Quan hệ tình dục với người bị viêm gan B
Bạn có thể bị nhiễm nếu có sinh hoạt tình dục không an toàn với người bị viêm gan B. Bạn cũng có thể bị nhiễm nếu dùng chung dụng cụ tình dục nếu không rửa hoặc không dùng bao cao su. Virus có trong dịch tiết của người nhiễm và xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước nhỏ và phát triển trong trực tràng và âm đạo của bạn khi quan hệ tình dục.
Lây truyền qua sử dụng chung kim tiêm
Virut viêm gan B dễ dàng lây truyền qua bơm kim tiêm có dính máu bị nhiễm. Điều này giải thích tại sao dùng chung kim tiêm khi chích ma tuý khiến bạn có nguy cơ cao nhiễm HBV. Nguy cơ của bạn cũng tăng nếu bạn thường xuyên tiêm chích hoặc có hành vi tình dục không an toàn. Mặc dù tránh tiêm chích là cách phòng ngừa đáng tin cậy nhất, song có thể bạn không chọn cách này.
Lây truyền tình cờ qua các vết đâm, chọc.
Viêm gan B là một vấn đề đáng lo ngại đối với nhân viên y tế và những người có tiếp xúc với máu người. Nếu bạn ở trong trường hợp này, bạn nên tiêm vaccin viêm gan B ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc khi xử lý kim tiêm và các dụng cụ sắc nhọn khác.
Lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con qua đường sinh nở
Phụ nữ có thai nhiễm viêm gan B có thể truyền virus sang con. Nếu bạn bị viêm gan B, cho con của bạn tiêm 1 mũi globulin miễn dịch viêm gan B (H-BIG) khi sinh cùng với mũi đầu tiên trong 3 mũi vaccin viêm gan B sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm virus cho con của bạn.
Một số trường hợp lây nhiễm khác
Truyền máu
Tiếp xúc với máu hay các chất dịch của bệnh nhân trong khi da hoặc niêm mạc bị trầy sướt, bị đâm thủng như trong các trường hợp: tiêm chích xì ke, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
Qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng khi chữa răng, nội soi hoặc nạo thai… ở những cơ sở y tế không đảm bảo.
Tóm lại: Để nhiễm virut viem gan B thì máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc nước bọt nhiễm virus phải xâm nhập vào cơ thể bạn. Bạn không thể bị nhiễm qua các tiếp xúc thông thường như ôm hôn, khiêu vũ hoặc bắt tay với người bị nhiễm.
Lưu ý: Để xác định bạn có bị viêm gan B hay không chỉ cần xét nghiệm HBsAg trong máu. Nếu có kết quả dương tính tức là bạn đã bị nhiễm. Nếu sét nghiệm âm tính với HBsAg và dương tính với Anti-HBs tức là bạn đã từng bị nhưng đã khỏi và đang có miễn dịch củ virus viêm gan B. Nếu sét nghiệm âm tính với Anti Hbs và âm tính với HBsAg thì bạn nên đi tiêm phòng ngaya
No comments:
Post a Comment