10/26/2012

Biểu hiện của bệnh gan


Biểu hiện của bệnh gan
 Khi mà  gan có bệnh, bên cạnh các triệu chứng thường thấy như đau vùng hạ sườn phải, người bệnh còn hay gặp những biểu hiện bệnh lý về da trên cơ thể như vàng da, ngứa, sẩn ngứa, ban đỏ, u cục trên da...

Vàng da: Vàng da đơn độc hoặc đi kèm vàng mắt hay gặp trong nhiều bệnh lý của gan như viêm gan do virut, nhiễm độc gan do rượu, thuốc, hóa chất, xơ gan, ung thư gan... Chính các triệu chứng này đã khiến cho bệnh nhân đi khám bệnh và được phát hiện bệnh.

Ngứa: Ngứa là một triệu chứng thường gặp và có khi là một dấu hiệu của rối loạn bên trong cơ thể. Bệnh lý của gan cũng có thể gây ngứa ở nhiều trường hợp. Mức độ ngứa và thời gian kéo dài của ngứa hoàn toàn phụ thuộc vào thể loại và mức độ bệnh lý của gan.

Cơ chế gây ngứa của bệnh gan còn chưa được biết rõ. Ngứa có thể khu trú chỉ ở một vùng da hoặc lan tỏa toàn thân. Ngứa có thể thỉnh thoảng mới xuất hiện nhưng cũng có thể kéo dài liên tục nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Ngứa nhiều làm bệnh nhân mất ngủ, nếu mất ngủ kéo dài thì có thể gây trầm cảm ở một số trường hợp. Bệnh nhân có cảm giác ngứa trên da nhưng nếu không gãi thì một lúc sau ngứa cũng mất đi. Nếu gãi thì hay để lại các vết xước và đôi khi viêm da hoặc nhiễm khuẩn ở các vết xước này.

Sẩn ngứa: Một số trường hợp khi bị các bệnh lý ở gan lại xuất hiện các sẩn nổi cao hơn mặt da, nền da phía dưới sẩn thường có màu đỏ, nếu bệnh nhân gãi nhiều thì các sẩn có thể hóa mủ. Bản chất là các sẩn huyết thanh, kích thước từ 0,3-1cm. Các sẩn này thường rải rác trên bề mặt da toàn thân. Nếu sẩn ngứa xuất hiện ở bệnh nhân có cơ địa dễ dị ứng thì hay có phản ứng chàm hóa: bệnh nhân gãi nhiều sẽ tạo nên các đám mụn nước trên nền da đỏ, phù nề nhẹ.

Các bệnh lý gan gây ngứa hoặc sẩn ngứa đôi khi xét nghiệm cũng thấy có tăng bilirubin, cholesterol huyết thanh. Một số bệnh nhân khi dùng thuốc chống lao kéo dài cũng có thể gây xuất hiện sẩn ngứa mà không phải do dị ứng thuốc. Những trường hợp khi uống thuốc chống lao thấy có xuất hiện sẩn ngứa thì nên xét nghiệm vì cũng có thể men gan tăng cao trên mức bình thường.

Bệnh sarcoidosis liên quan đến bệnh lý ở gan: Sarcoidosis hay còn gọi là bệnh u hạt lympho lành tính. Trên da là các sẩn, các cục sâu dưới da, có thể rải rác hoặc tập trung thành mảng, sờ vào thấy chắc. Nền da màu đỏ, có thể có dãn mạch kèm theo. Có thể ngứa hoặc không ngứa. Tổn thương da thường có vài đám hoặc rất nhiều đám khu trú ở da mặt và rải rác ở thân mình. Các sẩn, các cục này tồn tại một thời gian rồi màu đỏ nhạt dần và có thể vỡ ra, loét, tiết dịch đôi khi có mủ.

Một số trường hợp lại bị đỏ da toàn thân trông giống như vảy cá hoặc vảy nến. Sinh thiết da thấy các u hạt không đặc hiệu, giống như trong hồng ban nút. Sarcoidosis có thể chỉ có biểu hiện ngoài da và cũng có thể có tổn thương ở các cơ quan khác. Khi có tổn thương ở cả các cơ quan khác thì gọi là sarcoidosis hệ thống. Đồng thời với tổn thương ngoài da, bệnh nhân còn có các biểu hiện ở các phủ tạng như: gan, thận, phổi, hệ thống hạch lympho, mắt... Trong sarcoidosis hệ thống thì gan có biểu hiện lâm sàng ở 20% nhưng sinh thiết gan thấy có tổn thương ở 60% các trường hợp. Thường là gan to, có thể xơ gan, sinh thiết thấy các u hạt hoặc các u lao điển hình, có tăng alkaline phosphatase huyết thanh và tăng cholesterol máu.

Biểu hiện ngoài da do viem gan  B: Người ta ước tính có khoảng 10-20% bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B ở giai đoạn ủ bệnh (hay còn gọi là giai đoạn huyết thanh) có thể có biểu hiện ngoài da trước khi có biểu hiện bệnh lý về gan. Tự nhiên bệnh nhân thấy mệt mỏi và xuất hiện các ban đỏ dạng sởi, hoặc nổi mày đay toàn thân. Đôi khi có thể xuất hiện các sẩn màu đỏ, nổi cao hơn bề mặt da rải rác toàn thân. Có thể ngứa hoặc không ngứa. Kèm theo bệnh nhân có thể sốt nhẹ, đau một hoặc nhiều khớp... Các triệu chứng này tồn tại vài ngày hoặc vài tuần sau đó xuất hiện các triệu chứng vàng da, vàng mắt và các dấu hiệu của viêm gan.

Đặc biệt có bệnh gianoti: bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện của hồng ban nút: các sẩn, nút hoặc cục dưới da vùng mặt duỗi cẳng tay, cẳng chân, sờ vào đau, nhức... kèm theo viêm da đầu ngón tay, ngón chân. Một số người lành mang virut viêm gan B mạn tính không có biểu hiện về gan nhưng thỉnh thoảng lại có những đợt bị nổi các sẩn, ban đỏ rải rác toàn thân. Trong giai đoạn đầu, ở các bệnh nhân này có các phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu lắng đọng tại da hoặc tại khớp, gây viêm da, viêm khớp. Với các tổn thương da như đã mô tả ở trên, ta nên xét nghiệm HBsAg và chức năng gan để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Biểu hiện ngoài da do viêm gan virus A: Một số tác giả theo dõi thấy ở một số trường hợp viêm gan virus A có biểu hiện viêm mô mỡ dưới da với biểu hiện lâm sàng là các cục viêm sâu dưới da. Bề mặt da phía trên bình thường. Tuy nhiên viêm mô mỡ dưới chỉ gặp ở một số trường hợp bệnh nhân viêm gan virus A.

Chữa bệnh gan:

Cần phải điều trị chính là các bệnh lý của gan. Ngoài ra phối hợp điều trị ngứa, sẩn ngứa, ban đỏ, sẩn, nút, cục trên da.

Chăm sóc da tại chỗ: bệnh nhân không nên gãi, xát chanh, xát muối hoặc tắm bằng xà phòng. Nên tắm bằng nước sạch hằng ngày, không kỳ cọ, chà mạnh, không tắm bằng nước nóng quá vì sẽ làm khô da và tăng ngứa sau tắm. Có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid như: flucinar, gentrisone, diprosone, fobancort... ngày một lần trong 1-3 tuần, đồng thời uống các thuốc hỗ trợ thêm như actiso.

Nên uống một trong các thuốc kháng histamin như: phenergan uống tối hoặc loratadin 10mg/ngày trong 10-20 ngày. Nếu có nhiễm khuẩn thì cần uống kháng sinh (amoxicilin hoặc erythromycin). Một đợt dùng kháng sinh từ 5-7 ngày.

Xem thêm: giai doc gan| thuoc giai doc gan| chua benh gan nhiem mo| dieu tri gan nhiem mo| benh gan sieu vi b

No comments:

Post a Comment