10/22/2015

Trẻ bị sâu răng sữa có nên đi hàn không?

Răng sữa của bé rất mêm yếu dể tổn thương do vậy hay bị dể bị sâu, nhưng trẻ bị sâu răng sữa có nên hàn ? Vì sao bé lại hay bi sâu răng sữa? Và nên điều trị, phòng chóng sâu răng như thế nào? Hãy tham khảo qua bài viết sau đây để biết cách chăm sóc răng miệng cho con.

>> cách khắc phục răng thưa

>> vì sao răng bị thưa

Trẻ bị sâu răng – thực trạng đáng báo động hiện nay

Sâu răng sớm là hiện tượng xuất hiện rất phổ biến ở trẻ, chiếm tỷ lệ 30 – 50% ở các nước phát triển và đến 70% ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân do nhiều trẻ có thói quen ăn bánh, kẹo ngọt liên tục trong ngày, không theo bữa và ăn xong không đánh răng. Bên cạnh đó là việc rất ít trẻ được khám và điều trị các bệnh về răng miệng kịp thời. Sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axít hữu cơ được tạo ra từ sự lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra những chỗ bị mất khoáng. Sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và các lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển mạnh.

Nhóm các vi khuẩn atreptococcus mutans có liên quan đến sự hình thành sâu răng. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra nhiều chất axít và sống ở môi trường pH thấp. Khi men răng bị thủng lỗ, các loại vi khuẩn khác (các lactobacillus) sẽ sinh sôi ở răng, tạo ra môi trường axít và thúc đẩy hóa trình mất khoáng. Sự mất khoáng do axít được tạo ra từ vi khuẩn phụ thuộc vào số lần tiêu thụ và loại carbohydrate có trong thức ăn.

Sâu răng sớm ở trẻ có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi. Các đối tượng có nguy cơ bị sâu răng bao gồm những trẻ thường xuyên ăn chất đường (thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, bánh snack), trẻ có nhiều người thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị sâu răng, hay trẻ có dị dạng ở răng.

Hậu quả khó lường khi trẻ bị sâu răng

Các bậc cha mẹ thường chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Nhiều cha mẹ quan niệm răng sữa chỉ tồn tại vài năm, sau đó được thay răng mới. Vì vậy rất nhiều trẻ em không được đánh răng trước khi đi ngủ mà chỉ súc bằng nước lọc. Chính việc đó đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở và hình thành những lỗ sâu răng. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy gây đau, nhức. Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng vùng mặt.

Vì vậy, để dự phòng các bệnh răng miệng và các biến chứng, cần tăng cường công tác phòng bệnh và điều trị sớm, có thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Đối với trẻ, người lớn cần hướng dẫn các em cách chải răng miệng đúng cách. Hạn chế cho trẻ ăn bánh, kẹo và nhiều đồ ngọt, hướng dẫn ăn theo bữa. Thực hiện đánh răng sau khi ăn ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.

Bên cạnh đó, có thể cho fluor vào nước sinh hoạt hàng ngày với nồng độ 1ppm. Để tránh trường hợp dùng quá liều fluor cần thiết, bác sĩ không kê đơn thuốc fluor với số lượng quá 120mg. Biểu hiện cấp tính của quá liều fluor (cao hơn 5mg/kg) cần được xử trí khẩn cấp. Dùng các dạng fluor bôi ngoài (do bác sĩ chỉ định) có lợi cho các bệnh nhi có nguy cơ bị sâu răng.

Nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng, cần được đưa đến bác sĩ răng hàm mặt để được tư vấn và điều trị kịp thời

Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng sữa ở bé:

- Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Những bà mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang thai thì sau này men răng của con cũng dễ bị yếu.

- Do bé sử dụng quá nhiều đồ ngọt.

- Do cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho bé.

- Ngoài ra, những yếu tố như bé bú bình, bé sinh mổ… cũng làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa ở bé.

Nhiều cha mẹ nghĩ sâu răng sữa không quan trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị mất đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng:

- Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm thì sau này, răng trưởng thành của bé có thể bị mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.

- Ngoài ra, răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế khiến bé tiêu hóa kém.

- Răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát ẩm chuẩn trong quá trình học nói.

Giống như người lớn, răng sữa của bé cũng có hàng nghìn loại vi khuẩn cư trú tạo thành mảng bám. Vì vậy, cha mẹ nên học cách chăm sóc để tránh sâu răng sữa cho bé ngay từ sớm, thậm chí ngay cả trong giai đoạn mang thai. Bạn nên lưu ý:

- Khoảng thời gian thai nghén, mẹ nên dùng những loại đồ ăn có lợi cho men răng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế căng thẳng, stress để tránh những nguy cơ lên bào thai như tật sứt môi, hở hàm ếch ở bé sơ sinh.

- Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày bằng gạc sạch nhúng vào nước muối ấm (không nên pha nước muối quá mặn vì điều này cũng dễ phá hủy men răng bé).

Nếu trong điều kiện đi xa, không có gạc vệ sinh răng bé, bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước ấm sau mỗi lần bé bú, uống thuốc… Nếu bé đã đến tuổi sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ dùng loại dụng cụ này để vệ sinh răng lợi cho bé.

- Tạo điều kiện cho bé tắm nắng để chống còi xương, hạn chế xương hàm của bé kém phát triển và phòng tránh hiện tượng răng bé mọc lệnh, yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.

- Không nên cho bé ngậm bình sữa (hoặc bình nước hoa quả) khi bé nằm trên giường hoặc trên cũi. Các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé.

- Hạn chế những loại đồ uống chứa đường sữa vào buổi tối. Với bé trên 1 tuổi, tốt nhất, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc trước giờ đi ngủ.

- Tránh cho bé thói quen ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì điều này sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc với răng lợi bé lâu hơn và gây nên hiện tượng sâu răng.

- Pha loãng nước hoa quả đóng hộp với nước lọc và cho bé sử dụng.

- Nếu phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám. Trong trường hợp bị sâu ít, bác sĩ sẽ tiến hành cạo chỗ răng sâu và hàn lại răng cho bé. Trường hợp răng bé bị sâu nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng đi.

Việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt cho bé bao gồm việc đánh răng và vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày bằng việc sử dụng khăn mặt ướt và bàn chải đánh răng mềm. Vệ sinh và kiểm tra răng miệng cho bé một cách đều đặn có thể giúp bé không cảm thấy khó chịu khi mọc răng và phòng chống sâu răng. Một khi răng bé đã mọc, điều quan trọng là tạo cho bé thói quen đánh răng hai lần một ngày. Khi đánh răng cho bé, sử dụng loại kem đánh răng có chứa fluoride hai lần một ngày, vào buổi sáng sau khi bé ngủ dậy và vào buổi tối trước khi bé đi ngủ. Khi mới bắt đầu, chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa fluoride và tăng dần lượng kem đánh răng trên bàn chải mềm của bé. Nên chải nhẹ nhàng lên lưỡi của bé để loại bỏ vi khuẩn hình thành trên lưỡi. Cha mẹ nên đánh răng cho bé cho đến khi bé có thể tự làm lấy. Đánh răng cho bé còn giúp cha mẹ có thể kiểm tra bất kỳ những thay đổi nào xảy ra đối với hàm răng của bé, bao gồm răng mới mọc, bựa răng, những vết răng sâu.

10/19/2015

Lấy cao răng hết bao nhiêu tiền tại nha khoa Hoàn Mỹ?

Chào bác sĩ Hoàn Mỹ. Hàm răng của em khá đều đặn và trắng bóng nhưng gần đây em thấy ở chỗ chân răng có rất nhiều mảng bám màu vàng và nâu giống cao răng. Em chưa lấy cao răng bao giờ nên tuần sau em định đến Hoàn Mỹ lấy cao răng, không lấy lấy cao răng bao nhiêu tiền, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp em ạ. Em cảm ơn nhiều ạ. (Hà My – Ba La, Hà Nội).
>>có nên lấy cao răng không
>>lấy cao răng có tốt không
Trả lời :
Chào bạn Hà My!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc lấy cao răng hết bao nhiêu tiền của bạn, Nha khoa Hoàn Mỹ xin được giải đáp cụ thể như sau.
Cao răng là những mảng bám màu nâu hoặc vàng sậm được hình thành từ mảnh vụn thức ăn hay sự lắng đọng của huyết thanh. Có thể bạn nghĩ rằng cao răng là vô hại nhưng đây là chính là một môi trường cho vi khuẩn gây bệnh viêm chân răng hoặc sâu răng, chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/ lần có thể giúp bạn loại bỏ những nguy cơ gây nên các bệnh liên quan đến răng miệng.
Mức giá lấy cao răng Nha khoa Hoàn Mỹ áp dụng hoàn toàn ưu đãi căn cứ trên chất lượng dịch vụ. Tùy theo cấp độ lấy cao răng mà mức giá có thể dao động khác nhau. Nếu bạn thực hiện thêm dịch vụ đánh bóng răng sau khi lấy cao răng thì mức giá cũng cao hơn.

CẤP ĐỘ    ĐƠN VỊ    ĐƠN GIÁ (VNĐ)
Độ I    1 lần    100.000
Độ II    1 lần    150.000
Độ III    1 lần    180.000 – 250.000
EMS Mini Piezon + Airflow Handy    1 lần    1.000.000
Thanh toán trọn gói 1 lần
Tại nha khoa Hoàn Mỹ, dịch vụ lấy cao răng được thực hiện bằng máy siêu âm theo công nghệ Cavitron BP 8.0 tiên tiến nhất của Hoa Kỳ. Đây là phương pháp siêu âm hiện đại đảm bảo làm sạch mảng bám và không xâm lấn nướu. Sử dụng sóng siêu âm để tẩy sạch mảng bám trên răng, làm sạch túi răng bằng công nghệ tân tiến giảm thiểu mọi đau buốt cũng như không gây chảy máu như khi sử dụng những khí cụ nha khoa bằng tay thủ công.
Dao động của sóng siêu âm chỉ tác động lên các thành phần có trong cao răng nên có thể làm bong mảng bám mà không tổn hại tới răng và nướu, tuyệt đối không gây chảy máu.
Dich vụ lấy cao răng tại Hoàn Mỹ được thực hiện trong môi trường và dụng cụ được vô trùng tối đa giúp quá trình lấy cao răng diễn ra an toàn, không viêm nhiễm. Ngoài ra, các thao tác đánh bóng nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường độ trơn láng cho răng nên có thể hạn chế sự tái bám của vụn thức ăn và hợp chất vô cơ rất tốt.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến lấy cao răng hết bao nhiêu tiền, xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Hoàn Mỹ để được hỗ trợ một cách cụ thể nhất.

10/17/2015

Viêm nhiễm quanh răng diễn ra như thế nào

Tiêu quanh răng là một bệnh lý có đặc trưng lá sự phá hủy mô nâng đỡ của răng và mô quanh răng không hồi phục với tiêu xương ổ răng là triệu chứng chính. Tùy theo tình trạng viêm nhiễm kèm theo hay không mà ta phân thành các dạng:
>> dụng cụ lấy cao răng tại nhà
>> bà bầu có được lấy cao răng
- dạng viêm: viêm quanh răng
- dạng thoái hóa: hư quanh răng
PHÂN LOẠI
Dựa vào phương diện lâm sàng, giải phẫu bệnh lý, sơ đồ tiến triển của tổn thương, tuổi bệnh nhân, tính chất đáp ứng miễn dịch của vật chủ mà ta có thể phân thành: tiêu quanh răng do bệnh lý của răng (chỉ khu trú ở mô quanh răng) và tiêu quanh răng triệu chứng của 1 bệnh toàn thân.
+ Tiêu quanh răng do bệnh lý của răng:
Hư quanh răng: quá trình thái hóa.
Viêm quanh răng: quá trình viêm nhiễm . Có 2 thể:
Viêm quanh răng ở người lớn.
Viêm quanh răng thiếu niên:
Viêm quanh răng thiếu niên khu trú.
Viêm quanh răng đến sớm( viêm quanh răng tiến triển nhanh).
Viêm quanh răng tiền dậy thì.
+ Tiêu quanh răng triệu chứng của bệnh toàn thân:
Bệnh Papillon- Lefevre
Giảm men Phosphataza
Không có men Catalaza
Bệnh Chediale-Higasni
Đái tháo đường phụ thuộc Insulin
Bệnh đau đầu chi
Bệnh giảm bạch cầu
Chứng mô huyết bào X

Nguyên nhân Tiêu quanh răng ( chỉ khu trú ở mô quanh răng)
Hư quanh răng:

Hư quanh răng lá sự teo đồng thời tất cả các thành phần của mô quanh răng: lợi sau đó là xương ổ răng. Làm lộ chân răng nhưng không tạo thành túi quanh răng.
- Tiêu xương ở răng theo chiều ngang, đồng đều trên tất cả các răng nhưng đôi khi tiêu nhiều ở răng của và mặt khẩu cái của răng hàm hàm trên.
- Các sợi dây chằng quanh răng còn lại không bị thay đổi, lớp xi măng răng thường bị quá sớm.
- Các cột xương ổ răng và khoảng tủy xương có thể bình thường hay có hiện tượng tiêu xương.
- Dạng điển hình thì không có dấu hiệu viêm.
Tóm lại hư quanh răng là 1 bệnh lý dạng thoái hóa, hiếm khi ở dạng đơn thuần, tiến triển chậm, gặp ở người trung niên và người già, ít khi gặp ở thanh niên. Ít khi gặp hư quanh răng đơn thuần mà thường là kết hợp viêm quanh răng thông thường ở người lớn.
Viêm quanh răng:
Viêm chân răng đặc trưng bởi: viêm lợi nhiều hay ít, răng lung lay, túi quanh răng trên hay dưới xương; túi quanh răng có thể ở 1 răng, 1 nhóm răng, hay tất cả các răng.
Luôn luôn có tiêu xương ổ răng:
- Có thể là tiêu ngang: song song với đường nối men - xi măng của 2 răng liên tiếp.
- Có thể là tiêu dọc với các mức độ khác nhau cho hình ảnh; đáy chậu, bậc thang hay hình phễu.
Tiêu xương có thể ở mặt gần hay mặt xa, hoặc ở mặt tiền đình hay mặt lưỡi.Tiêu xương ổ răng phức tạp là sự kết hợp giữa tiêu xương dọc và tiêu xương ngang.

10/16/2015

Nên trám răng bằng Composite hay không?

Trám răng bằng vật liệu Composte là một kỹ thuật hàn trám đang được nhiều khách hàng lựa chọn, vật liệu này sẽ bù đắp những khoảng trống khiếm khuyết trên răng hay sau khi điều trị các bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm tủy).
>> hàn răng có bền không
>> trám thẩm mỹ răng thưa
Có nên trám răng bằng Composite hay không? Những ưu điểm tuyệt vời của vật liệu này sau đây sẽ chinh phục bạn:
Màu sắc Composite đẹp tự nhiên
Không giống như vật liệu trám răng kim loại Amalgam hay kim loại quý có maù bạc nên đáp ứng hiệu quả thẩm mỹ không cao, đặc biệt không thực hiện cho các răng cửa. Vật liệu Composite có màu trắng trong giống màu men răng thật, có các cấp độ màu sắc phong phú phù hợp với các trường hợp màu răng khác nhau. Vì vậy, khi trám lên răng, người khác rất khó nhận ra sự khác biệt giữa vật liệu trám và men răng thật.

Kỹ thuật hàn răng bằng Composite cho màu răng như thật
Thao tác trám Composite dễ dàng

Composite dễ dàng thao tác khi trám, giúp bác sĩ có thể tạo hình thẩm mỹ cho các trường hợp khiếm khuyết trên răng. Vật liệu này khôi phục hiệu quả thẩm mỹ rất tốt.
Vật liệu Composite bền chắc
Độ bền của vật liệu này được đánh giá cao, có khả năng chịu lực nhai lớn giúp bạn khá thoải mái khi ăn nhai. Sau nhiều năm sử dụng, vật liệu không bị thoái hóa nên bạn không cần phải thay thế bằng phục hình mới.
Vật liệu Composite giúp bạn ăn nhai tốt
Tuy nhiên, bên cạnh đó vật liệu Composite vẫn có một số hạn chế không thể khắc phục. Vật liệu này sẽ có xu hướng sau vài năm sử dụng và xét về độ dẻo dai thì không thể sánh bằng răng thật. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, để duy trì chất lượng cao nhất cho phục hình, bạn cần tránh các loại thức ăn quá cứng, quá dai hay chứa nhiều màu thực phẩm (nước ngọt có gas, cà phê, thuốc lá…).
Trám răng bằng Composite có thể giữ độ bền khoảng 5-7 năm và không làm ảnh hưởng đến các mô răng sinh lý. Mặc dù thời gian sử dụng đôi khi không được như mong muốn, nhưng nổi bật nhất là tính thẩm mỹ cho răng sau phục hình là điều rất đáng được ghi nhận về vật liệu này.
Chăm sóc răng miệng tốt giúp duy trì chất lượng lâu dài
So với các phương pháp phục hình nha khoa khác, trám răng Composite có giá rất mềm, quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng…nên rất được nhiều khách hàng chọn lựa.
Để rõ hơn về loại vật liệu Composite cũng như kỹ thuật trám răng thẩm mỹ này và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình, bạn vui lòng đến trực tiếp trung tâm nha khoa Toàn Sứ để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn chu đáo hơn.

10/14/2015

Mòn răng điều trị như thế nào

Một hàm răng đẹp đúng chuẩn là không mắc các bệnh về răng miệng như viêm lợi, sâu răng…Nếu bị mòn răng sẽ ảnh hưởng đến sức nhai và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
>> có nên đi trám răng không
>> hàn răng có bền không
Răng bị mòn điều trị như thế nào
Vậy biểu hiện của mò răng, triệu chứng, nguyên nhân do đâu, cách điều trị làm sao và cách phòng ngừa mòn răng như thế nào? Bạn cùng Nha Khoa Việt Pháp tìm hiểu nhé.
Biểu hiện của bệnh mòn răng.

Mòn răng là hiện tượng khá phổ biến, biểu hiện của mòn răng rất dễ nhận biết là cổ răng bị khuyết, lỏm vào trong có hình chữ V, hay gặp ở vùng răng trước. Mòn răng không chỉ ở bắt gặp ở cổ răng mà còn ở những mặt nhai của răng hàm.

Triệu chứng của mòn răng.
– Bạn sẽ thấy ê buốt khi ăn thức ăn chua, nóng hoặc quá lạnh.
– Thức ăn sẽ đọng lại nơi bị khuyết, gây mất thẩm mỹ và dễ gây sâu răng.
Nguyên nhân dẫn đến mòn răng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị mòn như:
– Ăn uống những thực phẩm chua, vì có chứa axit nhiều nên khiến răng mòn nhanh hơn. Hoặc do thói quen chải răng, chải răng không đúng cách sẽ khiến cổ răng mòn. Lông bàn chải quá cứng không chỉ gây hại cho răng mà ngay cả nướu răng cũng bị tổn thương. Nghiến răng vào ban đêm là một trong những lý do khiến các mặt nhai của răng bị mòn nhanh hơn.
Điều trị mòn răng như thế nào?
Điều trị mòn răng phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ, sự lan rộng của tổn thương, tuổi tác, sự hợp tác của người bệnh và tính chất nhạy cảm của từng bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mòn răng:
– Nếu gặp phải tình trạng nghiến răng nên đeo máng nhai để giảm tổn thương răng.
– Những điều trị phục hồi đầu tiên nên là điều trị bảo tồn, đặc biệt ở những người trẻ tuổi, có thể sử dụng vật liệu composite để phục hồi đầy đủ hình dáng, chức năng của răng.
– Ngoài ra có thể sử dụng vật liệu như sứ, kim loại để phục hồi đối với những răng mòn nhiều lở mặt của răng dưới dạng bọc, chụp răng

10/13/2015

Bệnh viêm quanh răng mãn tính

Viêm quanh răng mãn tính (VQRMT), trước kia được gọi là viêm quanh răng người lớn, hay viêm quanh răng mãn tính người lớn, là dạng bệnh thường gặp nhất.
Đặc điểm là một bệnh tiến triển chậm, nhưng khi có các yếu tố toàn thân thuận lợi làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể ví dụ tiểu đường, hút thuốc, stress thì bệnh sẽ tiến triển nhanh phá huỷ mạnh vùng quanh răng.
>> phương pháp lấy cao răng
>> dụng cụ lấy cao răng tại nhà
Bệnh thường gặp ở người lớn nhưng cũng có thể ở thanh niên và trẻ em.
Viêm quanh răng mãn tính được định nghĩa là một bệnh viêm nhiễm ở tổ chức quanh răng, định nghĩa này đưa ra những đặc điểm chính về lâm sang và căn nguyên : có tích luỹ mảng bám răng, phản ứng viêm ở tổ chức quanh răng, mất dây chằng và xương ổ răng. Túi quanh răng là hậu quả của quá trình bệnh cùng với mất bám dính và tiêu xương.
LÂM SÀNG VÀ XQUANG: (biểu hiện bệnh)

Viêm lợi (sưng nề, màu đỏ hay đỏ rực, một số bệnh nhân thay đổi màu sắc lợi và sưng lợi không rõ, chỉ phát hiện được viêm khi thăm khám thấy chảy máu) . Một số trường hợp khám lợi khó phát hiện thấy dấu hiệu viêm lợi vì do quá trình viêm mãn tính kéo dài làm lợi xơ dày lên che tổ chức lợi viêm bên dưới. (Theo như giáo trình y khoa bệnh vùng quanh răng của Thạc sĩ Cao Thị Hoàng Yến )
- Tiết nhiều dịch túi lợi.
Túi quanh răng, mất bám dính và tiêu xương ổ răng,
Lung lay răng là hậu quả của mất bám dính và tiêu xương ổ răng.
Có thể có nhạy cảm lợi, có bệnh nhân có cảm giác ngứa lợi, có thể nhạy cảm răng khi hở chân răng nhiều hay do mòn cement răng. 
Có thể sang chấn khớp cắn thứ phát do răng di chuyển.
Có thể áp xe vùng quanh răng.
Dắt thức ăn,
- Viêm chân răng mãn tính là gì : là bệnh do mảng bám răng tích tụ nhiều tại chỗ cho nên có thể một mặt răng bị VQR trong khi các mặt răng còn lại vẫn bình thường.
- VQR mãn tính được phân loại thành khu trú và lan toả.
Khu trú (localized): khi dưới 30% vùng răng trong miệng mất bám dính và tiêu xương ổ răng.
Lan toả (generalized): khi trên 30% vùng răng trong miệng mất bám dính và tiêu xương ổ răng.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định:
Các thay đổi do viêm mãn tính ở lợi.
Có túi quanh răng.
Xquang: tiêu xương ổ răng, dấu hiệu xquang giống với VQR khó kiểm soát (aggressive)
Tiêu xương có thể là tiêu xương chéo (vertical) tạo túi trong xương, hay tiêu xương ngang (horizontal) với túi lợi trên xương.
Mất bám dính là hậu quả của tiêu xương và dây chằng quanh răng.
Chẩn đoán phân biệt:
Phân biệt với viêm quanh răng khác dựa vào : tuổi (thường ở người lớn), tốc độ của bệnh, VQR khó kiểm soát không có nhiều cao răng và mảng bám như VQR mãn tính.
Các tiêu chuẩn nhận biết căn nguyên viêm quanh răng:
Nguyên tắc của Robert Koch năm 1870:
1. Phải được phát hiện thường xuyên từ các cá thể mắc bệnh
2. Có thể sinh trưởng tại môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
3. Có thể gây bệnh thực nghiệm trên động vật thí nghiệm
4. Có thể lấy bệnh phẩm trở lại từ vùng bệnh của động vật thí nghiệm
Streptococcus mutans đáp ứng các tiêu chuẩn của Koch để chẩn đoán là nguyên nhân gây sâu răng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, không thể đáp ứng theo các tiêu chuẩn của Koch, ví dụ với bệnh VQR, không thể nuôi cấy một số khuẩn gây bệnh (một số xoắn khuẩn), việc định dạng tất cả các loài vi khuẩn ở vùng đang bệnh không dễ thực hiện, thiếu động vật có điều kiện môi trường vùng quanh răng giống như ở người
Sigmund Socransky (một nhà nghiên cứu ở trung tâm nha khoa Forsyth ở Boston) đưa ra các tiêu chuẩn mà theo đó, vi sinh vật vùng quanh răng có thể cho là căn nguyên gây bệnh
1. Có sự liên quan với bệnh, biểu hiện bởi việc tăng số lượng ở vùng bệnh so với vùng lành.
2. Vùng bệnh khi được điều trị thì số lượng vi khuẩn đó giảm hoặc mất hẳn
3. Có sự đáp ứng của vật chủ với vi sinh vật, biểu hiện bằng sự thay đổi ở tế bào hoặc đáp ứng miễn dịch.
4. Có khả năng gây bệnh thực nghiệm trên động vật.
5. Vi sinh vật có khả năng gây độc tế bào vùng quanh răng và phá huỷ tổ chức.
Mức độ trầm trọng của bệnh (disease severity): tăng dần theo thời gian mắc bệnh và có điều trị hay không, chia ra 3 mức độ: nhẹ (slight), vừa (moderate) và nặng (severe)
Nhẹ: mất bám dính lâm sàng 1-2 mm
Vừa: mất bám dính lâm sàng 3-4 mm
Nặng: mất bám dính lâm sàng từ 5 mm trở lên
Tiến triển của bệnh:
Bệnh tiến triển chậm, có thể phát triển nhanh khi có yếu tố thuận lợi (bệnh toàn thân làm sức đề kháng giảm), là bệnh do mảng bám răng gây ra, có thể bất kỳ lứa tuổi nào, vì bệnh tiến triển chậm nên thường được phát hiện sau tuổi 30.
Trên cùng một bệnh nhân có thể có vùng , có mặt răng tiến triển nhanh hơn các vùng hay mặt răng khác. Những vị trí tiến triển nhanh thường là mặt bên, nơi có nhiều mảng bám răng, nơi khó vệ sinh răng miệng do hình thể giải phẫu hay do hàn răng và răng giả sai kỹ thuật.
Mức độ tiến triển được đo bằng mức mất bám dính lâm sàng trong một khoảng thời gian.
Phân loại mức độ tiến triển:
Liên tục ( continuous)
Từng đợt (random- episodic burst)
Từng đợt không đồng thời giữa các vị trí bệnh (asynchronous multiple burst)
Phân bố bệnh theo tuổi về giới: tỉ lệ ở hai giới tương đương nhau, tuổi tăng thì tỉ lệ bệnh và mức độ nặng tăng.