12/07/2012

Điều trị chứng chán ăn


Điều trị chứng chán ăn

Trong việc điều trị bệnh nhân ung thư, ngoài theo dõi và chọn phác đồ thuốc, thay đổi phác đồ theo từng thời điểm thích hợp, còn có một lo ngại khác: Sợ bệnh nhân chán ăn dẫn đến suy kiệt, không đủ sức để “đua” với bệnh. Thực ra, hóa giải chứng chan an là không quá khó.

Chết vì… đói
Thuốc tốt, bác sĩ giỏi nhưng nếu bệnh nhân suy kiệt thì chuyện thất bại trước ung thư là khó tránh. Bệnh nhân chan an thường có các triệu chứng no sớm, thay đổi vị giác, thay đổi mùi, ghét thịt, buồn nôn, nôn.
Nguyên nhân gây chán ăn ở bệnh nhân ung thư có thể do tổn thương u choán chỗ đường tiêu hóa; u tạo nên các bất thường tại niêm mạc đường tiêu hóa gây rối loạn hấp thu; nhiễm trùng; sốt; rối loạn chức năng gan, thận; tác động của điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị; tâm lý căng thẳng, buồn phiền… Đặc biệt là chan an do các hoạt chất trung gian tế bào (các cytokine) được phóng thích và hoạt hóa trong quá trình cơ thể phản ứng chống lại khối u, gây mất cân bằng giữa tín hiệu thèm ăn - chán ăn trong não.
Khoảng 50% bệnh nhân ung thư có bất thường trong hành vi ăn uống tại thời điểm chẩn đoán. Tỉ lệ bệnh nhân ung thư bị sụt cân có thể đến 86% trong một, hai tuần lễ trước khi mất và là nguyên nhân dẫn đến 20%-30% bệnh nhân tử vong do ung thư và liên quan trực tiếp đến tình trạng suy kiệt vì bất động, suy hô hấp, suy tim. Có thể nói nhiều bệnh nhân ung thư đã chết vì đói. Điều này thúc đẩy những nỗ lực nhận biết và điều trị chan an ung thư.
Cần dinh dưỡng đúng và đủ
Thuốc điều trị ung thư không bao giờ gánh luôn nhiệm vụ dinh dưỡng cho người bệnh. Đối với chán ăn thì dinh dưỡng đúng và đủ là cách hóa giải hay nhất. Dinh dưỡng đúng giúp phục hồi cân nặng cơ thể, tăng cường chức năng vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, miễn dịch… giúp người bệnh hoàn thành đúng phác đồ điều trị, phát huy cao nhất khả năng miễn dịch chống u tự nhiên của cơ thể để đạt kết quả chữa bệnh cao nhất.
Dinh dưỡng đúng nghĩa là đúng thành phần (khẩu phần có đủ chất bột, béo, đạm và các dưỡng chất đặc hiệu như EPA - Eicosapentaenoic acid); đúng dạng thức (phù hợp khẩu vị và tình trạng tiêu hóa của người bệnh. Thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn như sữa, xúp, cháo xay, sinh tố… thường dễ nuốt, tiêu hóa và hấp thu tốt hơn thức ăn đặc. Bệnh nhân thay đổi vị giác do hóa trị hoặc khô tuyến nước bọt thường được khuyên sử dụng thức ăn lỏng); đúng giai đoạn (giai đoạn điều trị và hồi phục cần nhiều chất và năng lượng hơn khi bình phục).
Vì một lần ăn là một lần khó nên bệnh nhân ung thư cần có chế độ ăn nhiều năng lượng trong một thể tích nhỏ và bảo đảm năng lượng cao, giàu đạm và đặc biệt là cung cấp đủ lượng EPA (thuộc acid béo omega 3 rất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng giảm sự tạo thành các cytokine gây viêm, giảm hiện tượng viêm và giảm hoạt động của yếu tố gây tiêu hủy đạm do các tế bào ung thư tiết ra nên được xem là một dược chất dinh dưỡng có tác dụng chống hội chứng chán ăn - suy mòn trong ung thư). Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ khuyến cáo liều mục tiêu 2 g EPA/ngày là thích hợp để gia tăng cảm giác thèm ăn, ổn định cân nặng và khối nạc cơ thể.

Xem thêm: hoang dan| viêm gan siêu vi C| bệnh viêm gan A| bệnh viêm gan siêu vi B

No comments:

Post a Comment