2/17/2020

Vịt 29 mách bạn cách làm đùi vịt sốt cà ri ngon ngất ngây

Các món ăn được chế biến từ vịt là nhứng món ăn ngon và quen thuộc với hầu hết người Việt. Vậy bạn đã được thưởng thức món đùi vịt sốt cà ri chưa nhỉ? Nếu chưa hãy thử làm cho gia đình cùng thưởng thức xem sao nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu cho món đùi vịt sốt cà ri

Chuẩn bị nguyên liệu để làm món ăn là khâu rất quan trọng. Nguyên liệu càng tươi ngon thì món ăn càng chất lượng. 

Dưới đây là nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Đùi vịt xiêm: 8 cái
  • Sữa tươi không đường: 1,5 chén
  • Hành tây: 1 củ
  • Sả: 2 cây
  • Ớt sừng: 1 quả
  • Củ khoai môn: 200gr
  • Bột cà ri: 1 gói
  • Màu hạt điều: 1 thìa
  • Các gia vị khác như: muối, đường, tiêu xay, dầu ăn...

Cách làm món đùi vịt sốt cà ri ngon chuẩn nhà hàng

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong chúng ta sẽ bắt tay vào nấu nướng. Để đùi vịt sốt với cà ri ngon cũng cần làm đúng quy trình. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Khi mua đùi vịt nên chọn loại đùi vịt vừa ăn, không quá to vì gia vị khó ngấm đều. Khi mua về cần khử mùi hôi của vịt bằng cách dùng muối hạt, chanh hoặc giã nhỏ gừng xát vào đùi vịt. Sau đó rửa lại với nước lạnh rồi để vào rổ cho ráo nước. 

Hành tây bóc vỏ, rửa sạch rồi cắt nhỏ thành hình múi cam và tách rời. Sả bỏ phần ngoài rồi đập dập, băm nhuyễn. Ớt sừng gọt dọc loại bỏ hạt rồi băm nhỏ. Khoai môn cạo sạch vỏ rồi rửa sạch, cắt miếng vuông rồi cho vào nước muối loãng để ngâm. Khoảng 10 phút vớt khoai môn ra để ráo.

Bước 2: Tẩm ướp gia vị

Cho đùi vịt vào bát to rồi tẩm ướp gia vị như sau: 1 muỗng muối, 2 muỗng hạt nêm, 2 muỗng đường trắng, ½ gói bột cari, cho thêm sả ớt đã băm nhuyễn vào. Xóc đều đùi vịt với các nguyên liệu trên để vịt ngấm đều gia vị. Để khoảng 30 phút gia vị ngấm đều thì món đùi vịt sốt cà ri mới ngon và thấm.

Bước 3: Nấu nước sốt cà ri

Cho khoảng 2 muống dầu ăn vào chảo lớn. Khi dầu nóng hạ nhỏ lửa rồi cho hạt điều màu vào. Khi màu điều ra hết vớt hạt bỏ đi. Bỏ khoai môn vào tô rồi đổ dầu phi hạt điều vào, thêm ít đường, hạt nêm. 

Bước 4: Nấu vịt

Cho nồi lên bếp rồi đổ dầu ăn vào sao cho dầu vừa đủ tráng nồi. Đun nóng dầu rồi bỏ đùi vịt vào xào. Đảo đùi vịt đều tay để vịt ngấm gia vị. Xào đến khi đùi vịt săn lại thì đổ sữa tươi không đường vào. Hạ nhỏ lửa,thêm cọng sả đập dập bỏ vào nồi, đậy kín vung để ninh đùi vịt mềm.

Đùi vịt chín mềm thì đổ khoai môn vào rồi nấu thêm khoảng 10 phút. Tiếp theo nêm gia vị cho vừa ăn rồi cho hành tây vào nồi, hành tây vừa chín tới thì tắt bếp.

Bước 5: Thành phẩm

Sau khi tắt bếp múc vịt ra tô, trang trí thêm hành ngò, rau thơm cho đẹp mắt. Rắc thêm ít hạt tiêu cho thơm.

Như vậy các bước để làm món đùi vịt sốt cà ri đã xong. Thật đơn giản đúng không nào!

Đùi vịt sốt cà ri tại Vịt 29 - Món ăn ngon bổ rẻ

Bát đùi vịt sốt nóng ăn kèm bánh mì, bún hay cơm đều ngon. Từng chiếc đùi vịt săn chắc đã được nấu mềm, ngấm gia vị vừa ăn. Vị ngon ngọt của thịt vịt hoà quyện với vị béo của khoai môn, mùi thơm của sả, tiêu và nguyên liệu khác thật kích thích. Màu sắc của món ăn có màu của hạt điều đẹp mắt.

Nếu bạn muốn thưởng thức món ăn này mà không có thời gian hoặc không rành nấu nướng thì sao nhỉ? Hãy đến với Vịt 29 bạn sẽ được phục vụ nhanh chóng, tận tình.

Đùi vịt sốt cà ri tại Vịt 29 là món ăn vừa ngon, bổ, rẻ mà lại vô cùng bắt miệng. Đây là món ăn phù hợp với tất cả mọi người, trẻ nhỏ hay người già ăn đều rất tốt. Đừng bỏ qua địa chỉ này khi muốn thưởng thức các món về vịt tại Hà Nội nhé!


 

Cách làm bún măng vịt đậm đà siêu ngon

Bún măng vịt là món ăn rất quen thuộc với hầu hết gia đình người Việt. Nếu bạn đã ngán khi ăn các món bún như bún thịt, bún chả...hãy chuyển qua bún vịt nấu với măng thử nhé. Đảm bảo cả nhà sẽ thích mê cho mà xem. Cùng Vịt 29 tìm hiểu công thức trong bài viết dưới đây.

Chuẩn bị nguyên liệu làm bún măng vịt

Nguyên liệu để làm món bún ăn kèm nước xáo măng vịt cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, gia vị như sau:

  • Thịt vịt: 1 con khoảng gần 2 kg
  • Tiết vịt: 500g
  • Măng tươi: 500g
  • Gừng tươi: 1 củ
  • Chanh: 2 quả
  • Ớt sừng: 3 quả
  • Bún: 1 kg
  • Rượu trắng
  • Hành củ, tỏi
  • Gia vị cần thiết: Muối,bột ngọt, tiêu, ớt bột,...
  • Hành lá, rau thơm

Các bước làm bún măng vịt ngon như đầu bếp

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Vịt: Sau khi mua vịt về, làm lông rửa sạch vịt thôi chưa đủ, bạn cần phải khử sạch mùi hôi của vịt. Khử bằng các cách sau: Dùng ít gừng củ đập dập nhỏ hoặc rượu trắng, nước chanh, muối sống... rồi chà xát đều lên mình vịt, chà đều từ trong ra ngoài. Sau đó rửa sạch lại với nước, để ráo.

Nguyên liệu, gia vị: Gừng gọt vỏ, rửa sạch để nguyên 1 phần, đem thái sợi nhỏ 1 phần. Tỏi và hành băm nhỏ, ớt sừng bỏ cuống. Măng tươi đem thái sợi dài rồi luộc chừng nửa tiếng với 1 thìa muối, sau đó rửa sạch, để ráo. Tất cả nguyên liệu để riêng. Luộc chín tiết vịt rồi thái miếng vừa ăn. Các loại rau thơm, hành ngò, rau sống rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Luộc vịt

Cho vịt vào nồi đổ nước vừa lút vịt để luộc vịt. Luộc vịt kèm với 1 thìa muối, gừng thái sợi, hành tím, 1 ít hành tươi (phần gốc) cắt khúc thì món bún măng vịt sẽ thơm hơn. Trong lúc luộc có bọt nổi lên thì vớt bỏ đi. Khi vịt vừa chín hạ lửa xuống để vịt mềm thịt mà không bị nhừ.

Sau khi luộc xong vớt vịt ra ngâm vào nước lạnh để màu thịt đẹp, không bị thâm. Vớt vịt ra để ráo rồi chặt từng miếng vừa ăn là được.

Bước 3: Làm nước xáo 

Phi thơm 2 thìa dầu ăn với hành tỏi đã băm nhỏ, thêm vào 1 thìa ớt bột. Tiếp tục cho măng vào xào rồi nêm thêm gia vị (hạt nêm, đường, bột ngọt, nước mắm) vừa miệng. Khi xào măng chín, ngấm gia vị rồi thì cho vào nồi nước luộc vịt.

Khi măng gần sôi thì cho tiết vịt và phần gốc hành tươi đã cắt khúc còn lại vào. Nêm nếm lại 1 lần nữa gia vị cho vừa ăn là được.

Bước 4: Làm nước mắm ăn kèm 

Ăn thịt vịt thì không thể thiếu nước mắm gừng được. Bạn làm thêm chén nước mắm gừng cùng với tỏi băm, ớt sừng, nêm đường, bột ngọt,vài giọt chanh tươi nữa là ngon hết sảy.

Bước 5: Thành phẩm

Cho ít bún vào tô, tiếp tục bỏ thịt vịt lên trên bún rồi chan nước dùng vào. Trang trí thêm hành lá và rau mùi thái nhỏ, rắc thêm tiêu vào có thể ăn liền. Bún măng vịt nóng hổi ăn kèm nước mắm gừng đậm đà, rau sống thật hấp dẫn.

Thưởng thức các món vịt ngon ngất ngây tại Vịt 29

Bún măng vịt là món ăn ngon lại cực kỳ dễ làm. Món bún vịt nấu măng ngon phải đảm bảo các tiêu chí: Nước xáo bún măng ngọt thanh, đậm đà. Thịt vịt thơm thơm, mềm vừa, ngon ngọt, không bị thâm. Mùi thịt vịt hoà quyện với mùi gia vị hài hoà, kích thích khứu giác.

Để thưởng thức món bún vịt nấu măng trọn vị hơn hãy đến với Vịt 29 - quán ăn chuyên vịt nhé khách. Không phải mất công chuẩn bị mà có ngay tô bún nóng hổi để thưởng thức liền. Vị béo ngọt thịt vịt kết hợp măng giòn sần sật cùng những sợi bún mềm dai dù ăn nhiều cũng không hề ngán. 

Ngoài bún măng vịt thì Vịt 29 còn có rất nhiều món ngon về vịt khác như: Vịt quay Bắc Kinh, vịt quay sốt tiêu đen, vịt kho dừa, vịt rô ti...Kính mời quý khách đến và thưởng thức!

Vịt cháy tỏi thơm và hấp dẫn không thể bỏ qua

Cơn sốt vịt cháy tỏi đang không ngừng trong thời gian vừa qua. Đặc biệt là tiết trời thu đông sẽ lạnh. Để thoả mãn cơn thèm và đói, món vịt hoặc ngân luôn là sự lựa chọn lý tưởng. Bữa cơm gia đình cũng trở nên ấm cúng và có thêm món ăn ngon. Hãy cùng vit29.com vào bếp thực hiện ngay món ăn ngon tuyệt này nhé!

Vịt cháy tỏi đưa cơm ngày thu se lạnh

Vịt là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon mà ai cũng yêu thích. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ thịt vịt khiến ai cũng phải xuýt xoa: vịt xào sả ớt, vịt kho gừng, vịt om bia, vịt quay xào cải chua,....

Riêng với món vịt cháy tỏi, mùi ngậy của bơ, mùi thơm của tỏi hòa quyện cùng gia vị và thịt. Tất cả giúp món ăn trở nên hấp dẫn và khó cưỡng. 

Món này cách làm cũng khá đơn giản, dễ chế biến mà không cầu kỳ. Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho mâm cơm gia đình. Đặc biệt là vào những ngày thu đông sẽ lạnh. Vịt cháy tỏi sẽ là món ăn lý tưởng nhất. Bạn có thể làm theo công thức chi tiết mà vit29 chia sẻ dưới đây nhé!

Cách làm món vịt cháy tỏi chi tiết

Chuẩn bị nguyên liệu nấu vịt cháy tỏi

Cùng chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ để thực hiện món ăn ngon cho gia đình nhé:

  • Thịt vịt: ½ con
  •  Củ hành tây, củ riềng: mỗi loại ½ củ.
  • Tỏi, hành tím, ớt.
  • Giá vị: dầu mè, rượu trắng, xì dầu ( nước tương), đường, bột nêm, bơ, mè rang.

Hướng dẫn cách làm

Các nguyên liệu đã chuẩn bị xong hết, bạn chuẩn bị bắt tay vào làm vịt cháy tỏi nhé. Cùng thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Làm sạch vịt và chuẩn bị gia vị

  • Thịt vịt cắt bớt những phần có mỡ.
  • Dùng muối và rượu trắng rửa thật sạch để hết mùi hôi.
  • Rửa thêm lần nữa với rượu.
  • Gừng, tỏi, riềng, hành tím làm sạch. Bạn thái và băm thật nhỏ.

Bước 2: Luộc thịt vịt

  • Bắc nồi nước lên bếp, cho ít muối và gừng. Sau đó cho vịt vào luộc chín tới.
  • Vớt thịt vịt ra ngoài để ráo và chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
  • Bên ngoài của thịt bạn xóa ít bột nêm.

Bước 3: Trộn gia vị

  • Cho gừng, tỏi, hành tím và riềng đã băm nhỏ vào một chiếc bát.
  • Cho vào 3 muỗng đường, 1.5 muỗng xì dầu, 1 chút dầu mè và 2 muỗng cà phê rượu trắng rồi trộn đều lên.
  • Bạn phí thơm một ít tỏi với dầu để riêng ra.

Bước 4

  • Bắc nồi lên bếp, cho ít bơ vào đảo cho tan ra.
  • Tiếp theo bạn cho thịt vịt vào đảo. Để lửa vừa phải chừng 7 phút để bơ thấm đều vào vịt và săn lại.

Bước 5

  • Khi thịt đã săn và ngậy mùi bơ, bạn tiếp tục cho gia vị đã trộn ở bước 4 vào.
  • Để gia vị thấm đều vào miếng thịt vịt. Bạn xào 10 đến 15 phút nữa với lửa vừa.

Bước 6

  • Nhìn thấy thịt vịt chín vàng đều, đẹp mắt. Bạn hãy cho phần tỏi phi thơm sẵn vào đảo đều và tắt bếp nhé!
  • Vậy là đã hoàn thành món vịt cháy tỏi thơm ngon. Bày ra đĩa và thưởng thức thôi nào.

Món vịt cháy tỏi theo công thức này có lạ với bạn không? Hãy thử làm một lần xem nhé. Chắc chắn sẽ siêu ngon và đưa cơm ngày thu se lạnh.

Trên đây vit29.com đã chia sẻ đến bạn công thức chi tiết của món vịt cháy tỏi. Tại vit29 chuyên cung cấp mâm cỗ chuyên món vịt đa dạng công thức. Bạn có thể liên hệ nếu thời gian bận rộn không thể vào bếp. Hãy theo dõi thêm tại vit29.com để cập nhật nhiều công thức về các món ăn từ vịt hàng ngày nhé!

Mâm cơm cúng giỗ gồm những món gì?

Mâm cơm cúng giỗ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền. Tùy thuộc vào mỗi vùng, mâm cơm cúng giỗ sẽ khác nhau bởi mỗi vùng mang nét văn hóa, lễ nghi khác nhau. Vậy mâm cơm cúng giỗ gồm những món gì? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc các món ăn truyền thống của từng vùng trong ngày giỗ.

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc

Trong 3 miền đất nước Việt thì người dân miền Bắc thường cầu kỳ và xem trọng từng chi tiết. Chính vì thế mâm cơm cúng giỗ luôn đảm bảo sự tươm tất nhất, đủ đầy và có rất nhiều món ăn.

Những món ăn trong mâm cúng của miền Bắc thường được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ các món mặn, món thịt, món rau, canh,...

Mâm cúng giỗ tại gia

  • Cơm trắng, Xôi gấc (ăn kèm với giò, chả)

  • Xôi vò, chè đường

  • Thịt quay, Bê thui

  • Giò lụa hay giò bò

  • Thịt kho tàu

  • Chân giò (giò heo) hầm măng khô, mộc nhĩ

  • Gà luộc 

  • Tôm thịt xào nấm đông cô, đậu ve, cà rốt, su hào

  • Miến xào lòng gà.

Mâm cơm cúng giỗ miền Trung

Miền Trung nổi tiếng thật thà, chân chất cùng với sự ảnh hưởng của cung đình, do đó mâm cúng giỗ có phần cầu kỳ. Các món trong mâm cơm cúng giỗ được chia theo 4 nhóm canh, xào, món luộc và món chiên/ nướng. 

Vậy ở miền Trung mâm cơm cúng giỗ gồm những món gì? Bao gồm các món thường thấy như sau:

Đối với món canh

  • Canh khổ qua nhồi thịt.

  • Canh củ hầm thịt bò.

  • Canh măng xương.

  • Canh bún giò hay lòng gà.

Đối với món luộc

  • Thịt heo luộc

  • Thịt gà luộc

  • Thịt vịt luộc.

Đối với món xào

  • Đậu cove xào

  • Su su xào

  • Khoai tây chiên

  • Xào thập cẩm

Đối với món chiên, nướng

  • Tôm chiên

  • Cá chiên

  • Thịt heo chiên

  • Chả giò chiên.

Mâm cơm cúng giỗ miền Nam

Người miền Nam lại có lối sống cởi mở và giản dị hơn nhiều so với các miền khác. Mâm cơm cúng giỗ miền Nam thường có phần đơn giản hơn, vẫn là các món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Mâm cúng bao gồm các món sau:

  • Món kho thường là thịt kho, cá lóc kho với nước dừa.

  • Món luộc là thịt ba chỉ luộc, xắt mỏng.

  • Món hầm là thịt heo hầm, thường là giò heo hầm măng tre Mạnh Tông.

  • Món xào bao gồm các món như thịt xào chua, thịt xào mặn với rau cải hoặc tôm xào.

Mâm cỗ giỗ ấm cúng

Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ

Mỗi vùng miền có một phong tục tập quán khác nhau, song với truyền thống người Việt, khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ, cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món ăn để làm cơm cúng giỗ.

  • Trên mâm cơm cúng, không đặt các món gỏi, sống hay có mùi tanh.

  • Không nên có các món từ cá mè, cá sông.

  • Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa mới. Nên có bộ bát đũa riêng cho việc cúng bái thì càng tốt. Tránh dùng chung với chén đĩa thừa ngày sử dụng.

  • Không nên sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để làm mâm cúng giỗ.

Mâm cơm cúng giỗ gồm những món gì? Trên đây là 3 mâm cơm cúng giỗ đặc trưng ở 3 miền đất nước khác nhau trên dải đất hình chữ S. Mỗi một vùng miền sẽ có những nét văn hoá ẩm thực riêng biệt, đặc trưng cho vùng miền khác nhau. Song cho dù mâm cỗ có cầu kỳ sang trọng hay giản đơn bình dị thì những mâm cỗ này đều thể hiện lòng biết ơn, tình cảm của con cháu trong gia đình với bậc tổ tiên đã khuất - là nét văn hoá đặc sắc của người Việt bao đời nay.