12/11/2012

Chữa hoàng đản bằng cà tím

Chữa hoang dan bằng cà tím


Quả cà là một vị thuốc của cả Ðông y lẫn Tây y
a. Trong Ðông y, cà có vị ngọt tính hàn (có tài liệu ghi cực hàn, có độc). Trong Trung dược học bản thảo và các sách khác cho biết cà có tác dụng hoạt lợi (nhuận tràng), lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ chưng hà (hòn cục trong bụng), chứng lao truyền (ho lao - không phải lao di truyền như có sách đã dịch). Ôn bệnh trong bốn mùa (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Tán huyết tiêu viêm, chỉ thống. Trong Thực liệu bản thảo nói cà có tác dụng chữa ngũ tạng lao tổn. Sách Thực kinh viết: cà có công dụng làm đầy da thịt, ích khí lực, chữa cước khí... và nhiều chứng bệnh khác.
Người dân Nigeria cũng có nhiều kinh nghiệm dùng cà tím chữa bệnh phong thấp. Hoặc để chữa phụ nữ hay có chứng đau bụng, họ lấy cà khô thái nhỏ với quả me chín lượng bằng nhau, cho vào 1 lít nước đun sôi nhỏ lửa. Sau 1/2 giờ lọc lấy nước uống nóng (tạp chí Tropical doctor 4/1982).
Y học cổ truyền Hàn Quốc dùng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau trị sưng khớp, loét dạ dày.
- Chữa đại, tiểu tiện đường tiêu hóa gây chảy máu: Lấy cà pháo già sao vàng, tán mịn. Mỗi lần dùng 8g, hòa nước pha dấm loãng để uống. Uống ngày 3 lần. Sách cổ ca ngợi cà có nhiều công dụng trong điều trị bệnh trĩ.
- Phụ nữ huyết hư, da vàng, hoang dan: Dùng cà pháo già bổ ra phơi bóng râm cho khô, tán mịn. Mỗi lần uống 8g với ít rượu hâm nóng. Ngày 2 lần, uống dài ngày.
- Chữa đàm nhiệt - Viêm phế quản cấp, táo bón: Cà tím 500g thái dọc, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ nghiền nhuyễn. Trộn nước tương, dầu, muối, đường, chưng cách thủy.
- Chữa ho lâu năm không khỏi: Cà pháo tươi 30-60g nấu chín, cho mật ong vừa đủ nấu lại. Ngày ăn 2 lần (Ẩm thực phương Ðông trị bệnh của Hồng Minh Viễn 1998). Như vậy quan điểm của họ không kiêng dùng cà như trước nay ta vẫn có định kiến.
- Chữa hoàng đản (viêm gan vàng da): cà tím trộn gạo nấu cơm ăn trong dăm ngày, 1 tuần.
- Công dụng khác, dùng cà pháo chữa các bệnh ngoài da và niêm mạc, bầm máu, lở loét, chảy máu (ở lợi), ngón tay chân (chín mé), nứt đầu vú. Lấy cà pháo đốt thành than bôi tại chỗ. Cà tím còn được dùng làm thuốc đánh trắng răng chữa hôi miệng.
b. Quả cà trong y dược học hiện đại
- Thành phần hóa học: Trong 100g cà có các thành phần tính theo tỷ lệ % như sau: Nước 92, đạm 1,3; chất béo 0,2; đường 0,5; Các chất khoáng (mg): lân 15; magne 12; calci 10; kali 22; natri, lưu huỳnh 15,16; sắt 0,5; mangan 0,2; kẽm 0,2; đồng 0,1; Iod 0,002; Các vitamin (mg): caroten (tiền sinh tố A) 0,04; vitamin B1 0,04; B2 0,35; C6, P 0,6 và chất nhầy.

Cà tím (cà dái dê) cũng có ở nhiều nước phương Tây nên được nghiên cứu nhiều hơn. Cà là nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng cao nhất về vitamin P. Một tài liệu cho biết 1kg cà tím có 72g vitamin P (vitamin làm vững chắc thành mạch chống xuất huyết). Gần đây phát hiện được cả vitamin E (vitamin chống oxy hóa, chống lão hóa). Các chất khoáng trong cà thường cao hơn các rau quả khác. Ðặc biệt, cà còn chứa chất Nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.
Các chuyên gia Nhật Bản tìm thấy trong nước ép cà tím có nhiều thành phần hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Có ý kiến khuyên dùng nước ép cà tím khi dùng xạ trị và sau phẫu thuật ung thư.

No comments:

Post a Comment