11/28/2018

Quên không tiêm phòng uốn ván khi mang thai có sao không?

 

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai là điều quan trọng bắt buộc để bảo vệ mẹ và bé. Vậy với trường hợp Quên không tiêm phòng uốn ván khi mang thai có sao không? Tại sao phải tiêm phòng uốn ván khi mang thai?

quên không tiêm phòng uốn ván khi mang thai
Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tủ vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Mặc dù bệnh không lây từ người sang người nhưng trẻ lại rất dễ bị nhiễm bệnh khi chơi đùa nếu vết trầy xát hoặc vết thương tiếp xúc với khuẩn uốn ván.
Ngoài ra cũng có những trường hợp uốn ván sau phẫu thuật nạo thai trong điều kiện không vệ sinh. Cũng có trường hợp khi tổ chức cơ thể bị hoại tử và các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn sẽ tạo nên môi trường yếm khí cho các nha bào uốn ván phát triển. Trong thời gian mang thai bà bầu cần tiêm vắc xin uốn ván để phòng bệnh cho cả mẹ và con

Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh là do nha bài uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván.
Uốn ván là một bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao từ 20% đến 40% ở trẻ và lên đến trên 95% đối với trẻ sơ sinh. Chính vì vậy trong thời gian mang thai bà bầu cần tiêm vắc xin uốn ván để phòng bệnh cho cả mẹ và con. Vậy quên không tiêm phòng uốn ván khi mang thai có sao không?
Quên không tiêm phòng uốn ván khi mang thai có sao không?

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai là việc làm cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên cũng có một sốt ít trường hợp mẹ bầu quên không tiêm phòng uốn ván khi mang thai hoặc không tiêm phòng uống ván khi mang thai liệu có sao không?
Theo các chuyên gia, khi hệ thần kinh bị tấn công, các cơ quan của người nhiễm bệnh sẽ đơ cứng. Cùng lúc đó, trên các phần cơ bị cứng này có thể sẽ xuất hiện những co giật. Tùy theo mức độ mà người bệnh có thể sẽ: tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập. Với trẻ sơ sinh còn non yếu, tình trạng uốn ván rất dễ khiến trẻ tử vong. Chính vì vậy mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván đầy đủ để bảo vệ cho cả mẹ và bé.
Với những trường hợp quên không tiêm phòng uốn ván khi mang thai tốt nhất mẹ bầu nên đến cơ sở y tế uy tín để nhờ bác sĩ tư vấn dựa trên tình trạng cụ thế để có những giải pháp kịp thời phòng ngừa bệnh uốn ván.
Tiêm phòng uốn ván vào tháng nào thì tốt?
Chích ngừa uốn ván khi mang thai cho bà bầu thực tế là tiêm trước phơi nhiễm. Bởi mẹ có thể lây nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc sinh, còn trẻ sơ sinh có thể lây nhiễm uốn ván khi cắt dây rốn. Chính vì vậy nếu chưa tiêm phòng uốn ván thì thai phụ phải tiêm 2 mũi trước khi sinh ít nhất 15 ngày.
Thời gian thích hợp nhất để tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên là vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 và tiêm mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Trường hợp thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc đã tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Nếu mẹ bầu mang thai lần 2 thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi VAT3, vì lần mang thai trước khi đã tiêm 2 mũi (VAT 1 và VAT 2). Mũi VAT 3 này nên được tiêm vào khoảng tuần 16 – 20 thai kỳ.
Quy trình và lịch tiêm phòng uốn ván cụ thể khi mang thai như sau:
● Nếu thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Trường hợp thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
● Nếu trong trường hợp thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
● Nếu thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
● Trường hợp thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
● Với những thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván, thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.
Lưu ý chích ngừa uốn ván khi mang thai
Chích ngừa uốn ván khi mang thai là điều quan trọng bắt buộc trong thai kỳ. Dưới đây là một số lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu để không lo lắng quên không tiêm phòng uốn ván khi mang thai có sao không?
● Cần tiêm phòng uốn ván trước mang thai 3 tháng.
● Tránh tiêm phòng uốn ván 3 tháng đầu thai kỳ bởi thai kỳ chưa ổn định có thể gây sảy thai.

● Việc tiêm phòng uốn ván nên được thực hiện tại các cơ sở y tế như trạm y tế phường, trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện sản khoa để có được sự chăm sóc và kiểm tra tốt nhất.
● Sau khi tiêm, mẹ bầu có thể xảy ra các phản ứng phụ do vắc xin gây ra như sốt 38 - 39 độ, chỗ tiêm nổi hạch hoặc xuất hiện quầng đỏ và sưng đau... nếu gặp những phản ứng ngoài dự đoán cần đến ngay bác sĩ để được xử lý.
Chích ngừa uốn ván khi mang thai là điều cần thiết các mẹ nên nhanh chóng thực hiện tiêm phòng để bảo vệ cho cả mẹ và bé. Để không bị quên không tiêm phòng uốn ván khi mang thai mẹ bầu có thể đến đăng ký tiêm phòng tại Trung tâm tiêm chủng - Bệnh viện đa khoa An Việt. Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900 2838 để được tư vấn miễn phí.

No comments:

Post a Comment