Tìm lại cảm giác thèm ăn sau khi chữa bệnh chán ăn
Nhiều người cứ nghĩ đơn giản, kiêng ăn thì khó chứ để tăng cân thì dễ ợt. Nhầm to, bởi cho đến giờ, bệnh chán ăn do tâm lý này chưa có phương pháp thuốc nào trị nổi ngoài liệu pháp tinh thần.
Trên thế giới, 20% số ca điều trị thất bại, 5% người được điều trị sau đó có biểu hiện cuồng ăn và phát phì, 6% tử vong do suy dinh dưỡng hoặc tự tử. Ở Việt Nam , theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, 40% trường hợp điều trị sử dụng tâm lý liệu pháp, nhưng phải có sự can thiệp của bác sĩ.
Chuyên môn và sự phân tích rạch ròi của bác sĩ làm bệnh nhân "tỉnh ngộ". Thoát khỏi ám ảnh về một thân hình "cò hương" là mốt. Thực đơn tăng dần protein và calo sẽ được kê cho họ, còn thuốc chỉ được sử dụng khi bệnh nhân có triệu chứng tâm thần rõ rệt hoặc đang hồi phục cân nặng.
Trong trường hợp liệu pháp tâm lý "mưa dầm thấm lâu" cũng chẳng tác dụng gì thì những bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng, mất nước hoặc tình trạng tinh thần quá xấu buộc phải nhập viện, được nuôi qua ống thông liên tục vào dạ dày để tránh nguy cơ tử vong.
Chỉ khi nào bệnh nhân tăng cân, xuất hiện kinh nguyệt, trở lại cuộc sống vợ chồng và cuộc sống xã hội bình thường thì mới có thể tạm coi là hết bệnh.
Vấn đề là các bác sĩ cũng sẽ chẳng giúp được gì cho những người chán ăn với lý do bữa ăn trong gia đình là một cực hình đối với họ. Vai trò của những người thân đặc biệt quan trọng với bệnh nhân rối loạn ăn uống tâm lý.
Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên giám đốc Trung tâm dinh dưỡng trẻ em TP.HCM khuyên: "Bản thân những người trong gia đình nên tạo không khí thoải mái cho người chán ăn, giúp họ xây dựng được lòng tin lòng tin để kích thích một quá trình ăn uống trở lại". Và để ngăn ngừa căn bệnh có vẻ rất "ngớ ngẩn" này, các bậc cha mẹ nên chú ý ngay từ khi con mình tập ăn dặm.
Việc tìm mọi cách ép trẻ ăn, gây tâm lý áp lực khiến trẻ sợ hãi sẽ châm ngòi cho chứng chán ăn tinh thần của trẻ sau này. Hãy để không chỉ trẻ em mà cả mọi thành viên trong gia đình xem bữa ăn là một trong những thú vui của họ.
Xem thêm: Hoàng đản| công nghệ tế bào gốc| sử dụng tế bào gốc| công dụng tế bào gốc| cấy ghép tế bào gốc
No comments:
Post a Comment