Thuốc trị benh sieu vi gan B
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1/3 dân số thế giới đã từng bị nhiễm HBV với khoảng 400 triệu người mang HBV mạn tính (HBsAg dương tính). Hằng năm trên thế giới có khoảng hơn một triệu người tử vong do biến chứng của VGB mạn tính, xơ gan, ung thư gan và bệnh gan giai đoạn cuối. Mục đích điều trị VGB mạn tính là làm sạch virut, cải thiện quá trình viêm và hoại tử ở gan. Tuy nhiên, để điều trị benh sieu vi gan B mạn tính có kết quả và thành công là một vấn đề hết sức nan giải.
Với mục tiêu trên, cho đến tháng 12/2006 đã có 4 loại thuốc điều trị HBV đã được Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) công nhận là: interferon, lamivudin, adeforvir và entercavir.
- Interferon: Interferon có hai loại a và b trong đó interferon a là thuốc sử dụng khá rộng rãi trong điều trị VGB và viêm gan mạn tính hơn một thập kỷ nay. Cơ chế tác dụng kháng virut của interferon a đã được biết khá rõ. Tuy nhiên, tác dụng kháng virut này là không đặc hiệu và hiệu quả tác dụng cũng còn hạn chế. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng interferon a liều 3-5 triệu UI trong thời gian 4-6 tháng chỉ khoảng 30-40% chuyển đảo huyết thanh và khoảng 10% mất HBV-DNA. Tuy nhiên, sau ngừng thuốc một thời gian gần 5% bệnh nhân tái phát, xuất hiện HBV- DNA trở lại, mặt khác interferona nhiều tác dụng phụ, cần điều kiện bảo quản khá nghiêm ngặt (nhiệt độ từ 2 - 8oC), nên khi vận chuyển đi xa gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, người ta đã sản xuất và sử dụng peg interferona - 2a để điều trị benh sieu vi gan B, tuy nhiên giá thành đắt và có nhiều phản ứng phụ.
- Lamivudin: Là loại thuốc tương đồng nucleoside được sử dụng điều trị benh sieu vi gan B mạn tính từ 10 năm nay. Lamivudin cũng tương tự như các chất nucleoside gây ức chế quá trình tổng hợp DNA của virut. Sử dụng lamivudin liều 100mg hằng ngày sau 12 tháng thấy tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh là 16 - 18% (so với nhóm giả dược chỉ có 4 - 6% chuyển đảo huyết thanh).
Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng hiện tượng kháng thuốc xảy ra tỷ lệ thuận với thời gian dùng thuốc. Sau 4 năm sử dụng tỷ lệ kháng thuốc lên tới 70% và hơn nữa, khả năng tái phát sau khi dùng thuốc là khá cao. Thuốc ít độc, dùng kéo dài gây tốn kém.
- Adeforvir: Cũng là thuốc thuộc nhóm tương đương nucleoside được sử dụng nhiều nước trên thế giới và được nhập vào Việt Nam từ tháng 11/2004. Thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của virut. Người ta nhận thấy tỷ lệ kháng thuốc của adeforvir ngày càng cao và có những cơn bùng phát viêm gan cấp và nặng trên bệnh nhân ngừng thuốc.
- Entercavir (tên thương mại của Baraclude) là một đồng đẳng nucleoside, một chất guanosine có hoạt tính chọn lọc kháng lại HBV. Tên hóa học của entecavir là 2 - amino – 1,9- dihydro - 9[(1S,3R,4S) – 4hydroxy – 3 –(hydroxymethyl) – 2 menthylenecyclopentyl] 6 H – purin – 6 – one, monohydrate. Công thức phân tử là C12H15N5O3-H2O trọng lượng phân tử 295,3 .
Entecavir được sử dụng trong điều trị benh gan sieu vi B từ đầu năm 2005, tỷ lệ kháng thuốc chưa thấy công bố sau 2 năm điều trị. Song, cũng có một số ít trường hợp kháng thuốc được phát hiện ở những ca đã kháng lamivudin.. Đây là loại thuốc điều trị benh gan sieu vi B mạn tính bằng cách giảm số lượng virut, giảm nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Thuốc chống virut với cơ chế tác dụng ức chế chọn lọc cả giai đoạn tổng hợp trong quá trình nhân bản (khởi đầu, sao chép ngược và tổng hợp ADN) của HBV trong gan. Baraclude được chỉ định điều trị cho người lớn có bằng chứng virut đang sao chép hoặc bị tăng dai dẳng các aminotranserase huyết thanh (ALT hoặc AST), hay bệnh đang hoạt động về phương diện mô học. Thời gian điều trị tùy theo đáp ứng, thường là từ 24-48 tuần.
Gần đây, FDA chấp thuận đưa vào dược phẩm mới chống virut có tên gọi telbivudin, thuốc có ít tác dụng phụ, sau 2 năm thử nghiệm đã tỏ ra có hiệu quả. Thuốc một mặt chữa trị tốt hơn, mặt khác lại có tác dụng tốt với các trường hợp đã kháng với các thuốc trước đó. Ngoài ra, ưu điểm của telbivudin là có thể kết hợp với các dược phẩm cũ đã được sử dụng để điều trị diệt virut viêm gan B tốt hơn. Thuốc hiện mới được bán ở Mỹ, trong tương lai gần sẽ được bán rộng rãi ở các thị trường dược trên thế giới.
Việc phát hiện qua các triệu chứng như mệt mỏi, ngứa, sốt nhẹ, đau tức vùng gan, nước tiểu sẫm màu... và qua xét nghiệm chứng minh cần được chữa trị kịp thời tránh chuyển sang mạn tính. Các thuốc trên đây thực chất không thể chữa trị được dứt điểm bệnh gan đã mắc mà chỉ có vai trò ngăn chặn và hoặc tái tạo một phần, giảm thiểu sự phá hoại của virut cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà thôi. Tốt nhất và trước tiên phải biết giữ gìn cho gan khỏe mạnh.
Xem thêm: viem gan B| benh gan sieu vi B| chua benh viem gan C| bệnh viêm gan| gan nhiem mo| chua benh gan nhiem mo| bệnh gan| bệnh viêm gan
No comments:
Post a Comment