của siêu vi C. Vì vậy cũng có những khuyến cáo nên tránh tiếp xúc quá nhiều với những môi trường.

- Các chế độ ăn uống luyện tập để ngăn ngừa những diễn biến xấu đối với bệnh viêm gan siêu vi C là vẫn phải duy trì một chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, ngăn ngừa các yếu tố ảnh hưởng đến tiên triển của bệnh như những bệnh nhiễm trùng, những bệnh phải truyền máu nhiều lần, suy kiệt cơ thể hay quá lo lắng mà dùng thuốc bừa bãi gây ảnh hưởng không tốt cho gan. Đặc biệt khi sử dụng một số loại thuốc có tác dụng rất xấu cho gan như paracetamol, thuốc giảm đau, các thuốc điều trị lao…. đều phải có ý kiến của bác sĩ, đồng thời tuyệt đối không uống rượu bia.

- Người bị nhiễm viêm gan siêu vi B vẫn có thể nhiễm các loại viêm gan C hay D. Trong trường hợp này gan cũng sẽ bị tàn phá nhanh chóng hơn nhất là một số bệnh nhiễm trùng khác như lao, AIDS...

- Tỷ lệ người bị mắc bệnh viêm gan C chuyển qua viêm gan mãn, xơ gan và ung thư gan rất khác nhau ở từng vùng địa lý cũng như điều kiện kinh tế, chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí, ý thức phòng ngừa... Theo thống kê của Bệnh viện Chợ Rẫy, ở 1.020 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh gan vào khám và điều trị thì có 47,64 % là viêm gan vi rút B, 12,64 C, trong đó K gan với B là 36,36 % và với C là 9,09%.

- Có 2 phương pháp chủng ngừa khác nhau đối với viêm gan B, đó là chủng ngừa chủ động và chủng ngừa thụ động.

+ Chủng ngừa chủ động là phương pháp nhằm kích thích cơ thể tự tạo ra kháng thể chống lại viêm gan B. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các trẻ sơ sinh và nhưng người chưa có miễn nhiễm với viêm gan B. Thuốc chủng ngừa viêm gan B thường được dùng theo phương thức nhắc lại nhiều lần, thông thường nhất là 3 mũi trong 6 tháng, hiệu quả là hơn 95% người chủng ngừa được miễn nhiễm sau mũi tiêm thứ 3. Nếu sau mũi tiêm thứ 3 vẫn chưa xuất hiện kháng thể chống siêu vi B thì có thể phải tiêm tới mũi thứ 4 hay thứ 5. Trường hợp của bạn đã xuất hiện kháng thể 1+ tức thuốc chủng ngừa đã có tác dụng, cơ thể đã tạo ra kháng thể, khả năng miễn nhiễm sẽ được kéo dài và không phải lo lắng gì nữa. Tất nhiên chỉ với loại viêm gan B mà thôi.

+ Chích ngừa thụ động là đưa vào cơ thể trực tiếp kháng thể chống siêu vi B bằng một loại huyết thanh miễn dịch đặc hiệu để tạo khả năng miễn nhiễm ngay tức thì, thuốc hoạt động theo nguyên tắc là làm trung hòa kháng nguyên bề mặt của siêu vi B nhưng tác dụng của thuốc không kéo dài được lâu, thường áp dụng cho những trẻ sơ sinh có mẹ bi nhiễm viêm gan B hay những người có xác suất nguy cơ lây nhiễm cao như vừa tiếp xúc với máu của người có bệnh viêm gan B, những người có quan hệ tình dục với người bị viêm gan B. Việc chích ngừa tiến hành càng sớm càng tốt, ngay sau khi phát hiện các nguy cớ nhiễm bệnh.

No comments:

Post a Comment