11/16/2012

Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi


Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi

Một loại vắc-xin mới có thể giúp ngừa một cách an toàn viêm gan siêu vi E (VGSV E), vốn là loại siêu vi thường gặp ở các nước đang phát triển. Trong một cuộc nghiên cứu trên 2.000 người lớn khỏe mạnh ở Nepal, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng vắc-xin này có tác dụng ngừa lây nhiễm vi-rút gây bệnh VGSV E đến 96%.

Bác sĩ Bruce Innis, tác giả dẫn đầu cuộc nghiên cứu và là phó tổng giám đốc phụ trách nghiên cứu và phát triển lâm sàng của công ty GlaxoSmithKline, đơn vi sản xuất vắc-xin, nói: “Đây là chủng vắc-xin ngừa viêm gan mới mà hiệu quả của nó đã được chứng minh từ năm 1982 và được dung nạp rất tốt. Tôi có thể nói rằng vắc-xin này là một món hời”.

Kết quả của cuộc nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine số ra ngày 1 tháng 3. Cuộc nghiên cứu này được tài trợ bởi công ty GlaxoSmithKline, Bộ tư lệnh về Nghiên cứu Y học và Nguyên vật liệu của Quận đội Mỹ, và Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh nhiễm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì viêm gan siêu vi E là một loại bệnh nhiễm thường lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị nhiễm phân. Đây thường là một loại bệnh tự khỏi và hầu hết người nhiễm bệnh tự hồi phục mà không để lại biến chứng về lâu dài. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối của thai kỳ rất dễ bị nhiễm viêm gan siêu vi  E và có tử suất cao đến 20%.

Vi-rút gây viêm gan siêu vi E tương đối ít phổ biến tại Hoa Kỳ nhưng lại thường gặp ở những vùng khác trên thế giới. Theo thông tin nền của cuộc nghiên cứu thì ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đã bị nhiễm vi-rút gây viêm gan siêu vi E. Ở một vài quốc gia như Ấn độ chẳng hạn thì tỉ lệ này có thể lên đến 60%.

Theo WHO thì sau khi nhiễm vi-rút các triệu chứng của viêm gan siêu vi E phát triển từ 3 đến 8 tuần với thời gian ủ bệnh trung bình là 40 ngày. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh của Mỹ (CDC) thì những người có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều nhất là những người trong độ tuổi 15-40, phụ nữ mang thai và những người đi du lịch đến những nước thường có viêm gan siêu vi E. Các triệu chứng bao gồm vàng da, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sậm màu, buồn nôn và nôn.

Để kiểm tra hiệu lực của văc-xin tổng hợp mới được phát triển này, người ta lựa chọn 2.000 người lớn khoẻ mạnh ở Nepal, trong đó có 99,6% là nam để tiêm vắc-xin hoặc giả dược. Tất cả những người tình nguyện tham gia vào cuộc nghiên cứu đều trong quân ngũ Nepal.

Vắc-xin được tiêm 3 liều, liều thứ hai cách liều thứ nhất môt tháng và liều thứ ba được tiêm vào tháng thứ 6. Thời gian theo dõi trung bình là 804 ngày.

Vào cuối cuộc nghiên cứu, dữ liệu theo dõi đầy đủ của 1.794 người tình nguyện đã hoàn tất, gồm 898 người được tiêm ngừa bằng vắc-xin và 896 người được tiêm giả dược.

Trong suốt thời gian nghiên cứu, có 69 người phát bệnh viêm gan siêu vi E, 66 người trong số đó thuộc nhóm được tiêm giả dược. Theo kết quả của cuộc nghiên cứu này thì hiệu lực của vắc-xin là 95,5%. Bác sĩ Innis nói rằng các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên trước tỉ lệ nhiễm VGSV E cao. Ông nói: "Chúng tôi biết rằng có nhiều người ở đây bị viêm gan siêu vi E, nhưng tỉ lệ người mắc bệnh ở nhóm giả dược cao gấp hai lần con số chúng tôi dự đoán. Bằng cách tiêm ngừa VGSV E, chúng ta đã tạo một tác động quan trọng lên sự an sinh của những người được chủng ngừa. Chúng tôi thật sự tin rằng đây là một sản phẩm có thể làm giảm bớt sự chịu đựng của con người.”

Ông Tusar Desai, bác sĩ chuyên khoa gan thuộc Bệnh viện William Beaumont ở Royal Oak, bang Michigan nói rằng kết quả của cuộc nghiên cứu này thật “thú vị”. Ông cho biết ông không quan tâm đến việc là cuộc nghiên cứu chỉ được tiến hành hầu như chỉ trên nam giới, vì cả nam và nữ đều có khuynh hướng phản ứng tương tự đối với các loại vắc-xin.

Điều mà ông Desai quan tâm là các nhà nghiên cứu tiến hành cuộc nghiên cứu này trên những người lính, vốn thường là những người gầy ốm. Ông nói rằng có sự khác biệt trong quá trình tạo miễn dịch giữa người ốm và người quá cân. Ở những người quá cân, các loại vắc-xin không có hiệu lực tốt tương tự như vậy.

Bác sĩ Desai cho biết: Tuy nhiên khi loại vắc-xin này có mặt trên thị trường, ông sẽ giới thiệu nó cho mọi người ở Hoa Kỳ có kế hoạch di du lịch đến những vùng đang có bệnh viêm gan siêu vi E.

Hiện vẫn chưa biết khi nào loại vắc-xin này có mặt trên thị trường.

Bác sĩ Innis nói rằng công ty GlaxoSmithKline hiện đang tìm các đối tác hợp danh công hoặc tư để “chia sẻ rủi ro với chúng tôi trong việc tiếp tục phát triển loại vắc-xin này”.

Xem thêm: benh gan B| bệnh gan nhiễm mỡ| dieu tri viem gan C| dieu tri gan nhiem mo| chua benh ve gan| viem gan B| benh viem gan A

No comments:

Post a Comment