11/08/2018

Các mốc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh

 

Các mốc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh nhất định mẹ không được bỏ sót

Các mốc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
Tiêm phòng đúng lịch đủ liều là điều cô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh giúp trẻ được bảo vệ cả đời khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy đâu là các mốc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh mẹ không được bỏ sót?
Trẻ dưới 5 tuổi sức đề kháng rất yếu, hơn nữa môi trường phức tạp tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh phát triển đe dọa lớn đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy tiêm phòng vắc xin đầy đủ chính là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là các mốc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh mẹ không thể bỏ sót để đảm bảo nền tảng sức khỏe giúp con phát triển toàn diện trong tương lai.
Tiêm phòng cho trẻ ngay sau khi vừa chào đời
* Trong 24 giờ đầu sau khi sinh trẻ cần được tiêm Vắc xin Engerix B/ Euvax B/ Hepavax phòng bệnh Viêm gan B.
* Vắc xin BCG phòng bệnh lao.
Trẻ 2 tháng tuổi
* Vắc xin kết hợp phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenza týp B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ) dạng 6 trong 1 Infanrix hexa hoặc dạng 5 trong 1 Pentaxim (không có thành phần kháng nguyên viêm gan B). Tiêm mũi 1.
* Vắc xin Rotarix, Rotateq phòng Rota virus gây bệnh tiêu chảy.
* Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (mũi 1)

Trẻ 3 tháng tuổi
* Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1. Tiêm mũi 2. (Nếu tiêm 5 trong 1 thì phải bổ sung mũi viêm gan B).

* Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (mũi 2)
* Mũi 2 của vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus.
Trẻ 4 tháng tuổi
* Vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 3 (nếu chích vắc xin kết hợp 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan B)
* Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (mũi 3)
Trẻ 6 tháng tuổi
* Vắc xin Vaxigrip/Influvax phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng).
* Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 1)
Trẻ 8 tháng tuổi
Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 2)
Trẻ 12 tháng tuổi
* Vắc xin 3 trong 1 MMR-II phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.
* Vắc xin Varivax/Varicella phòng bệnh thủy đậu.
* Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Tiêm 2 mũi, cách nhau 1 – 2 tuần.
* Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bênh viêm gan A. Liều nhắc lại sau 6-18 tháng.
* Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (mũi 4)

Xem thêm: tiêm phòng uốn ván bà bầu bao nhiêu tiền

Trẻ từ 15 – 24 tháng tuổi
* Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 4 (nếu chích 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan B)
* Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bênh viêm gan A (mũi nhắc)
* Vắc xin Vaxigrip phòng bệnh cúm (mũi 3 – sau mũi thứ hai 1 năm)
Trẻ đủ 24 tháng tuổi
* Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A+C.
* Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi 3).
* Vắc xin TYPHIM Vi phòng bệnh thương hàn.
* Vắc xin Tả 2 lần uống (dành cho trẻ sống ở vùng nguy cơ cao, lần hai sau lần một 2 tuần)
Trẻ từ 3 tuổi trở lên
* Vắc xin 3 trong 1 MMR-II phòng bệnh sởi, quai bị, rubella (mũi nhắc).
* Vắc xin Gardasil chủng ngừa HPV, ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục (dành cho bé gái 9 tuổi trở lên). Gồm 3 mũi:
Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên. Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên. Mũi 3: 6 tháng sau liều đầu tiên.
* Vắc xin TYPHIM Vi phòng bệnh thương hàn (mũi nhắc, lúc 5 tuổi). Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần.
* Vắc xin Vaxigrip phòng bệnh cúm (Tiêm nhắc lại hàng năm)
* Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A+C (mũi nhắc).

* Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi nhắc, lúc 5 tuổi). Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến khi 15 tuổi.

Khi đưa trẻ đi tiêm chủng cha mẹ cần nhớ khám sàng lọc trước khi tiêm. Nên thông báo chính xá tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi tiêm để bác sĩ xây dựng phác đồ phù hợp.
Bất cứ trẻ nào khi đi tiêm chủng cũng cần được khám sàng lọc trước tiêm. Cha mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe trước đây của trẻ (có bị bệnh gì không, có bị dị ứng không, có đang phải uống thuốc kháng sinh không…) để bác sĩ cân nhắc chỉ định phác đồ phù hợp.
Sau khi tiêm phòng, cha mẹ vẫn cho trẻ tắm rửa, ăn uống như thường lệ, và nên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.

No comments:

Post a Comment