Theo số liệu thống kê tính đến tháng 7.2012 của WHO, mỗi năm có khoảng 3-4 triệu người bị nhiễm viêm gan siêu vi C. Có khoảng 150 triệu người bị nhiễm mạn tính, có nguy cơ chuyển sang xơ gan hoặc ung thư gan. Hơn 350.000 người chết mỗi năm vì bệnh gan liên quan đến viêm gan siêu vi C (HCV).
Tại Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế về tình trạng viêm gan siêu vi C cũng đang báo động khi tính đến nay đã có 2 triệu người mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó tỷ lệ tử vong chiếm gần 4%. Nguy hiểm hơn khi có 85% trường hợp nhiễm HCV sẽ diễn tiến thành viêm gan siêu vi C mạn tính trong khoảng 10 đến 20 năm.
Ở khoa gan của Trung tâm Y khoa Medic TP.HCM, năm ngoái tiếp nhận khoảng 400 bệnh nhân mỗi ngày, trong đó có khoảng 120 bệnh nhân bị nhiễm HCV. Năm nay mỗi ngày trung tâm tiếp nhận 450 bệnh nhân, thì đã có khoảng 135 bệnh nhân nhiễm HCV, tăng 12% so với năm ngoái.
Vì không có triệu chứng rõ ràng nên hầu hết người mắc bệnh viêm gan không biết họ mang bệnh nhưng bệnh vẫn âm thầm lây truyền sang người khác, có thể phát bệnh và gây tử vong bất cứ lúc nào.
Cùng tìm hiểu và phòng ngừa viêm gan siêu vi C cùng các bác sĩ chuyên khoa:
- GS Phạm Hoàng Phiệt - Chủ tịch Hội Gan Mật TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Gan Mật VN, Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Gan Mật châu Á - Thái Bình Dương.
- ThS-BS Phạm Thị Thu Thủy - Trưởng khoa Gan Trung tâm Y khoa Medic TP.HCM.
Đừng để chính mình hay những người thân của mình trở thành nạn nhân của HCV “Kẻ giết người thầm lặng”, ngay từ bây giờ hãy gửi những câu hỏi thắc mắc theo hướng dẫn bên cạnh để được tư vấn về dấu hiệu nhận biết, nguy cơ, hậu quả, phòng ngừa cũng như chẩn đoán, điều trị bệnh Viêm gan siêu vi C...
tư vấn trực tuyến |
GS Phạm Hoàng Phiệt |
Ths-BS Phạm Thị Thu Thủy |
Bệnh viêm gan siêu vi C là gì?
Bệnh viêm gan siêu vi C là gì? - Nguyễn Hậu (Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM)
GS Phạm Hoàng Phiệt - Chủ tịch Hội Gan Mật TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Gan Mật VN, Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Gan Mật châu Á - Thái Bình Dương: Viêm gan C là tình trạng viêm và hoại tử tế bào gan do tác nhân là vi rút viêm gan C, hiện nay người ta đã biết 10 loại vi rút viêm gan và người ta đặt tên chúng theo các chữ cái A, B, C...
Nhưng với sức khỏe cộng đồng 2 loại vi rút nguy nhất hiểm nhất là C và B.
Bệnh viêm gan siêu vi B & C có gì liên quan nhau không? Có thể bị nhiễm đồng thời 2 loại? Có thể chữa khỏi hẳn 2 loại này khi bị nhiễm? Bị mãn tính có thể chữa khỏi không? Ở đâu có thể xét nghiệm bệnh gan siêu vi? - Trường Giang(105/56 Hoàng Bật Đạt, P.15, Tân Bình, TP.HCM)
GS Phạm Hoàng Phiệt: Bệnh viêm gan B và C do 2 loại vi rút hoàn toàn khác nhau, công thức chữa cũng khác nhau.
Viêm gan C có thể chữa khỏi hoàn toàn còn viêm gan B thì có thể khống chế và làm giảm thiểu những biến chứng như ung thư gan, xơ gan.
Tôi bị gan C đã được 3 năm, lúc xét nghiệm ban đầu là type 3 sau khi điều trị 3 năm xét nghiệm lại thì thấy lên type 6, vậy hỏi bác sĩ như vậy có sao không? - nguyen van duc(366/35 go dau f tan qui)
ThS-BS Phạm Thị Thu Thủy: Trước hết bạn nên hiểu rằng HCV có nhiều Genotype 1, 2, 3, 4, 5, 6 không phải típ 1 lâu ngày lên típ 2, 3 như bạn hiểu.
Trong trường hợp của bạn, bạn có thể có 2 tình huống:
- Xét nghiệm làm sai.
- Nếu ban đầu bạn Genotype 3 bạn điều trị khỏi. Sau thời gian bạn bị nhiễm bệnh do nguồn bệnh khác lây có Genotype 6.
Thưa bác sĩ Thủy, số lượng bệnh nhân tăng hay giảm trong những năm gần đây? - Độc Lập(TP.HCM)
ThS-BS Phạm Thị Thu Thủy: Trong những năm gần đây có thể nhờ vào những thông tin truyền thông, truyền hình, báo chí, các chương trình giáo dục sức khỏe, người dân hiểu biết nhiều về bệnh viêm gan vi rút C, tầm quan trọng của bệnh, vấn đề lây lan. Cho nên người dân đi đến các cơ sở y tế tầm soát và điều trị bệnh ngày càng tăng.
Bệnh khởi phát và tiến triển như thế nào?
Diễn tiến tự nhiên của bệnh viêm gan siêu vi C? Hậu quả lâu dài của nhiễm HCV? - Ngọc Diệp (Nơ Trang Long, Bình Thạnh, TP.HCM)
GS Phạm Hoàng Phiệt: Diễn biến của viêm gan siêu vi C có thể nói như sau: 100 người bị thì có 20 (20%) người bị nhiễm có thể tự lành (cơ thể loại trừ được vi rút), còn 80 (80%) người thì trở thành mãn tính.
Người bị mãn tính có những nguy cơ nghiêm trọng như: xơ gan, ung thư gan, suy gan. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm khoảng 25 người.
Khoa học hiện nay chưa cho phép chẩn đoán chắc chắn những người nào sẽ bị biến chứng nặng trong tương lai, vì vậy tất cả mọi người bị mãn tính cần phải theo dõi định kỳ để xem biến chuyển bệnh ra sao và có biện pháp điều trị kịp thời.
HCV có thể sống ngoài cơ thể bao lâu mà vẫn còn khả năng truyền bệnh? Làm cách nào để tẩy sạch HCV? - Trần Thanh Thảo(TP.HCM)
GS Phạm Hoàng Phiệt: Tôi chưa thấy có một nghiên cứu nào nói về khả năng sống và còn lây bệnh được khi vi rút viêm gan C để ra ngoài điều kiện tự nhiên. Vi rút viêm gan B có thể sống được khoảng 7 ngày, còn vi rút viêm gan C còn khoảng 1 ngày.
Người ta có thể dùng các thuốc khử trùng như cồn, cloramin.
Tôi có bị benh sieu vi gan b cách đây hơn chục năm nay rồi, nhưng không có điều kiện mà đi kiểm tra. Vậy cho tôi hỏi hiện tượng phát triển của căn bệnh này như thế nào? Vì thời gian này tôi thấy người giảm sút đi rất nhiều. Xin cám ơn! - bùi văn lực (ngọc mỹ-tân lạc-hòa bình)
GS Phạm Hoàng Phiệt: Nếu đã bị viêm gan B thì vẫn phải theo dõi định kỳ vì có khi nó ổn định trong nhiều năm nhưng sau đó lại tái phát. Vì vậy, bạn nên đi khám để biết chắc tình trạng hiện nay.
LÂY NHIỄM?
Phụ nữ nhiễm HCV có nên có thai và cho con bú? Nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào thì nên xét nghiệm cho trẻ xem có bị lây truyền viêm gan C từ mẹ sang? - Mai Anh(44/16 Trương Minh Ký, Gò Vấp)
ThS-BS Phạm Thị Thu Thủy - Trưởng khoa Gan Trung tâm Y khoa Medic TP.HCM: Phụ nữ nhiễm HCV vẫn có thai và cho con bú bình thường vì nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con không cao, khoảng 7% trở lại và cũng chưa có bằng chứng nhiễm HCV qua sữa mẹ.
Em bé sinh ra từ mẹ nhiễm HCV vẫn được nuôi dưỡng và phát triển bình thường. Có thể kiểm tra tình trạng nhiễm HCV của bé sau khi bé qua 1 tuổi.
Có hay không khả năng nhiễm HCV qua truyền máu trong khi hiện nay đã có xét nghiệm tầm soát HCV người cho máu? - Minh Khang(85/11 Hoàng Hoa Thám)
ThS-BS Phạm Thị Thu Thủy: Vi rút HCV chủ yếu lây truyền qua đường máu. Hiện nay, với kỹ thuật xét nghiệm hiện đại nhưng người cho máu đều được tầm soát HCV. Tuy nhiên vẫn có khả năng lây nhiễm qua truyền máu bởi vì sau khi nhiễm HCV phải có thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 tuần đến 6 tháng mới xuất hiện Anti HCV trong huyết thanh.
Do đó, nếu người nhiễm HCV ở giai đoạn sớm chưa xuất hiện Anti HCV trong huyết thanh mà cho máu vẫn có thể lây nhiễm cho người nhận máu.
Ðường lây nhiễm của siêu vi viêm gan C (HCV) và cách phòng ngừa lây nhiễm HCV? - Minh Khang (85/11 Hoàng Hoa Thám)
ThS-BS Phạm Thị Thu Thủy: Vi rút HCV chủ yếu lây qua 3 đường: đường máu, đường tình dục và đường mẹ mang thai lây con. Trong đó đường máu là đường lây chủ yếu và quan trọng nhất. Hiện nay chưa có vaccine ngừa HCV. Chúng ta chủ yếu ngừa bằng cách hạn chế những đường lây:
- Tầm soát những đối tượng có nguy cơ nhiễm: Những người đã từng nhận máu, nhận cơ quan, tiền căn phẫu thuật, tiêm chích ma túy, có vợ hoặc chồng nhiễm HCV, sinh ra từ mẹ có nhiễm HCV...
- Không dùng chung dao cạo râu, đồ cắt móng tay...
- Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Khi có vết thương chảy máu nên rửa kỹ và băng bó kỹ lưỡng.
Tôi xét nghiệm HCV kết quả dương tính nhưng do định lượng thì không có viêm gan siêu vi trùng. Liên tục khoảng bốn năm cứ 06 tháng đo định lượng thì không có vi trùng. Xin hỏi như vậy tôi có nhiễm bệnh không và có khả năng lây nhiễm cho người khác không? - NGUYEN HOANG PHUOC()
ThS-BS Phạm Thị Thu Thủy: Nếu bạn xét nghiệm Anti HCV dương tính nhưng định lượng vi rút thì âm tính thì bạn không có chỉ định điều trị. Tuy nhiên vẫn theo dõi định kỳ là đúng. Bạn vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác.
Vào năm 2007, tôi đã điều trị HCV type 2b. Suốt 1 năm điều trị thì có kết quả âm tính 4 lần (mỗi lẫn thử máu là 3 tháng). Sau 1 năm chua benh viem gan c thì tôi đã hết bệnh (không cần phải điều trị nữa. Tôi đã dùng thuốc chích cách 1 ngày (khoảng 185 liều). Thuốc có tên là Eferon do Pakistan sản xuất. Có những bệnh nhân điều trị thuốc loại này sau 1 năm thì bị lủng gan.
No comments:
Post a Comment