10/27/2012
Đường lây truyền viêm gan siêu vi
Đường lây truyền:
- Viêm gan siêu vi A và E lây qua nguồn nước bẩn, ô nhiễm phân, rác và lối ăn uống không hợp vệ sinh.
- Viêm gan siêu vi B, C và D lây truyền qua đường máu: truyền máu, lọc thận không đảm bảo vô khuẩn, dùng chung dụng cụ tiêm chích có dính máu, dịch tiết của người bệnh; quan hệ tình dục không an toàn, mẹ truyền sang con khi mang thai.
Biểu hiện của bệnh viêm gan siêu vi khác nhau tùy từng loại virus gây nên:
- Nhiễm siêu vi A: Người bệnh có biểu hiện viêm gan cấp như: sốt, mệt mỏi, vàng da nhưng thường nhẹ, thường hồi phục hoàn toàn. Viêm gan A không gây viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan.
- Nhiễm siêu vi E: Biểu hiện giống với viêm gan siêu vi A nhưng mức độ viêm gan có thể nặng hơn, nhất là ở phụ nữ mang thai. Viêm gan E không gây viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan.
- Nhiễm siêu vi B: Chỉ một số nhỏ người có biểu hiện viêm gan cấp giống như viêm gan A và E còn đa số không có biểu hiện rõ rệt và vẫn khỏe mạnh, thường phát hiện bệnh là do tình cờ xét nghiệm máu, khám sức khỏe, hiến máu...Nhưng 90% người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn và chỉ có 10% kéo dài thành viêm gan mạn tính, có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan sau này.
- Nhiễm siêu vi C: Diễn biến bệnh giống như viem gan B nhưng nguy cơ viêm gan mạn tính và xơ gan cao hơn.
- Đối với siêu vi D: Chỉ gây bệnh cho người đã nhiễm siêu vi B và bệnh thường nặng, biến chứng xơ gan cao hơn.
Do có nhiều loại viêm gan khác nhau và biểu hiện đa dạng nên chỉ có xét nghiệm máu mới xác định bệnh chắc chắn.
Xử trí:
Người bệnh cần bình tĩnh bởi đa số trường hợp viêm gan siêu vi đều có thể bình phục nếu tuân theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Nói chung, nếu bạn đang bị viêm gan, biện pháp chủ yếu để bệnh nhanh tiến triển tốt là nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn thức ăn dễ tiêu, tăng cường ăn hoa quả và trái cây nhằm nâng cao sức đề kháng, thầy thuốc sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc hỗ trợ làm giảm thiểu triệu chứng và bảo vệ gan.
Nếu nhiễm siêu vi B, C và D không có triệu chứng thì không cần thiết điều trị, vẫn ăn uống sinh hoạt và lao động điều độ. Chú ý giữ gìn sức khỏe hơn tránh nhiễm thêm bệnh khác, tránh dùng ma túy, thuốc lá, rượu bia làm tổn hại sức khỏe. Người bệnh cần phòng tránh lây lan cho mọi người.
Dự phòng:
- Phòng tránh nhiễm siêu vi A và E bằng cách: vệ sinh ăn uống. Ăn thức ăn sạch, uống nước đung sôi để nguội, rửa tay trước khi ăn.
- Phòng tránh nhiễm siêu vi B, C và D bằng cách: truyền máu an toàn, tuân thủ vô trùng các dụng cụ y tế có can thiệp vào cơ thể, dùng riêng vật dụng có thể dính máu: kim tiêm, dao cạo...có lối sống lành mạnh, chung thủy, sử dụng bao cao su đúng cách. Phụ nữ mang thai nên đi khám để phát hiện sớm viêm gan siêu vi nhằm có biện pháp phòng bệnh thích hợp cho thai nhi.
- Tiêm vắc xin: Hiện nay chỉ có vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi B (D) và gần đây là viêm gan siêu vi A.
Benh gan sieu vi B:
- Bệnh biểu hiện dưới nhiều hình thức. Với một người khỏe mạnh việc mang virus kéo dài trên 6 tháng vẫn không có biểu hiện gì về lâm sàng cũng như về xét nghiệm, đây chính là nguồn lây lan cho cộng đồng. Với những người bị viêm gan siêu vi B cấp tinh, bệnh diễn biến qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn ủ bệnh: Không có triệu chứng rõ rệt, kéo dài từ 30-180 ngày, trung bình khoảng 70 ngày.
+ Giai đoạn khởi phát: Kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng mệt mỏi, nôn ói, chán ăn, đau lâm râm vùng hạ sườn phải, sốt, đau khớp.
+ Giai đoạn toàn phát: Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, kéo dài 2-8 tuần.
+ Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng giảm dần.
- Viêm gan B thể cấp tính, 90% bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Với bệnh nhân càng nhỏ tuổi, tỷ lệ chuyển sang dạng mạn tính càng cao.
- Benh sieu vi gan B mạn có 2 dạng: thể tồn tại và thể tấn công. Ở thể tồn tại, bệnh nhân không có triệu chứng gì rõ rệt, xét nghiệm máu có men gan tăng vừa. Ở thể tấn công bệnh nhân hay mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau khớp, men gan tăng cao. Biến chứng của viêm gan siêu vi B mạn tính cần lưu ý là xơ gan và ung thư gan.
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có văc xin ngừa. Do đó nên tiêm phòng vắc xin ngừa viêm gan B cho những người chưa nhiễm virus theo phác đồ. Với bệnh nhân viêm gan B cấp tính cần nghỉ ngơi hoàn toàn, có chế độ dinh dưỡng thích hợp, tăng đạm, hạn chế mỡ, theo dõi phát hiện biến chứng kịp thời. Những bệnh nhân viêm gan B mạn có thể được chỉ định điều trị với Interferons nhằm mục đích giảm lây nhiễm, ngăn chặn sự gia tăng virus, cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa sự tiến triển đến những biến chứng không hồi phục: xơ gan và ung thư gan. Việc điều trị phải theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa.
Xem thêm: Giai doc gan| gan nhiem mo| thuoc giai doc gan| chua benh gan nhiem mo| chua benh viem gan c| bệnh gan
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment