5/09/2013

Thắc mắc về bệnh viêm gan siêu vi

Vừa qua, nhiều bạn đọc đã gửi thư hoặc điện thoại hỏi về viem gan sieu vi và nhị liệu pháp trị viêm gan siêu vi C. Nhận thấy đây là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm nên bài viết sau hy vọng giải đáp được một số thắc mắc của bạn đọc trong đó có thư của bạn Chí Trung - Cái Bè, Tiền Giang, bà Hùynh Thị Đào - Xuân Lộc, Đồng Nai v.v...

BENH VIEM GAN A NHẸ, VIÊN GAM B NÂNG HƠN?

- Viêm gan siêu vi A, B, C... có phải là từ A nhẹ, B nặng hơn hay là từng loại virus khác nhau? Bị nhiễm các loại virus trên có thể trị hết không? Bằng cách nào?
- Có nhiều loại viêu vi gây viêm gan như A do Picornavirus, B do Hepadnavirus, C do Flavivirus (ngày nay không còn dùng "siêu vi không A - không B" nữa)... chứ không phải A là nhẹ, B nặng hơn, C nặng hơn nữa. Khi nghi ngờ viêm gan siêu vi cần xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định do nguồn svi nào gây ra và việc điều trị sẽ do bệnh viện chuyên khoa chỉ định như tại TPHCM là Trung tâm bệnh nhiệt đới số 190 đường Hàm Tử Q5. Tại Việt Nam, thường gặp nhất là viêm gan siêu vi B dễ dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
NHỊ LIỆU PHÁP TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI C
- Báo SK&ĐS số 70 có bài nhiệu liệu pháp trị liệu viêm gan siêu vi C (Interférone - Ribavirine) của DS Trương Tất Thọ, xin hỏi có thể dùng trị cho VGSV A, B... được không? Lý do?
- Viêm gan B, C, D tuy khác nguồn virus nhưng cùng có đặc tính chung là có mặt trong máu lâu dài, lây lan ngoài đường tiêu hóa, thông thường qua đường tình dục, tiêm chích và có thể gây viêm gan mãn tính. B & D có thể từ mẹ truyền sanh thai nhi, còn C thì ít gặp. Viêm gan A, E thì thường lây lan qua thức ăn, thức uống và đường phân. Như thế về mặt nguyên tắc thì nhị liệu pháp (Interférone - Ribavirine) có thể được dùng điều trị cho viêm gan C, B, D. Việc chọn liệu pháp điều trị sẽ tùy thuộc BS chuyên khoa và tại bệnh viện.
CHẾ ĐỘ ẮN UỐNG VÀ CÁC LỜI KHUYÊN
- Bị nhiễm VGSV A, B, C... cử thức ăn gì, có lời khuyên cho người bị nhiễm virus A, B, C...
- Với viêm gan A, E cần giữ vệ sinh trong vấn đề ăn uống để tránh bội nhiễm virus qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn trong môi trường mất vệ sinh. Còn benh gan B, C, D thì đề phòng bội nhiễm virus bằng các biện pháp tự bảo vệ trong các quan hệ tình dục trong thời gian có kinh hoặc có vết trầy xướt ở bộ phận sinh dục. Khi bị thương nhẹ cũng cần sát trùng vết thương cẫn thận để khỏi bị nhiễm máu hay vật dụng mang virus.
Trong điều trị VGSV B, chế độ nghỉ ngơi và ăn uống tốt cũng rất cần thiết. Cần có chế độ ăn ít chất béo, ăn các sản phẩm từ sữa, rau quả tươi. Rượu làm gia tăng khả năng viêm gan thành xơ gan, vì thế cử rượu là điều tất yếu. Ngoài ra một số thuốc thông thường làm hại gan như paracetamol dùng lâu dài cũng cần hạn chế. Nếu cần dùng thì phải có chỉ đ5inh cụ thể của thầy thuốc. Do viêm gan nên tình trạng ăn mất ngon thường xảy ra. Để đảm bảo dinh dưỡng, nên phân ra làm nhiều bữa ăn kèm thêm các thực phẩm giàu sinh tố B, C, vitamin A cần thiết nhưng không nên lạm dụng sẽ gây độc cho gan. Ngoài ra một số thuốc bảo vệ gan cũng thường được dùng để giúp mau phục hồi chức năng gan do virus gây hại, đó là những thuốc điều trị không đặc hiệu như: Legalon: thuốc cổ điển nhập từ nhiều thập niên trước nhưng cũng còn được sử dụng để trị rối loạn tiêu hóa do giảm chức năng gan; Nissel: mới nhập vào thị trường Việt Nam vài năm gần đây, giúp tái tại lại tế bào gan hư do xơ gan và VGSV; Omitan: hoạt chất là Biphényl dimethyl dicarboxylate phụ trị viêm gan mãn tính kèm tăng nồng độ SGPT; Kết hợp Artichaut với Methionin và sinh tố B12: điều trị các chứng vàng da, xơ gan, viên gam mạn.

Xem thêm: benh nong gan| bệnh viêm gan| chữa bệnh gan| gan nhiễm mỡ| gan nhiem mo

No comments:

Post a Comment