Chẩn trị hoang dan
1. Hoang dan thường thấy trước hết ở vùng củng mạc, niêm mạc, sau đó tới da toàn thân. Đối với người bệnh vào độ trung niên, khi quan sát thấy củng mạc vàng, phải chú ý phân biệt với đám mỡ dưới kết mạc, (cái trước là phân bố đều toàn bộ lòng trắng mắt, cái sau phân bố không đều, thường tích tụ ở gần củng mạc trong góc mắt, hơi lồi ra đó là mộng thịt).
2. Hỏi xem trước khi bị bệnh, có tiếp xúc với người viêm gan hoặc có tiền sử ngộ độc thuốc, thức ăn? Hỏi tình hình phát sinh hoặc tăng giảm của hoang dan, chú ý các chứng trạng kèm theo như sốt, nôn, da dẻ ngứa, vùng gan khó chịu, chú ý tuổi người bệnh, giới tính, màu sắc phân và nước tiểu.
3. Kiểm tra toàn thân phải chú ý đến sắc độ của hoang dan, bần huyết, nốt ruồi hình con nhện (giãn mao mạch), gan lách sưng, ấn đau. Túi mật sưng to, cổ trướng là những dấu hiệu thực thể.
4. Căn cứ vào màu sắc phân, nước tiểu, kết hợp với xét nghiệm bóng bọt nước tiểu (tức là đem nước tiểu của người bệnh đổ vào ống nghiệm hoặc bình thuỷ tinh trong suốt, lắc nhiều lần để sinh ra bóng bọt) quan sát màu sắc của bóng bọt, có thể bước đầu phân biệt ba loại nguyên nhân khác nhau của hoang dan.
Khi có điều kiện thì phải làm thực nghiệm ba thứ mật trong nước tiểu, chức năng gan hoặc siêu âm, để hỗ trợ cho chẩn đoán phân biệt được tốt hơn.
Hoàng đản do tan huyết: Nước tiểu không có sắc tố mật và muối mật, màu nước tiểu bình thường, xét nghiệm bóng bọt nước tiểu có màu trắng. Trong phân lượng sắc tố mật tăng, phân vàng sẫm.
Hoang đan do tổn thương tế bào gan: Nước tiểu chứa nhiều sắc tố mật và muối mật, màu nước tiểu tăng thẫm, xét nghiệm bóng bọt nước tiểu màu vàng. Trong phân, hàm lượng sắc tố mật và muối mật không nhất định, hoặc có hướng giảm.
Hoàng đản do tắc mật: Nước tiểu chứa nhiều sắc tố mật và muối mật, xét nghiệm bóng bọt màu vàng. Trong phân sắc tố mật, muối mật đều giảm hoặc không thấy, phân bạc màu.
Xem thêm: chán ăn| cong nghe te bao goc| bệnh viêm gan A| viêm gan siêu vi C| bệnh viêm gan siêu vi B
No comments:
Post a Comment