Các bệnh lý lây truyền từ mẹ sang con như viem gan sieu vi B, viêm gan siêu vi C, HIV/AIDS phải được lưu tâm hàng đầu. Nếu người mẹ dương tính với các bệnh này, bác sĩ sẽ tư vấn cách phòng bệnh cho bé và quyết định có nên sinh con hay không.
Đái tháo đường và tăng huyết áp là hai chứng bệnh tiếp theo cần được điều trị trước khi có thai. Với bệnh đái tháo đường, người mang thai cần kiểm soát yếu tố dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc. Còn với huyết áp, nếu không có tư vấn của bác sĩ, thai phụ và cả thai nhi đều có thể gặp nguy hiểm trong quá trình mẹ mang thai.
Một bệnh lý khác có thể khiến thai chết lưu thường bị các thai phụ không quan tâm chính là cường giáp. Cường giáp có thể khiến sẩy thai, thai chậm phát triển, sinh non, dị tật thai nhi và tiền sản giật, chính vì thế, người bệnh phải điều trị dứt điểm trước khi quyết định làm mẹ.
Chứng thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc béo phì cũng là những cản trở cần lưu ý. Thiếu máu sẽ trầm trọng hơn khi mang thai và làm tăng nguy cơ trẻ sinh non. Riêng béo phì sẽ làm giảm khả năng thụ thai và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Một số lưu ý khác
Tiêm phòng các bệnh cúm, rubella, thủy đậu ít nhất 4 tuần trước khi mang thai. Tẩy giun cũng phải được thực hiện trước khi trở thành thai phụ. Nên bổ sung viên sắt và acid folic từ trước khi mang thai khoảng một tháng để phòng dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Thận trọng khi dùng thuốc, tránh xa các hóa chất độc hại, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
No comments:
Post a Comment