11/19/2013

Nguyên nhân và cách hình thành nhân mụn

Nhiều bạn trẻ thắc mắc không hiểu mụn do đâu mà có, nhân mụn tại sao lại nổi lên và khiến da nhức nhối. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.
Ai cũng biết mụn xuất hiện là do tuyến bã nhờn nằm dưới da bị rối loạn chức năng tiết bã. Có nhiều nguyên nhân khiến tuyến bã nhờn bị rối loạn như: môi trường, thời tiết, thực phẩm, thiếu kẽm..
Trong đó, nguyên nhân thiếu kẽm là quan trọng nhưng ít được quan tâm. Ngoài ra, nhiều người giữ da mặt sạch, ăn thực phẩm có chọn lọc mà vẫn bị mụn.
Bạn phải hiểu đúng nguyên nhân để giải quyết tận gốc, tình trạng mụn mới có khả năng khỏi và không tái phát. Hãy cùng khám phá con đường hình thành của mụn
một số tác nhân gây mụn
Sự hình thành của mụn
Mỗi sợi lông được chứa trong một ống gọi là nang lông. Các ống nang này có nhiệm vụ dẫn những chất dịch và bã nhờn thoát ra khỏi bề mặt da. Bởi vậy, các ống này phải luôn thông thoáng để thực hiện nhiệm vụ.
Thế nhưng, nếu tuyến bã nhờn rơi vào tình trạng “rối”, nó sẽ tiết ra bã nhờn nhiều hơn bình thường. Khi đó, nang lông chứa một lượng bã nhờn “khổng lồ” gây tắc nghẽn.
Trường hợp này giống như tình trạng kẹt xe, không đủ đường đi, xe bị dồn lại một chỗ. Bã nhờn ứ lại không đào thải được là cơ hội thuận lợi để “rước” vi khuẩn vào nang lông. Điều này sẽ tạo ra ổ viêm, gây cho bạn cảm giác sưng, đau tấy đỏ… Ổ viêm này nhanh chóng tạo ra nhân mụn, nếu ai nóng ruột dùng tay nặn, nguy cơ để lại sẹo rất cao.
Dùng kẽm điều trị mụn
bổ sung chất kẽm cho cơ thể
Thiếu kẽm, hormone testosterone, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tuyến bã nhờn, sẽ chuyển hoá thành dihydrotestosterone. Sự chuyển đổi đột ngột này khiến tuyến bã nhờn tiết nhiều bã nhờn hơn. Như đã nói ở trên, khi bã nhờn tiết ra quá nhiều, chúng không thể giải phóng hết khỏi bề mặt da nên bị ứ lại, gây viêm và hình thành nhân mụn. Do đó, nếu kẽm được bổ sung đầy đủ, nó sẽ trở thành vị “anh hùng” cho những người bị mụn.
Kẽm làm ức chế quá trình chuyển testosterone thành dihydrotestosterone, giúp tuyến bã nhờn hoạt động điều độ. Nhờ đó, nang lông luôn được thông thoáng và sạch sẽ. Lúc này, không vi khuẩn nào có cơ hội tấn công vào da để hình thành mụn.
Bình thường, mỗi người chỉ cần khoảng 10-15mg kẽm mỗi ngày. Đối với người bị mụn, lượng kẽm cần bổ sung lên đến 30-120mg. Ăn uống thường khó có thể đáp ứng nhu cầu cao về kẽm như vậy.
Nhìn chung, kẽm an toàn cho da hơn kháng sinh vì nó không gây tác dụng phụ như khô da, sần… Bởi thế, bổ sung đủ kẽm cho cơ thể chính là cách trị mụn tận góc và không bị tái phát.

No comments:

Post a Comment