1. Tỉ lệ bị viêm gan B và C ở người Việt và châu Á rất cao. Viêm gan B là 16% và viêm gan C là 10%. Có thể còn cao hơn vì nhiều người không đi thử.
2. Đàn ông Việt Nam có tỉ lệ bị ung thư gan cao gấp 13 lần người Mỹ trắng (người gốc Đại Hàn gấp 8 lần và người gốc Hoa gấp 6 lần).
3. Nguyên nhân chính gây ra ung thư gan ở người Á châu là viêm gan B. Với viêm gan B, người có bệnh có thể bị ung thư gan khi gan chưa bị chai và ngay cả khi thử máu không thấy có dấu hiệu siêu vi B đang hoạt động.
4. benh gan B cũng gây ra cái chết vì chai gan hay viêm gan cấp tính.
5. Những người bị nhiễm viêm gan B khi còn thơ ấu hay lúc lọt lòng mẹ, có tỉ lệ bị ung thư gan rất cao, đến 40% và có thể ở tuổi trẻ.
6. Hiện thời có thuốc để điều trị viêm gan B. Tuy nhiên hiệu quả chữa lành của các thuốc này còn thấp, chỉ dưới 20%. Do đó khoa học tiếp tục nghiên cứu nhiều thuốc mới đang được thí nghiệm.
7. Tiêm phòng viêm gan B nếu chưa bị mắc bệnh là cách tốt nhất để ngừa chứng hư gan vì siêu vi B và ung thư gan.
8. Các trẻ em sinh ở Mỹ trong vòng 20 năm qua đều đã được tiêm phòng viêm gan B. Ngoài ra trẻ em vào lớp 7 cũng phải được tiêm phòng siêu vi B. Tuy nhiên, còn rất nhiều trẻ em chưa được tiêm phòng.
9. Viêm gan C thường mạn tính và thường 20 – 30 năm sau mới gây ra bệnh nặng như chai gan, ung thư hay hư gan.
10. Người bị viêm gan C cũng dễ bị ung thư gan, nhưng thường thì phải bị chai gan trước khi trở thành ung thư gan.
11. Cũng có thuốc chữa bệnh viêm gan C, phải dùng cả thuốc uống và thuốc tiêm và cơ hội chữa bệnh khoảng 50%.
12. Chưa có thuốc tiêm phòng cho viêm gan C.
13. Cả viêm gan B và C đều truyền qua sự đụng chạm về máu như truyền máu, sử dụng kim tiêm, dùng dao cạo râu, bàn chải đánh răng… của người bệnh. Sự giao hợp nam nữ cũng có thể làm lây bệnh viêm gan B và C từ người này qua người khác. Truyền máu ở nước Mỹ rất an toàn trong vấn đề này vì tất cả máu đều đã được thử siêu vi viêm gan B, C và HIV.
14. Ăn cùng mâm cùng bát đũa không bị lây viêm gan B hay C, nhưng có thể làm lây viêm gan A là một loại viêm gan nhẹ và thường không gây những hậu quả tai hại về sau. Tuy nhiên, nếu bị lây bệnh này sau khi đã bị bệnh gan B hay C thì gan có thể sẽ bị yếu đi gây thêm thương tích cho gan.
15. Uống rượu khi đã bị viêm gan B hay C có thể càng làm gan yếu hơn, gia tăng cơ hội bị chai gan hơn và gia tăng cơ hội bị ung thư gan hơn. Vì vậy, nếu muốn uống rượu, chỉ nên uống vừa phải nếu gan tốt và không bị nhiễm siêu vi B hoặc C hay một bệnh gan nào khác. Nếu bị bệnh gan, nhất là bị siêu vi B hay C, tuyệt đối không nên uống rượu. Nguyên nhân gây chai gan và ung thư gan nhiều nhất cho những người không bị siêu vi gan B hay C là do uống nhiều rượu.
Những điều nên làm để phòng ngừa
16. Mọi người nên thử máu để xem có bị viêm gan B hay C không? Ngoài ra cũng nên thử xem đã miễn nhiễm benh viem gan A và B hay chưa? Xin hỏi bác sĩ để thử ngay nếu chưa thử bao giờ.
17. Nếu kết quả thử máu có Hepatitis B surface antigen HBsAg (dương tính) (positive), cần thử lại sáu tháng sau. Nếu vẫn dương tính, tức là đã bị viêm gan B.
18. Trong trường hợp viêm gan B cần theo dõi chức năng gan, lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu mỗi sáu tháng, siêu âm gan mỗi một năm để truy tầm ung thư gan. Cũng nên gặp bác sĩ chuyên môn về gan để xem có cần chữa bệnh viêm gan B hay chưa?
19. Nếu không có HBsAg (âm tính), tức là chưa mắc bệnh, thì phải xem Hepatitis B surface antibody tức HbsAb xem có đủ cao hay không? Nếu trên 10, có nghĩa là đã được miễn nhiễm. Nếu âm tính hay thấp hơn 10, cần được tiêm phòng viêm gan B.
20. Với viêm gan C, nếu có Hepatitis C antibody tức HCV Ab dương tính, có thể đã bị viêm gan C, chứ không có nghĩa là đã được miễn nhiễm đâu. Nên gặp bác sĩ chuyên khoa gan ngay để thử nghiệm xem lượng vi khuẩn có cao không, chức năng gan còn tốt không và có phải chữa trị hay không?
21. Nếu đã bị chai gan vì bất cứ lí do nào, cần được theo dõi kĩ, được truy tầm ung thư gan với lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu sáu tháng/ lần và siêu âm gan mỗi năm một lần dù cho không thấy có triệu chứng gì cả.
22. Nếu máu không có lượng kháng thể IGG hay Total Antibody của viêm gan A, thì chưa miễn nhiễm viêm gan A, nên nghĩ đến chuyện tiêm phòng, nhất là người đã bị viêm gan B hay C, để bảo vệ gan không bị hư hại thêm trong trường hợp nhiễm thêm viêm gan A. Cũng nên tiêm phòng nếu đi đến vùng có dịch.
23. Nên nhớ chưa có thuốc tiêm phòng viêm gan C. Do đó, nếu đã miễn nhiễm viêm gan siêu vi A và B vẫn có thể bị nhiễm viêm gan siêu vi C. Tránh những hành động có thể gây ra sự truyền nhiễm qua đường máu từ người này qua người khác như dùng kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu chung. Hãy dùng kim mới để tiêm, châm cứu, hay lễ giác, dùng đồng xu mới và riêng cho từng người để cạo gió.
24. Hãy sử dụng bao cao su khi giao hợp hay các biện pháp an toàn khác như tránh quan hệ tình dục với nhiều người.
25. Tránh uống rượu. Nếu đã bị viêm gan B hay C rồi thì tuyệt đối không uống rượu, bia.
2. Đàn ông Việt Nam có tỉ lệ bị ung thư gan cao gấp 13 lần người Mỹ trắng (người gốc Đại Hàn gấp 8 lần và người gốc Hoa gấp 6 lần).
3. Nguyên nhân chính gây ra ung thư gan ở người Á châu là viêm gan B. Với viêm gan B, người có bệnh có thể bị ung thư gan khi gan chưa bị chai và ngay cả khi thử máu không thấy có dấu hiệu siêu vi B đang hoạt động.
4. benh gan B cũng gây ra cái chết vì chai gan hay viêm gan cấp tính.
5. Những người bị nhiễm viêm gan B khi còn thơ ấu hay lúc lọt lòng mẹ, có tỉ lệ bị ung thư gan rất cao, đến 40% và có thể ở tuổi trẻ.
6. Hiện thời có thuốc để điều trị viêm gan B. Tuy nhiên hiệu quả chữa lành của các thuốc này còn thấp, chỉ dưới 20%. Do đó khoa học tiếp tục nghiên cứu nhiều thuốc mới đang được thí nghiệm.
7. Tiêm phòng viêm gan B nếu chưa bị mắc bệnh là cách tốt nhất để ngừa chứng hư gan vì siêu vi B và ung thư gan.
8. Các trẻ em sinh ở Mỹ trong vòng 20 năm qua đều đã được tiêm phòng viêm gan B. Ngoài ra trẻ em vào lớp 7 cũng phải được tiêm phòng siêu vi B. Tuy nhiên, còn rất nhiều trẻ em chưa được tiêm phòng.
9. Viêm gan C thường mạn tính và thường 20 – 30 năm sau mới gây ra bệnh nặng như chai gan, ung thư hay hư gan.
10. Người bị viêm gan C cũng dễ bị ung thư gan, nhưng thường thì phải bị chai gan trước khi trở thành ung thư gan.
11. Cũng có thuốc chữa bệnh viêm gan C, phải dùng cả thuốc uống và thuốc tiêm và cơ hội chữa bệnh khoảng 50%.
12. Chưa có thuốc tiêm phòng cho viêm gan C.
13. Cả viêm gan B và C đều truyền qua sự đụng chạm về máu như truyền máu, sử dụng kim tiêm, dùng dao cạo râu, bàn chải đánh răng… của người bệnh. Sự giao hợp nam nữ cũng có thể làm lây bệnh viêm gan B và C từ người này qua người khác. Truyền máu ở nước Mỹ rất an toàn trong vấn đề này vì tất cả máu đều đã được thử siêu vi viêm gan B, C và HIV.
14. Ăn cùng mâm cùng bát đũa không bị lây viêm gan B hay C, nhưng có thể làm lây viêm gan A là một loại viêm gan nhẹ và thường không gây những hậu quả tai hại về sau. Tuy nhiên, nếu bị lây bệnh này sau khi đã bị bệnh gan B hay C thì gan có thể sẽ bị yếu đi gây thêm thương tích cho gan.
15. Uống rượu khi đã bị viêm gan B hay C có thể càng làm gan yếu hơn, gia tăng cơ hội bị chai gan hơn và gia tăng cơ hội bị ung thư gan hơn. Vì vậy, nếu muốn uống rượu, chỉ nên uống vừa phải nếu gan tốt và không bị nhiễm siêu vi B hoặc C hay một bệnh gan nào khác. Nếu bị bệnh gan, nhất là bị siêu vi B hay C, tuyệt đối không nên uống rượu. Nguyên nhân gây chai gan và ung thư gan nhiều nhất cho những người không bị siêu vi gan B hay C là do uống nhiều rượu.
Những điều nên làm để phòng ngừa
16. Mọi người nên thử máu để xem có bị viêm gan B hay C không? Ngoài ra cũng nên thử xem đã miễn nhiễm benh viem gan A và B hay chưa? Xin hỏi bác sĩ để thử ngay nếu chưa thử bao giờ.
17. Nếu kết quả thử máu có Hepatitis B surface antigen HBsAg (dương tính) (positive), cần thử lại sáu tháng sau. Nếu vẫn dương tính, tức là đã bị viêm gan B.
18. Trong trường hợp viêm gan B cần theo dõi chức năng gan, lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu mỗi sáu tháng, siêu âm gan mỗi một năm để truy tầm ung thư gan. Cũng nên gặp bác sĩ chuyên môn về gan để xem có cần chữa bệnh viêm gan B hay chưa?
19. Nếu không có HBsAg (âm tính), tức là chưa mắc bệnh, thì phải xem Hepatitis B surface antibody tức HbsAb xem có đủ cao hay không? Nếu trên 10, có nghĩa là đã được miễn nhiễm. Nếu âm tính hay thấp hơn 10, cần được tiêm phòng viêm gan B.
20. Với viêm gan C, nếu có Hepatitis C antibody tức HCV Ab dương tính, có thể đã bị viêm gan C, chứ không có nghĩa là đã được miễn nhiễm đâu. Nên gặp bác sĩ chuyên khoa gan ngay để thử nghiệm xem lượng vi khuẩn có cao không, chức năng gan còn tốt không và có phải chữa trị hay không?
21. Nếu đã bị chai gan vì bất cứ lí do nào, cần được theo dõi kĩ, được truy tầm ung thư gan với lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu sáu tháng/ lần và siêu âm gan mỗi năm một lần dù cho không thấy có triệu chứng gì cả.
22. Nếu máu không có lượng kháng thể IGG hay Total Antibody của viêm gan A, thì chưa miễn nhiễm viêm gan A, nên nghĩ đến chuyện tiêm phòng, nhất là người đã bị viêm gan B hay C, để bảo vệ gan không bị hư hại thêm trong trường hợp nhiễm thêm viêm gan A. Cũng nên tiêm phòng nếu đi đến vùng có dịch.
23. Nên nhớ chưa có thuốc tiêm phòng viêm gan C. Do đó, nếu đã miễn nhiễm viêm gan siêu vi A và B vẫn có thể bị nhiễm viêm gan siêu vi C. Tránh những hành động có thể gây ra sự truyền nhiễm qua đường máu từ người này qua người khác như dùng kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu chung. Hãy dùng kim mới để tiêm, châm cứu, hay lễ giác, dùng đồng xu mới và riêng cho từng người để cạo gió.
24. Hãy sử dụng bao cao su khi giao hợp hay các biện pháp an toàn khác như tránh quan hệ tình dục với nhiều người.
25. Tránh uống rượu. Nếu đã bị viêm gan B hay C rồi thì tuyệt đối không uống rượu, bia.
No comments:
Post a Comment