11/26/2012

Chứng bệnh chán ăn có nguy hiểm?


Chứng bệnh chán ăn có nguy hiểm?

Chứng chán ăn không chỉ làm người bệnh suy kiệt về thể chất, nó còn làm tinh thần họ khủng hoảng.
Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về căn bệnh này để từ đó phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Phát hiện chứng chán ăn  . Cô bạn gái của bạn có vẻ gầy đi trông thấy. Cô ấy trông có vẻ mảnh mai, dễ vỡ như tuyết sắp phơi mình dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, lúc nào cô ấy cũng nói với bạn rằng cô ấy khoẻ mạnh.
Vậy có phải cô ấy mắc chứng chán ăn?
Có rất nhiều dấu hiệu cho phép chúng ta nhận biết chứng chán ăn ở ai đó và cả ở bản thân mình. Những dấu hiệu này cũng cho phép chúng ta phân biệt được giữa chứng chán ăn và việc thực hiện chế độ ăn kiêng:
- Nếu một người đang thực hiện chế độ ăn kiêng họ sẽ không ngại ngần nói với bạn về chế độ ăn kiêng của họ và vì sao họ phải ăn kiêng (do bệnh tật, giảm cân…). Và đặc biệt là hầu hết những người ăn kiêng không hề thích thực hiện nó. Ngược lại, nếu đó là người mắc chứng chán ăn, họ đương nhiên cho rằng chế độ ăn của mình là bình thường trong khi vẻ ngoài của họ thay đổi rõ rệt. Và đặc biệt họ rất ngại tiếp xúc với người ngoài.
- Những người mắc chứng chán ăn thường hay ủ ê, buồn chán và luôn luôn chán ăn uống ngay cả những món ăn trước đó họ yêu thích. Họ không còn cảm hứng để làm việc, học tập và dần dần, cuộc sống của họ trở nên khép kín. Họ tránh những bữa ăn hàng ngày, thậm chí cả những bữa tiệc, bữa ăn bạn bè… Họ gầy đi trông thấy và dần dần nỗi buồn thay thế cho niềm vui.
- Họ thích vẻ ngoài gầy đi của mình. Hơn nữa, do não sản xuất ra hooc-mon endorphin (hooc-mon mang lại cho chúng ta cảm giác thoải mái) nên họ luôn có cảm giác khoẻ mạnh hơn người khác. Họ vẫn có thể hăng say chơi thể thao mà không ăn cần ăn uống nhưng họ lại luôn hài lòng vì điều đó.

Chứng bệnh chán ăn có nguy hiểm?


Khi nào chứng chán ăn trở nên nguy hiểm?
Câu trả lời là ngay khi phát hiện căn bệnh này, nó đã rất nguy hiểm.   Bạn có biết trên thế giới 10% số người mắc chứng chán ăn chết vì căn bệnh này. Ngay khi bạn hoặc người thân, bạn bè, những người xung quanh bạn có triệu chứng mắc bệnh chán ăn, cần phải ngay lập tức có biện pháp điều trị.   Lý do là ngay khi chúng ta nhận thấy một người mắc chứng chán ăn, điều đó có nghĩa là họ đã gặp phải những vấn đề về tâm lý từ trước đó rất lâu. Đừng đợi đến khi người mắc chứng chán ăn trở nên gầy gò hoặc thành bộ xương di động mới cảnh báo họ. Hãy làm điều đó ngay khi bạn nhận thấy những triệu chứng đầu tiên.   Thực tế cho thấy hậu quả của căn bệnh này đối với sức khoẻ bệnh nhân là rất nghiêm trọng. 10% người mắc chứng chán ăn tử vong vì căn bệnh này và 30% sẽ mắc căn bệnh này mãn tính. Điều đó có nghĩa là những người này sẽ phải sống suốt đời trong tình trạng thiếu cân, gầy yếu…
Phụ nữ mắc chứng chán ăn mãn tính có nguy cơ không thể có con, xương yếu, rụng tóc… Căn bệnh này cũng để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ tinh thần. Nó sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn: kiệt sức gây ra trầm uất và trầm uất càng làm cho cơ thể kiệt sức. Rất nhiều người đã không thể ra khỏi vòng luẩn này khi họ phải chịu đựng nó quá lâu.   Nên nói chuyện với người mắc chứng chán ăn thế nào?   Nếu bạn quen ai đó mắc chứng chán ăn, hãy nói với họ về những lo lắng của bạn trước tình trạng của họ: “Chuyện gì đang xảy ra với bạn? Tôi thấy bạn không được khoẻ, vì sao vậy? Bạn đang giảm cân nhanh chóng, vì sao bạn bỏ bữa?...”. Thậm chí bạn cần nói với họ rằng nếu họ tiếp tục kéo dài tình trạng này họ sẽ chết vì đói.   Nếu có thể, bạn hãy lấy gương những người đã mắc căn bệnh này để họ thấy được hậu quả nghiêm trọng của nó. Từ đó họ sẽ có khái niệm về ngoại hình, về chứng bệnh mà họ mắc phải. Điều này giúp cho người mắc chứng chán ăn, đang sống khép kín, phải nhìn nhận lại mình và cố gắng khắc phục.   Đã có những bệnh nhân của căn bệnh chán ăn nói rằng: “Bố mẹ và bạn bè chẳng nói gì với tôi về ngoại hình của tôi. Tôi vẫn tin rằng mình hoàn toàn khoẻ mạnh và chỉ gầy đi đôi chút”. Điều này thật tồi tệ, vì bệnh tình của họ đã trở nên trầm trọng. Đừng để thêm những trường hợp như vậy xảy ra, hãy nói với những người mắc căn bệnh này ngay khi bạn nhận thấy những triệu chứng chán ăn ở họ. Hãy nói rằng bạn lo lắng cho họ. Không nên chỉ trích hay làm họ hoảng sợ. Hãy tiếp thêm cho họ niềm tin để vượt qua căn bệnh này bằng cách động viên họ và đảm bảo với họ mọi việc sẽ ổn nếu họ cố gắng vượt qua.      
Làm gì khi người mắc chứng chán ăn yêu cầu bạn bí mật?
Không có cách lựa chọn nào khác là bạn phải từ chối điều đó vì sự im lặng của bạn có thể làm cho bạn của bạn chết vì căn bệnh này. Hãy nói với bạn của bạn rằng: “Nếu tôi không nói điều đó với mọi người có nghĩa là tôi đã đặt bạn vào tình trạng nguy hiểm. Tôi không thể làm điều đó vì tôi không muốn nhìn thấy bạn chết dần chết mòn. Bạn có thể làm những gì bạn muốn nhưng còn tôi, tôi không muốn trở thành người chứng kiến kết cục đó mà không làm gì cả”.   Sau đó, ngay lập tức, bạn hãy trực tiếp nói chuyện với bố mẹ của họ hoặc gọi điện. Hãy báo động họ. Nếu bạn của bạn đang gây ra những phiền muộn cho gia đình (anh ấy/cô ấy đang nghiện rượu…), hãy nói với họ: “Được, tôi không nói với bố mẹ bạn nhưng tôi sẽ đưa bạn đến bác sỹ. Tôi không thể chờ đến khi bạn trở thành bộ xương mới cảnh báo bạn”.
Tại sao thanh thiếu niên dễ mắc bệnh chán ăn?
Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, cùng với những thay đổi tâm sinh lý là những thay đổi nhanh chóng của cơ thể. Trước đó, các em rất vô tư. Các em ăn khi đói, ngủ khi thấy buồn ngủ. Nhưng khi những thay đổi tâm lý và thể chất diễn ra, các em đôi khi cảm thấy cơ thể rất lạ lẫm. Đặc biệt là các em gái, những thay đổi về vòng 1 và vòng 3… Bên cạnh đó là quan niệm phụ nữ cần phải có thân hình mảnh mai luôn gây sức ép với các cô gái trẻ.   Trên thực tế, thói quen dinh dưỡng không hoàn toàn quyết định cân nặng mà còn có nhiều lý do khác như: thói quen sinh hoạt, thức ăn, tâm lý… Tuy nhiên đối với tuổi thiếu niên, do thiếu kiến thức nên chỉ dùng hình thức hạn chế ăn uống, tập thể thao thật nhiều để giảm cân. Khi chế độ này kéo dài, các em rơi vào tình trạng chán ăn.   Để giúp những người thân, đặc biệt là các em thiếu niên mắc chứng chán ăn, gia đình là nhân tố quan trọng nhất giúp họ vượt qua căn bệnh này.

Xem thêm: viêm gan siêu vi C | bệnh viêm gan| viêm gan siêu vi trùng| benh sieu vi gan B| gan nhiem mo| hoàng đản| chua benh ung thu 

No comments:

Post a Comment