7/30/2013

Chú ý khi chữa bệnh gan bằng ozon

Chữa bệnh gan bằng liệu pháp Ozone (MAH) có thể làm giảm rõ rệt men gan bệnh nhân viêm gan B và bilirubin huyết thanh hơn nữa phản ứng không tốt cũng hầu như không có. Nhìn từ kết quả điều trị nhận thấy MAH không làm mất đi tính an toàn, làm nổi bật được hiệu quả của phương pháp mới điều trị viêm gan B. Do bản thân Ozone bao gồm cả độc tính và tính trùng lặp tác dụng điều trị thêm nữa phạm vi an toàn nhỏ nên nồng độ Ozone phải qua xác định mới có thể dùng điều trị. Sử dụng hệ thống miễn dịch Ozone tân tiến thế hệ mới của Đức có thể khống chế nồng độ Ozone sử dụng. phòng ngừa trường hợp nồng độ Ozone quá cao dẫn đến tán huyết cũng có thể tránh được việc điều trị không có hiệu quả, từ đó đạt được hiệu quả điều trị.
Yêu cầu môi trường điều trị:
Ozone có thể dẫn đến những biến đổi về trao đổi Oxi ở phổi, có tác động xấu đến hệ hô hấp, đặc biệt là mẫn cảm đối với mao mạch hô hấp. Do đó phòng điều trị phải đảm bảo sự thông góp, giữ được không khí trong lành, vệ sinh sạch sẽ, yêu cầu mỗi ngày khử độc phòng điều trị, tốt nhất là sử dụng máy lọc không khí khử độc vô trùng, nghiêm cấm hút thuốc hay tạo ra lửa hay sử dụng những chất dễ gây cháy nổ trong phòng điều trị.
Quản lí sử dụng thiết bị
Sử dụng theo tiêu chuẩn ban hành đi kèm thiết bị, giữ vệ sinh máy móc thiết bị, đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh miệng thổi oxi của máy, sau khi thao tác xong phải lập tức đóng miệng thôi oxi lại, nghiêm cấm dùng nước để rửa, kiểm tra nguồn điện thường xuyên, cố định vị trí bình oxi, lắp đúng kĩ thuật các đầu cáp nối, điều chỉnh nồng độ sử dụng không vượt quá giới hạn cho phép, trước khi khởi động máy phải làm nóng máy 30 phút, không được bật máy liên tục.
Chuẩn bị tâm lí cho bệnh nhân:
Vì MAh là liệu pháp điều trị viêm gan B mãn tính tiên tiến nên đối với những người lần dầu sử dụng liệu pháp này vẫn còn những lo lắng, hoài nghi nên y tá, bác sĩ phải giải thích cặn kẽ rõ ràng cho bệnh nhân để bệnh nhân hiểu được nguyên lí, cách thức phương pháp và hiệu quả sử dụng từ đó phối hợp với đội ngũ bác sĩ y tá một cách tốt nhất.
Các mục kiểm tra bổ trợ:
Các mục kiểm tra bổ trợ mà bệnh nhân phải làm là tiêu chí đánh giá virus HBV-DNA, chức năng gan. Với những bệnh nhân có triệu chứng thiếu Glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD)
(G6PD) lại gặp sự cường hóa từ Ozone sẽ dẫn đến tình trạng tán huyết, do đó nghiêm cấm sử dụng liệu pháp Ozone với những người có chứng G6PD.

7/27/2013

Điều gì sẽ xảy ra với gan khi nhiễm siêu vi viêm gan B?

Viêm gan B là bệnh do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Vì đây là căn bệnh lây lan lặng lẽ, tiến triển âm thầm nên đa số người bị nhiễm bệnh đều không biết là mình bị nhiễm và có thể âm thầm lây lan sang cho người khác. Hiện nay trên thế giới đã có khoảng 2 tỉ người nhiễm virus viêm gan B và hơn 350 triệu người bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính. Mặc dù nhiều người bị nhiễm viêm gan B mạn tính có thể sống lâu và khỏe mạnh nhưng cũng có tới 10 – 40% số người biến chứng sang xơ gan và ung thư gan nếu không điều trị sớm.
Điều gì sẽ xảy ra với gan khi nhiễm siêu vi viêm gan B?
Khi bạn mới bị nhiễm, siêu vi viêm gan B từ máu đi vào gan và tại đây nó xâm nhập vào các tế bào gan. Siêu vi sẽ sinh sôi nẩy nở trong các tế bào gan bị nhiễm và phóng thích các siêu vi mới ra ngoài để tiếp tục gây nhiễm cho các tế bào gan khác. Bản thân siêu vi không trực tiếp làm tổn thương tế bào gan mà do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện các tế bào gan đã bị nhiễm và tấn công phá huỷ các tế bào này gây tổn thương gan. Khi tiến trình này tiếp diễn trong thời gian dài, mô gan bị tổn thương sẽ thành những mô sẹo có thể dẫn đến xơ gan và suy gan, hơn nữa có một tỉ lệ tiến triển thành ung thư gan.
Viêm gan B có thể tiến triển thành xơ gan nếu không điều trị kịp thời
Tuy nhiên không phải người nào bị nhiễm siêu vi viêm gan B cũng sẽ bị nhiễm siêu vi hoạt động suốt đời. Một số người có khả năng lọai sạch siêu vi trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính, tình huống này xảy ra trong 6 tháng đầu tiên của nhiễm trùng đôi khi gây ra triệu chứng viêm gan nặng như vàng da, sốt, mệt mỏi… được gọi là viêm gan cấp, cũng có một số người không có triêu chứng trong giai đọan này. Trên 90% người lớn có hệ miễn dịch lành mạnh, khỏe sẽ phục hồi sau đợt nhiễm siêu vi cấp tính chỉ có 10% chuyển thành người mang siêu vi mạn tính. Tuy nhiên nếu bạn nếu bị lây nhiễm từ mẹ lúc sinh thì 90% khả năng sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính.
Viêm gan siêu vi B Cấp:bệnh nhân có biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mữa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Có thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm…
Viêm gan siêu vi B mạn: Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, hầu như không có triêu chứng, người bệnh luôn cảm thấy sức khoẻ bình thường hoặc đôi khi có mệt mỏi, chán ăn thoáng qua nhưng cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, và các biến chứng như có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hoá, ung thư. Một khi bệnh đã diễn tiến xơ gan thường khó hồi phục mặc dù tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy cần điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa họăc làm chậm quá trình xơ gan
Người lành mang mầm bệnh:khi cơ thể nhiễm siêu vi viêm gan B nhưng không có dấu hiệu viêm gan. Siêu vi có thể “chung sống hòa bình” với bạn suốt cuộc đời, tuy nhiên cũng có một lúc nào đó trở thành thủ phạm gây bệnh cho chính bạn và lây truyền cho người khác. Vì vậy bạn cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3-6 tháng tùy trường hợp để được kiễm tra.
Các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã khuyên rằng: Khi biết mình bị nhiễm siêu vi viêm gan B có thể bạn sẽ mang tâm trạng lo lắng nhiều, thường bị áp lực về tâm lý, tốt nhất bạn nên gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chọn lựa cách điều trị nào tốt nhất để bảo vệ gan của bạn.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề sức khỏe, các vấn đề liên quan đến bênh gan mật, đặc biệt là bênh viêm gan B hãy gọi đến đường dây nóng 043.718.1999 của phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã để nghe các bác sĩ giải đáp chi tiết.

7/26/2013

Đối tượng nào nên tiêm phòng viêm gan B?

Tiêm phòng viêm gan B là dùng Vaccin để chống lại sự lây nhiễm virus viêm gan B. Tiêm phòng viêm gan B cũng là phương pháp phòng chống viêm gan B tốt nhất hiện nay. Trên lâm sàng thì có 2 loại vacxin : miễn phí và vacxin tăng cường. Nhưng cũng không phải tất cả mọi người ai cũng phải tiêm phòng, vì thế dưới đây chúng tôi xin giới thiệu những đối tượng cần phải tiêm phòng viêm gan B.
Những tác hại của viêm gan B
Viêm gan B khá nguy hiểm, trung bình từ 15-25% bệnh nhân Viêm Gan B bị các rối loạn ở gan như tổn thương gan, suy yếu chức năng gan, xơ cứng gan và ung thư gan. Hơn nữa viêm gan B là một loại bệnh có tính truyền nhiễm rất mạnh, phạm vi lan truyền rộng. Vì thế chúng ta nên tích cực phòng chống viêm gan B, mà cách phòng chống tất nhất hiện nay là tiêm phòng.
Đối tượng nào nên tiêm phòng viêm gan B?
Những đối tượng sau cần thiết phải tiêm phòng virut viêm gan B:
- Chúng ta có thể tiến hành tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h sau khi sinh. Việc tiêm cho trẻ cần được giám sát chặt chẽ của các cán bộ y tế. Sau khi trẻ được thăm khám cẩn thận bác sĩ có thể quyết đinh tiêm phòng được cho bé ngay hay không. Việc tiêm phòng có tác dụng tạo kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus viêm gan B vào cơ thể.
- Những nhân viên thường xuyên tiếp xúc với máu như nhân viên y tế ở khoa tiêm truyền, nha khoa, phòng huyết học cần được tiêm phòng để tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
- Những nhân viên làm trong ngành thực phẩm và giáo dục cần được tiêm vaccin phòng bệnh tránh việc lây nhiễm từ thức ăn hoặc lây nhiễm lên thức ăn cho khách hàng cũng như những người thường xuyên tiếp xúc với mình.
Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng viem gan B
- Người có người nhà bị viêm gan B, thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan B cần tiêm phòng để tránh lây nhiễm qua sinh hoạt thường ngày trong gia đình.
- Bệnh nhân nhận máu hoặc chạy thận tiêm phòng để tránh lây nhiễm trong quá trình điều trị bệnh của bản thân.
Trên đây là một số người cần tiêm phòng viêm gan B, những người mang virut viêm gan B hoặc bệnh nhân viêm gan B thì không phải tiêm phòng vì vacsin không thể phát huy tác dụng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của bệnh nhân lúc này là phải sớm tiến hành điều trị, tránh bệnh tình kéo dài.
Đối tượng nào không được tiêm phòng?
Đối với những bệnh nhân đã nhiễm virus viêm gan B hoặc đã bị viêm gan B thì không nên tiêm vaccin phòng bệnh vì vaccin không thể phát huy tác dụng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của những nhân viên này chính là cần sớm điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ để nhanh chóng khỏi bệnh.
Tiêm phòng bệnh viêm gan siêu vi B là một việc làm rất cần thiết trong việc giảm thấp tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm gan B. Tuy nhiên trong cộng đồng không phải ai cũng nhận thức được vấn đề này và thường coi nhẹ vấn đề phòng bệnh. Chúng ta cần nâng cao ý thức hơn đối với việc tiêm vaccin phòng viêm gan B. Đường dây nóng 0437181999 của phòng khám đa khoa 12 Kim Mã luôn sẵn sàng tiếp nhận những thắc mắc phản hồi của các bạn về bệnh viêm gan B. Hãy gọi để chúng tôi tư vấn trực tiếp cho các bạn.

7/25/2013

Viêm gan B lây nhiễm như thế nào

Viêm gan B lây truyền truyền qua đường tình dục
Bạn có thể bị nhiễm nếu có sinh hoạt tình dục không an toàn theo đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với bạn tình bị nhiễm bệnh khiến máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch âm đạo xâm nhập cơ thể bạn. Bạn cũng có thể bị nhiễm nếu dùng chung dụng cụ tình dục nếu không rửa hoặc không dùng bao cao su. Virus có trong dịch tiết của người nhiễm và xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước nhỏ và phát triển trong trực tràng và âm đạo của bạn khi quan hệ tình dục.
Lây truyền qua sử dụng chung kim tiêm
HBV dễ dàng lây truyền qua bơm kim tiêm có dính máu bị nhiễm. Điều này giải thích tại sao dùng chung kim tiêm khi chích ma tuý khiến bạn có nguy cơ cao nhiễm HBV. Nguy cơ của bạn cũng tăng nếu bạn thường xuyên tiêm chích hoặc có hành vi tình dục không an toàn. Mặc dù tránh tiêm chích là cách phòng ngừa đáng tin cậy nhất, song có thể bạn không chọn cách này. Nếu vậy, một cách để giảm bớt nguy cơ là bạn nên tham dự vào chương trình đổi kim tiêm ở cộng đồng. Những chương trình này cho phép bạn đổi bơm kim tiêm đã sử dụng  để lấy bơm kim tiêm vô trùng. Ngoài ra, nên đi tư vấn hoặc điều trị nghiện ma tuý.
Dùng chung bơm kim tiêm dẫn đến lây nhiem virut viem gan B
Lây truyền tình cờ qua các vết đâm, chọc
Viêm gan B là một vấn đề đáng lo ngại đối với nhân viên y tế và những người có tiếp xúc với máu người. Nếu bạn ở trong trường hợp này, bạn nên tiêm vaccin viêm gan B ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc khi xử lý kim tiêm và các dụng cụ sắc nhọn khác.
Lây truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ có thai nhiễm viêm gan B có thể truyền virus sang con. Nếu bạn bị viêm gan B, cho con của bạn tiêm 1 mũi globulin miễn dịch viêm gan B (H-BIG) khi sinh cùng với mũi đầu tiên trong 3 mũi vaccin viêm gan B sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm virus cho con của bạn.
Ngoài ra, việc sử dụng chung các vật dụng như dao cạo râu, bàn chải đánh răng với những người viêm gan B cũng là một trong những nguy cơ lây nhiễm.
Lưu ý: Virut viêm gan B chỉ nhiễm khi máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc nước bọt nhiễm virus phải xâm nhập vào cơ thể bạn. Bạn không thể bị nhiễm qua các tiếp xúc thông thường như ôm hôn, khiêu vũ hoặc bắt tay với người bị nhiễm.
Các bác sỹ phòng khám chuyên gan 12 kim mã khuyên rằng: viêm gan B là bệnh có diễn biến vô cùng phức tạp và dễ lây lan. Do vậy, việc phòng ngừa viêm gan B là rất quan trọng. Người bệnh nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm để phòng biến chứng xơ gan, ung thư gan. Với những bạn có người thân hoặc sống chung với người bệnh nhiễm viêm gan B cần được đi khám để kịp thời điều trị nếu có bệnh hoặc tiêm phòng tránh lây nhiễm khi chưa mắc viêm gan B. Nếu cần tư vấn thêm về nhưng vấn đề liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh gan xin vui lòng liên hệ đến số điện thoại 043.718.1999 để được các bác sỹ hàng đầu về gan mật của Phòng Khám Chuyên Gan 12 Kim Mã tư vấn chi tiết.

Xem: gan nhiem mo| chua benh gan nhiem mo| benh gan sieu vi B| chữa bệnh gan

7/23/2013

Không nên tiêm chủng vacxin viêm gan B cho trẻ quá sớm

Sau sự việc ba trẻ sơ sinh đã tử vong ngay sau khi được các y tá của Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tiêm vắcxin viêm gan B (sơ sinh), đã khiến cho rất nhiều phụ huynh tỏ ra băn khoăn về việc tiêm vắcxin phòng viêm gan B cho trẻ ngay sau khi sinh 24 giờ.
Để có được nhận định khách quan từ phía chuyên gia về vắcxin, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đình Bảng, Nguyên viện trưởng Viện Kiểm định Vắcxin và Sinh phẩm y tế quốc gia về việc này.
- Xin giáo sư cho biết ý kiến của mình về sự việc ba trẻ sơ sinh đã tử vong sau khi được các y tá của Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tiêm vắcxin viêm gan B (sơ sinh).
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Sự cố xảy ra đối với ba cháu bé ở tỉnh Quảng Trị là chuyện rất đáng tiếc và đau lòng. Việc các cháu bé tử vong sau khi tiêm vắcxin viêm gan B vừa qua gây ảnh hưởng đến những người làm công tác quản lý y tế và cho toàn xã hội. Tuy nhiên, theo tôi chúng ta cũng cần những thông tin chính xác.
Bởi, hiện nay có một số báo đưa tin ba cháu bé này chết do vắcxin là chưa đúng. Vì trường hợp của ba cháu bé ở Quảng Trị, chưa thể khẳng định là do vắcxin mà chỉ có thể nói ba cháu bé tử vong sau tiêm chủng.
- Sau khi tiêm 30 phút, ba cháu bé này đã tử vong. Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng trên?
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Sự việc ba cháu bé tử vong một thời gian ngắn chỉ vài chục phút sau tiêm, theo tôi đây là trường hợp mới xuất hiện lần đầu ở Việt Nam, đặc biệt tại một bệnh viện xảy ra đồng thời ba cháu bé tử vong sau ít phút tiêm vắcxin. Quả thực, đây là hiện tượng đau lòng cho gia đình và những bậc cha mẹ.
Tôi nghĩ rằng, nói về nguyên nhân phải chờ kết luận cuối cùng từ phía Bộ Y tế. Bởi, trẻ chết sau tiêm chủng có nhiều nguyên nhân, chứ không phải do vắcxin.
- Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng việc tiêm vắcxin cho trẻ trong 24 giờ sau sinh còn có nhiều khả năng rủi ro. Là một chuyên gia về lĩnh vực này, ông có thể phân tích sâu hơn cho độc giả về những rủi ro này?
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Việc tiêm vắcxin cho trẻ 24 giờ sau khi sinh có hai ưu điểm là: để kiểm soát được 100% trẻ được tiêm chủng sau khi sinh, thứ hai nữa là để giải quyết được trường hợp những người mẹ có mang kháng nguyên của virut viêm gan B, việc tiêm này nhằm góp phần làm âm tính hóa trường hợp cháu bé sinh ra từ những người mẹ viêm gan B.
Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ bị nhiễm viêm gan B, khi họ sinh con ra thì đó là truyền kháng nguyên chứ không phải truyền virus. Hơn nữa, có kháng nguyên đó chưa chắc bị viêm gan, bởi không phải tất cả các kháng nguyên đều phát triển thành viêm gan. Đặc biệt, để âm tính hóa kháng nguyên có virus viêm gan B ở trẻ em thì phải tiêm nhiều mũi. Do vậy, theo tôi không nên tiêm chủng phòng bệnh này quá sớm cho trẻ.
- Cơ sở khoa học nào để ông khẳng định không nên tiêm phòng viêm gan B quá sớm cho trẻ?
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Virus viêm gan lây qua ba con đường chính gồm: đường tiêm truyền máu, hoặc tiêm chích ma túy (qua con đường tiêm chích). Cách lây truyền thứ hai là qua hoạt động tình dục và con đường thứ ba là từ người mẹ truyền cho con.
Phân tích một cách khoa học như vậy, chúng ta thấy, đối với trẻ em mới sinh ra thì có thể loại trừ phương án liên quan đến vấn đề tiêm chích và đường hoạt động tình dục. Như vậy, chỉ còn khả năng thứ ba là truyền từ người mẹ sang con. Nếu chúng ta kiểm soát tốt người mẹ không bị viêm gan, thì con không bị sao. Cho nên, vì phương diện bảo vệ của trẻ em, tôi nghĩ rằng không nên tiêm sớm quá cho trẻ. Vì bệnh này không lây cho trẻ trong trường hợp với những người mẹ không có bệnh viêm gan.
Trẻ mới đẻ ra mà bị lây theo một trong ba con đường trên thì rất hiếm, nên theo tôi, trong việc tiêm chủng phòng bệnh trên cho trẻ chúng ta không nên vội vàng.
Hiện tiêm cho trẻ sơ sinh chỉ có hai loại vắcxin phòng lao và viem gan B. Tiêm vắcxin phòng lao cho trẻ sau khi sinh là hoàn toàn đúng, vì bệnh lao lây qua đường hô hấp, từ ô nhiễm không khí, môi trường, người xung quanh, từ đó xâm nhập vào trẻ mới sinh. Nhưng virus viêm gan B thì không lây dễ dàng như vi khuẩn lao, nên tôi chỉ ủng hộ tiêm vắcxin phòng lao cho trẻ nhỏ. Còn với vắcxin viêm gan B, về quan điểm cá nhân, tôi thấy chưa thuyết phục về mặt khoa học. Còn chủ trương lớn của ngành y tế, tôi không có ý kiến gì phản bác, nhưng tôi vẫn không yên tâm với cách tổ chức tiêm sớm quá.
- Là một người có nhiều năm nghiên cứu, kiểm định về vắcxin, để tránh những rủi ro thì quan điểm của giáo sư về vấn đề này như thế nào?
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Ở trẻ mới sinh từ 1-2 ngày tuổi thì khả năng thích ứng của trẻ với môi trường bên ngoài chưa có. Bởi trẻ đang nằm trong bụng người mẹ, ở nhiệt độ 37 độ, được bảo vệ rất tốt bởi nhiệt độ và nước ối xung quanh. Khi trẻ được đẻ ra trần trụi và tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nếu nhà hộ sinh có nhiệt độ điều hòa thì tốt cho trẻ hơn. Nhưng ở những vùng khó khăn, không có điều hòa nhiệt độ, khi trời nóng lên 39-40 độ, thì trẻ trẻ 1-2 ngày tuổi khó thích ứng với môi trường hơn.
Tôi cho rằng, để khắc phục trường hợp này, chỉ nên xem người mẹ có mang mầm bệnh viêm gan hay không. Bởi có rất nhiều bà mẹ không mang virus viêm gan mà tiêm cho con thì chưa hợp lý lắm, khi đó những trẻ sơ sinh đó vẫn có nhiều rủi ro. Theo tôi, nếu người mẹ không bị benh gan sieu vi B, thì không nên tiêm chủng phòng bệnh này quá sớm cho trẻ.
- Có phụ huynh cho rằng, việc tiêm vắcxin ngay tại trạm hộ sinh thì có thể không yên tâm bằng tại các cơ sở chuyên tiêm chủng, xin ông cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Tôi cho rằng, việc tiêm vắcxin tại trạm hộ sinh là chưa hợp lý. Bởi các nữ hộ sinh, họ chỉ giỏi về đỡ đẻ, còn kỹ năng tiêm chủng họ chưa được bồi dưỡng nhiều.
- Ở góc độ chuyên môn, xin ông cho biết việc tiêm nhanh hay tiêm chậm vắcxin có ảnh hưởng đến việc thích ứng của trẻ?
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Trong tiêm chủng, việc tiêm nhanh quá cũng không được, phải tiêm đúng quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo tôi, một cháu bé vừa lọt lòng ra, chưa thích ứng được với môi trường, mà lại tiêm vắcxin là chất lạ vào cơ thể, nhất là vắcxin vừa lấy trong tủ lạnh ra, cơ thể đứa bé phản ứng lại là đúng. Tôi cho rằng, trong trường hợp vắcxin đó được lấy từ tủ lạnh ra, thì người tiêm đúng ra nên để ngoài một chút, cho nhiệt độ của vắcxin tăng lên gần tương đương với nhiệt độ cơ thể của trẻ.
Nếu là con cháu tôi, tôi sẽ không để tiêm ngay cho bé như thế. Tôi xin nhắc lại, trong tiêm chủng với trẻ sơ sinh, chúng ta không nên vội vàng quá, bởi trẻ sau khi sinh 1, 2 tháng, ba tháng, thậm chí đến 10 tháng sau vẫn có thể tiêm phòng được. Đối với những trẻ mà người mẹ bị viêm gan B, một mũi tiêm ở nhà hộ sinh không thể tác động để âm tính được ngay những kháng nguyên có virus viêm gan B.
Tôi nghĩ rằng nếu còn tiếp tục cách tiêm như thế, khó tránh khỏi tai biến trong tương lai.

7/22/2013

Thực phẩm tái tạo tế bào gan nhanh nhất

Gan có khả năng tái sinh, ngay cả khi 80% mô gan bị hỏng do các độc tố. Nếu bạn muốn giữ một lá gan khỏe mạnh, hãy ăn những thực phẩm giúp tái tạo gan, chống virut viem gan B
Các loại thực phẩm ngọt, béo và thực phẩm chế biến sẵn có thể gây trở ngại cho gan và làm gan hoạt động không hiệu quả. Ngược lại, một số thực phẩm khác được cho là rất có lợi cho gan.
Khổ qua, a ti sô... là những thực phẩm lợi gan - d
Khổ qua: Đây là một trong những chất tẩy rửa tốt nhất cho gan. Khổ qua làm sạch các tế bào gan, đồng thời giúp chống bệnh ung thư gan.
Táo: Chứa vitamin C và a xít d-glucaric giúp loại bỏ lượng chất béo dư thừa ra khỏi gan. Khi chất béo tích tụ trong gan, nó làm chậm chức năng gan.
Cải xoăn: Đây là một loại rau lá xanh có chứa hàm lượng cao ma giê và chất sắt. Cả hai chất dinh dưỡng đều cần thiết cho quá trình tái sinh gan.
Sữa chua: Bất kỳ loại thực phẩm nào chứa lợi khuẩn probiotic đều tốt cho gan. Sữa chua là một trong những thực phẩm phổ biến chứa probiotic giúp tái tạo gan.
Nghệ: Là một gia vị được cho có đặc tính chữa bệnh, nghệ chứa chất curcumin giúp tẩy độc tố ở gan và làm sạch các tế bào gan.
Tỏi, hành: Cả 2 loại này đều là thực phẩm rất giàu sulphur (lưu huỳnh). Chất này giúp đối phó với các tổn hại trong gan do các gốc tự do gây ra, đồng thời giúp kích thích sự tăng trưởng của các tế bào gan mới.
Chanh: Trong chế độ ăn tẩy độc tố không thể thiếu chanh. Nước chanh tươi cung cấp vitamin C và chất chống ô xy hóa. Uống nước chanh hằng ngày giúp khử độc cho các tế bào gan.
Quả mọng: Các loại quả mọng như dâu tây, quả mâm xôi... là thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa giúp tái tạo gan. Ăn các loại quả này còn giúp tống khứ các chất béo khỏi các tế bào gan.
Atisô: Chứa 2 hóa chất quan trọng là cynarin và silymarin. Những hóa chất này giúp tăng cường chức năng gan, giúp chữa trị bệnh viêm gan, và cũng giúp tăng khả năng miễn dịch của gan.
Hành lá: Có hàm lượng cao sulphur. Vì vậy, ăn hành lá sẽ giúp bạn bổ sung 2 dưỡng chất nuôi dưỡng gan quan trọng là chlorophyll (chất diệp lục) và lưu huỳnh.

Đau đớn vì mất con sau khi tiêm ngừa vắcxin VGSV B

Hôm nay, khi tin tức đang tràn ngập trên báo chí, tivi về việc ba trẻ sơ sinh xấu số ở BV Hướng Hoá, Quảng Trị bị tử vong ngay sau khi được chích ngừa bệnh viêm gan siêu vi B. Vắcxin này còn hạn dùng đến năm 2015, do công ty Vắcxin sinh phẩm số 1 (Vabiotech) thuộc bộ Y tế cung cấp.
Theo trang web của công ty vắcxin này đã "đoạt giải nhì VIFOTECH 1995, công trình đoạt giải nhì VIFOTECH 1995, giải thưởng KOVALEVSKAIA 1999, huy chương vàng hội chợ Vì tuần lễ xanh quốc tế, sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế".
Bên cạnh những giải thưởng khoa học đó, lần đầu tiên, y giới Việt Nam có được bằng chứng cụ thể về nguyên nhân của những cái chết xảy ra liên tiếp sau khi chích ngừa: cơ địa em bé trước khi chích hoàn toàn khoẻ mạnh, cái chết xảy ra chỉ dăm phút sau khi chích thuốc. Và quan trọng hơn hết, bằng chứng mổ tử thi mà theo báo cáo của bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hoá, các cháu bé tử vong nghi do "sốc phản vệ" sau khi tiêm thuốc.
Dĩ nhiên, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi, email, điện thoại… để chất vấn về sự việc này. Trong đó, hoàn toàn hữu lý khi nhiều bậc phụ huynh có ý định không cho con cái đi tiêm phòng bệnh VGSV B nữa. Họ có lý khi nói: "không tiêm chưa chắc đã chết, mà tiêm chết ngay như thế thì làm sao tôi dám mang con đi được?"
Để rộng đường dư luận, tôi đưa lại một số thông tin, có dẫn nguồn tham khảo từ những tạp chí y học có uy tín. Tự những con số sẽ nói lên tất cả!
Bệnh do virut viêm gan B có phổ biến và nguy hiểm không?
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ VGSV B cao nhất thế giới: 20% (một phần năm dân số). Bệnh này là nguyên nhân hàng đầu của ung thư gan. 25% bệnh nhân mắc phải siêu vi B sẽ đi vào biến chứng xơ gan, ung thư gan nếu không điều trị. 100% ung thư gan ở trẻ em là do VGSV B.
Ở trẻ em Việt Nam, tỷ lệ bị mắc VGSV B vào khoảng từ 13 - 18%. Chủ yếu các em bị lây nhiễm theo chiều dọc từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ.
Có thể phòng ngừa bệnh VGSV B không?
Tuy nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh bằng chích ngừa. Vắcxin có thể ngừa được bệnh trong ít nhất 95% trường hợp. Ở Đài Loan, chỉ 10% sau khi áp dụng tiêm chủng đại trà cho trẻ em, tỷ lệ bé sơ sinh nhiễm bệnh từ 10% đã giảm còn 1%. Đồng thời, tỷ lệ ung thư gan ở trẻ em trong cùng thời điểm giảm gần 50%.
Thiên vương Lưu Đức Hoa, một người mắc bệnh VGSV B, đã được Chính phủ Trung quốc mời sang Hoa lục để cổ suý cho việc chích ngừa VGSV B. Với hiệu quả như vậy, vắcxin ngừa VGSV B đã được mệnh danh là vắcxin ngừa ung thư đầu tiên của nhân loại.
Miễn dịch với bệnh kéo dài trong bao lâu?
Với phác đồ chuẩn 0, 1, 6 tháng, hiệu quả bảo vệ của vắcxin có thể kéo dài ít nhất 15 năm, thậm chí cả đời. Trừ một số trường hợp đặc biệt, không cần thiết phải theo dõi nồng độ kháng thể để chỉ định tiêm nhắc liều thứ tư. Lý do: cơ chế bảo vệ của vắcxin chủ yếu là qua hệ miễn dịch tế bào, vai trò kháng thể chỉ là thứ yếu. Do đó, tiêm nhắc liều thứ tư sau 5 năm là một tuỳ chọn, không phải bắt buộc để bảo đảm hiệu quả bảo vệ của vắcxin.
Chủng ngừa có an toàn không?
Có nhiều tranh luận đã nổ ra quanh độ an toàn của vắcxin ngừa nhiem virut viem gan B. Tuy nhiên, hệ thống thu thập dữ liệu về an toàn thuốc của Hoa Kỳ cho thấy: từ năm 1991 - 1998, có 18 trẻ em tuổi từ 0 đến 28 ngày tử vong sau khi tiêm vắcxin ngừa viêm gan B. Phân tích chi tiết nguyên nhân tử vong cho thấy có 12 trường hợp chết do đột tử (sudden infant death syndrome hay SIDS), ba trường hợp do nhiễm trùng, một trường hợp do xuất huyết não, còn lại không rõ nguyên nhân.
Trang thông tin chính thức của trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khẳng định: "kể từ khi áp dụng vào năm 1982, đã có hơn 100 triệu lượt người được chích và hoàn toàn không ghi nhận được tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tác dụng phụ chủ yếu là đau chỗ tiêm chích"
Dựa vào những con số thống kê này, y học hoàn toàn không ghi nhận được trường hợp tử vong nào có liên quan trực tiếp, nhân quả với tiêm ngừa vắcxin VGSV B, nếu nó được bào chế đúng chuẩn, bảo quản đúng quy cách. Vắcxin này tiêm bắp thịt, nên nếu việc tiêm thuốc không đúng quy cách thì bất quá là không gây miễn dịch cho trẻ, không thể làm chết người được. Do đó, vắcxin ngừa VGSV B vẫn được tiếp tục sử dụng ở mức độ chương trình tiêm chủng toàn quốc ở hơn 150 quốc gia (bộ Y tế Mỹ từ năm 1991 đã áp dụng chương trình này cho toàn bộ trẻ sơ sinh).
Thông tin từ y văn và thế giới là vậy! Nhưng như nhiều chuyện đáng buồn khác, tình hình nước ta có những "đặc thù" riêng (?). Với tư cách một thầy thuốc và một người làm cha mẹ, tôi cũng đang chờ câu trả lời minh bạch, trung thực từ bộ Y tế.
Trong lúc chờ đợi, tôi vẫn khuyên bệnh nhân của mình đi chích ngừa VGSV B. Dĩ nhiên, với một loại vắcxin tin cậy (mặc dù chúng không có huy chương hay giải thưởng): Engerix-B (GSK), Recombivax HB (Merck) hay Twinrix (vắcxin phối hợp ngừa VGSV A và B, GSK). Xin đừng trách tôi "sính ngoại": it nhất, tôi có quyền tin rằng bệnh nhân của mình sẽ không chết thảm, như nhiều em bé vô tội vừa qua.

7/19/2013

Viêm gan B có những triệu chứng nào ?

Viêm gan B có thời gian ủ bệnh nhất định, trong thời gian ủ bệnh người bệnh thường không xuất hiện triệu chứng nào, hệ miễn dịch của người bị nhiễm virut viem gan B kém thì sẽ chuyển thành viêm gan B mãn tính.
Triệu chứng của viêm gan B thể hiện ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, trong đó rõ ràng nhất là ở hệ thống tiêu hóa, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu…
Do những triệu chứng này rất giống với các triệu chứng của bệnh về đường tiêu hóa cho nên rất dễ làm người bệnh xem nhẹ, không chú ý, do đó khi các triệu chứng này xuất hiện người bệnh cần kịp thời đến bệnh viện kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết.
Triệu chứng viêm gan B rất giống với các triệu chứng của bệnh về đường tiêu hóa
Người nhiem virut viem gan B có những biểu hiện như sau khi nhiễm virus viêm gan B thể chất của người bệnh giảm sút, virus xâm nhập vào cơ thể làm tổn hại hệ miễn dịch, từ đó làm cho suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh, dễ xuất hiện sốt, mất sức, mệt mỏi, mơ màng…
Sau một thời gian chức năng miễn dịch của cơ thể bị phá vỡ gan sẽ bị tổn thương gây ra đau vùng gan, chức năng gan bất thường, hoàng đản (vàng mắt, vàng da, nước tiểu vàng), xuất hiện vết đỏ ở lòng bàn tay…
Các bác sĩ của Phòng Khám 12 Kim Mã nhắc nhở bệnh nhân sau khi phát hiện ra mình bị nhiễm virus viêm gan B nhất định cần phải kịp thời đến các bệnh viện gan chính quy để làm xét nghiệm và điều trị.
Triệu chứng viêm gan càng rõ ràng cho thấy bệnh tình càng nghiêm trọng, nếu không khống chế kịp thời sự phát triển của bệnh thì bệnh có thể sẽ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan, lúc đó việc điều trị sẽ càng gặp nhiều khó khăn.
Viêm gan B là căn bệnh phức tạp và triệu chứng không rõ ràng. Do đó chúng ta cần đi kiểm tra để kịp thời phát hiện. Nếu cần tư vấn thêm về những vấn đề liên quan đến bệnh viêm gan B, các bạn hãy gọi đến đường dây điện thoại 04 3718 1999 để nghe bác sĩ Phòng khám 12 Kim Mã tư vấn miễn phí.

7/18/2013

Làm sao để có lá gan khỏe mạnh

Gan là một trong những cơ quan lớn nhất trong cơ thể, là cơ quan vô cùng quan trọng đối với sự sống của chúng ta. Cơ quan phức tạp này thực hiện nhiều chức năng thiết yếu cho cuộc sống. Gan đảm nhiệm hơn 500 chức năng khác nhau, là một trong những cơ quan phức tạp bậc nhất trong cơ thể. Gan hoạt động 24/24 trong suốt cuộc đời bạn. Gan sẽ ngày càng suy yếu theo tuổi tác và các tác nhân gây bệnh cho gan. Vậy làm thế nào để bạn có một lá gan khỏe mạnh?
Tiêm phòng vacxin
Để tránh bị bệnh gan, trước tiên phải tránh lây nhiễm virut viem gan B, C, D… mà thay chúng ta đã có vacxin phòng bệnh viêm gan A, B nhờ đó đã giúp hạn chế được phần nào lây nhiễm siêu vi viêm gan virus A, B.
Các phương pháp phòng bệnh khác
Các bác sĩ chuyên gan của phòng khám đa khoa 12 Kim Mã cho biết, mặc dù có nhiều bệnh gan không thể phòng ngừa được nhưng con người vẫn có nhiều cách để bảo vệ gan ít tổn thương nhất.
1, Cần thay đổi lối sống
- Hạn chế uống rượu bia nhất là phụ nữ. Những người bị bệnh gan nên kiêng rượu bia hoàn toàn.
- Nên giữ cân nặng trung bình và không ăn quá nhiều chất béo, những thực phẩm giàu cholesterol.
- Không nên hút thuốc lá vì làm tăng nguy cơ ung thư gan và làm tăng thêm độc tính của các thuốc có hại cho gan.
- Không nên ăn cá hải sản không nấu chín. Khi đến vùng dịch tễ viêm gan A phải ăn thức ăn nấu thật chín, uống nước đun sôi.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi, không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồ cắt móng tay… để tránh lây nhiem virut viem gan B, C…
- Cần tích cực vận động, tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày như đi bộ, chạy bộ… mức độ vận động phù hợp với sức khỏe của mình.
Vận động thể lực đều đặn góp phần phòng tránh bệnh gan hiệu quả
2, Kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Những người trong gia đình có người bệnh gan ứ sắt hay xơ gan mật nguyên phát nên test máu thường xuyên để kiểm tra bệnh này.
- Trong gia đình có người mắc các bệnh viêm gan siêu vi A, B, C… các thành viên trong gia đình nên đi khám để kịp thời điều trị hoặc phòng bệnh.
- Nếu có bệnh về gan nên điều trị càng sớm càng tốt.
- Cẩn thận khi truyền máu, các dụng cụ y tế phải được đảm bảo vô trùng.
- Nên tránh các thuốc độc cho gan.
Lá gan đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thế, vì vậy để giữ cho lá gan luôn khỏe mạnh, bạn và chúng tôi phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã hãy cùng nhau chung tay cùng bảo vệ, phòng bệnh cho lá gan của bạn và của cả cộng đồng.
Phòng khám đa khoa 12 Kim Mã là phòng khám chuyên điều trị các về gan mật, là một trong những địa chỉ khám và điều trị uy tín và hiệu quả các bệnh lý về gan như : viêm gan virus A, B, C, xơ gan, gan nhiễm mỡ vv…Phòng khám được trang bị hệ thống máy xét nghiệm thế hệ tiên tiến nhất với đội ngũ chuyên gia, giáo sư, bác sĩ đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, chuyên tư vấn khám và điều trị các bệnh về gan, thu được hiệu quả điều trị cao, là địa chỉ tin cậy của các bệnh nhân. Mọi thắc mắc về bệnh gan vui lòng liên hệ số điện thoại 043.718.1999 của phòng khám 12 Kim Mã để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.

Điều trị viêm gan B bằng tế bào gốc có ưu điểm gì?

Trong một thời gian dài, nhiem virut viem gan B tái phát và điều trị không dứt điểm luôn là vấn đề nan giải đối với ngành y nước ta. Hiện nay, ở phòng khám 12 Kim Mã đã ứng dụng tế bào gốc vào điều trị viêm gan và đã thu được những đột phá to lớn.
Kĩ thuật mới này đã loại bỏ được mô hình và khái niệm điều trị viêm gan B bằng thuốc kháng virus truyền thống, có thể điều trị triệt để bệnh bằng chính tế bào của bản thân.
Kĩ thuật tế bào gốc là kĩ thuật tận dụng tế bào đơn của bệnh nhân nuôi cấy trong phòng thí nghiệm trở thành tế bào tua và được truyền ngược lại cơ thể bệnh nhân.
Vậy kĩ thuật mới được khai thác trong điều trị viêm gan B có những ưu điểm gì so với phương pháp truyền thống?
Kĩ thuật tế bào CIK không có tác dụng phụ
Do tế bào điều trị là tế bào tự thân của bệnh nhân cho nên sẽ không sản sinh ra phản ứng bài trừ, cũng không làm tổn thương đến tế bào khỏe mạnh khác, men gan không tăng cao.
Tế bào gốc điều trị viêm gan B không bị tái phát
Tế bào gốc có tính sát thương mạnh lại có tác dụng miễn dịch tốt, có thể điều tiết tế bào miễn dịch khác. Tế bào gốc không ngừng tuần hoàn trong máu, khi gặp lại kháng nguyên đã từng tiếp xúc qua sau vài năm vẫn có thể nhận biết ra và tiếp tục phát huy tác dụng, tiêu diệt virut viêm gan B. Đây cũng chính là cách giải quyết được vấn đề tái phát trị không khỏi.
Hiệu quả điều trị bằng thuốc không thể so sánh
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa điều chế ra được loại thuộc nào đặc trị tiêu diệt triệt để virus viêm gan B. Tương tự như vậy, tiêm Interferon cũng không đem lại nhiều hiệu quả nhưng tác dụng phụ lại vô cùng nghiêm trọng mà thuốc đông y lại quá đơn giản để điều trị khỏi viêm gan B.
Điều trị viêm gan B bằng tế bào gốc có thể ngăn cản tiến trình gan xơ hóa, cắt đứt sự diễn tiến của quá trình từ viêm gan B – gan xơ hóa – xơ gan – ung thư gan, loại trừ sự nguy hiểm mà benh gan sieu vi B gây ra, mang lại niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe đích thực cho bệnh nhân.
Phòng khám 12 Kim Mã của chúng tôi là cơ sở điều trị bệnh gan chuyên nghiệp của Hà Nội, có các thiết bị điều trị và chẩn đoán bệnh gan tiên tiến của quốc tế và đội ngũ các bác sĩ chuyên ngành nhiều kinh nghiệm lâm sàng phong phú, có thể phân tích tường tận bệnh tình của từng bệnh nhân, đưa ra các phương án điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, sớm lấy lại sức khỏe !
Nếu cần tư vấn thêm về liệu pháp tế bào gốc điều trị viêm gan B, các bạn hãy gọi đến đường dây điện thoại 0437181999 để nghe bác sĩ Phòng khám 12 Kim Mã tư vấn miễn phí cho các bạn.

7/17/2013

Nước ép táo có khả năng phòng bệnh

Cải thiện tiêu hóa
Một ly nước táo ép nguyên chất giúp làm sạch gan và chữa bệnh gan,  thận bằng cách loại bỏ các chất độc hại. Do có đặc tính làm sạch, uống nước ép táo giúp bạn có được hệ tiêu hóa sạch hơn, đồng thời giúp ngừa bệnh gan và bệnh thận, theo báo The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe.
Giúp nhớ lâu
Các nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng uống nước táo thường xuyên giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ ở người già. Nước táo cũng trì hoãn lão hóa não và giúp giữ não sắc bén trong thời gian lâu hơn.

Nước ép táo có khả năng phòng bệnh

Giảm cân
Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, hãy thêm nước ép táo vào chế độ ăn uống. Nước táo không chứa calo, chất béo và có thể làm giảm cholesterol.
Bảo vệ tim
Uống một ly nước táo giúp ngăn ngừa hình thành cholesterol trong mạch máu và động mạch. Uống nước ép táo, bạn sẽ giảm được nguy cơ bị cholesterol cao và mảng bám tích tụ trong động mạch, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Tốt cho mắt
Nước quả táo giàu vitamin A, tốt cho mắt. Vitamin A giúp bảo vệ mắt khỏi các bệnh về mắt và giữ thị lực tốt.
Cung cấp năng lượng
Một ly nước ép táo chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu khác nhau như vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K và folate. Do là nguồn dồi dào chất dinh dưỡng, nước ép táo giúp cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

7/13/2013

Xơ gan từ bệnh viêm gan B

Rất nhiều người nhiễm virus viem gan B chủ quan với bệnh tình của mình, cho rằng đã mắc bệnh này là phải sống chung với virus cả đời nên rất hời hợt trong việc tìm kiếm thông tin và tìm hiểu phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả cho mình. Đây là một quan niệm sai lầm, bởi ít ai biết rằng, bệnh viêm gan B nguy hiểm ở chỗ nó phát triển âm thầm và đến một lúc nào đó, khi gan đã bị virus tàn phá nặng nề thì sẽ bị xơ hóa dẫn đến xơ gan và ung thư gan từ lúc nào chẳng hay.
Khi kết quả xét nghiệm cho thấy trong cơ thể đã có sự tồn tại của virus viêm gan B (HBV), bệnh nhân cần bình tĩnh, không nên lo lắng, buồn phiền, vì tâm lý suy sụp sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe lá gan. Virus HBV có thể chung sống hòa bình trong cơ thể, nhưng nó có thể “trở mặt” và tàn phá lá gan của bạn bất cứ lúc nào. Do đó, những người đã bị nhiễm virut viêm gan B cần đến các cơ sở y tế uy tín, tin cậy, có nhiều kinh nghiệm để kiểm tra men gan và lượng virus HBV, chủ động khống chế bệnh tình không biến chứng nặng hơn.
Thông thường, tổn thương gan diễn ra theo 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Virus trong quá trình sinh sôi mạnh mẽ (kéo dài khoảng từ 1-10 năm tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân)
- Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng cường miễn dịch tế bào (kéo dài từ vài tuần đến vài tháng)
- Giai đoạn 3: Virus nhân lên không ngừng, bệnh tình ngày càng nặng hơn, nguy cơ xơ gan và ung thư gan rất cao. Các thương tổn trong xơ gan khó có thể hồi phục được, tuy nhiên có thể làm chậm quá trình xơ hóa bằng những phác đồ điều trị tích cực và kịp thời.
Cấu trúc virus viêm gan B
Để phòng tránh viêm gan B chuyển sang xơ gan, các bác sỹ tại Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã khuyên bệnh nhân nên thường xuyên đến các cơ sở y tế xét nghiệm và kiểm tra định kỳ. Hiện nay, phòng khám 12 Kim Mã tiếp tục áp dụng chương trình khám và xét nghiệm miễn phí 5 hạng mục viêm gan và giảm giá nhiều xét nghiệm bệnh gan quan trọng khác. Bạn nên xét nghiệm đã bị nhiễm HBV hay chưa? Nếu chưa nhiễm thì lập tức đi tiêm phòng vacxine viêm gan B, còn nếu không may đã bị nhiễm thì bạn cần tuân thủ tuyệt đối lời khuyên và hướng điều trị của bác sỹ, tránh tự ý uống thuốc, tự ý dùng thuốc Đông y chữa bệnh có thể làm bệnh tình biến chuyển nặng hơn. Để biết thêm thông tin về các hạng mục xét nghiệm, bạn vui lòng gọi điện đến Hotline của chúng tôi: 04.3718.1999

7/11/2013

Biến chứng của viêm gan siêu vi C

Viêm gan siêu vi C là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, vẫn được xem là một hiểm hoạ cho toàn nhân loại. Hiện nay có khoảng hơn 3% dân số trên thế giới mắc bệnh viêm gan siêu vi C... với chừng 170 triệu người đã “cho phép” siêu vi C “thường trú” trong cơ thể mình.


Ngoài những đặc tính cơ bản của một bệnh truyền nhiễm (infectious disease), bệnh viem gan sieu vi  C còn có thể gây ra một số những triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan đến hệ thống miễn nhiễm (auto-immune disease).
Cơ thể của người bị viêm gan siêu vi C có thể tích lũy một số các chất đạm (protein) và kháng thể khác nhau nhiều hơn mức bình thường. Khi những chất này trở nên quá nhiều đến mức độ nào đó, chúng sẽ gây ra một số bệnh tật như đau nhức khớp xương, mệt mỏi, mất sức, nổi mề đay, suy thận cũng như chứng u bạch huyết (lymphoma).
Bệnh viêm gan siêu vi C cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến một số bệnh về nội tiết (endocrinology). Trong đó có các bệnh của tuyến giáp (thyroid disease), bệnh tiểu đường (diabete mellitus), hội chứng Sjogren (làm khô miệng, khô môi...).

Phòng và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân gan nhiem mo thường là:
- Gan nhiễm mỡ do rượu: Đây là nguyên nhân hàng đầu và có tính chất quan trọng nhất trong việc gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.
- Gan nhiễm mỡ không do rượu, gồm: Gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng; gan nhiễm mỡ do nội tiết, do bệnh tiểu đường; gan nhiễm mỡ do chất hoá học như nhiễm độc phospho, arsenic, chì; gan nhiễm mỡ do miễn dịch; gan nhiễm mỡ do dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh như các loại corticoid, tetracyclin, các thuốc chữa ung thư, các hormon sinh dục nữ...
Gan nhiễm mỡ tuy lành tính nhưng tỉ lệ phát sinh xơ hóa cao đến 25%, có khoảng 1,5% - 8% người bệnh có thể phát sinh xơ gan. Một khi gan nhiễm mỡ phát sinh xơ gan, thì tiên lượng xấu thường biểu hiện giãn tĩnh mạch thực quản; xuất huyết tiêu hóa, dưới da; sau cùng sẽ dẫn đến tử vong.
Gan nhiễm mỡ cấp tính có thể do thuốc; ngộ độc; thai nghén... tiên lượng xấu, tỉ lệ tử vong rất cao. Tuyệt đại đa số gan nhiễm mỡ mạn tính tiên lượng tốt. Nếu sớm phòng và điều trị có thể ngăn cản gan nhiễm mỡ phát triển thêm, thậm chí còn có thể "xoay ngược tình thế”.
Phòng và dieu tri gan nhiem mo
- Những người bị gan nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau cải, trái cây, tỏi; hạn chế ăn dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, các chất ngọt, có đường.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Người bệnh nên hoạt động, tập thể dục thường xuyên, không để tăng cân quá, hay bị béo phì.
- Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nhất là các thuốc có khả năng gây độc cho gan nói chung và khả năng gây nên bệnh lý gan nhiễm mỡ nói riêng, như đã trình bày ở trên; cần có ý kiến của bác sĩ để tránh xảy ra các tác động xấu tới gan.
- Điều trị thường theo nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ: Điều trị viêm gan virus nếu có; Nếu có bệnh lý rối loạn lipid, đường máu thì sử dụng các thuốc chống tăng mỡ máu hoặc các thuốc chống tiểu đường nhằm góp phần làm giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.

7/10/2013

Lưu ý khi điều trị bệnh viêm gan A

Trong hầu hết tất cả các trường hợp, benh viem gan A đều tự khỏi. Không có loại thuộc nào chữa được căn bệnh này. Điều trị tại nhà chính là phương thức giúp giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa việc lây lan virus viêm gan A.
Hoạt động nhẹ nhàng
Giảm bớt các hoạt động tiêu tốn năng lượng. Không được nằm giường vì có thể làm chậm quá trình phục hồi của bạn. Không tới trường hay nơi làm việc trừ khi áp lực công việc và sức tiêu tốn năng lượng ít. Tránh tập các bài tập quá mạnh cho tới khi bạn đã hoàn toàn hồi phục. Khi bắt đầu cảm khá hơn thì quay trở lại các hoạt động động bình thường một cách từ từ. Nếu bạn mới hồi phục nhưng vẫn cố gắng giữ tiến độ như bình thường thì rất có thể bạn sẽ mắc bệnh trở lại.
Ăn uống đúng cách
Dù bạn không hề muốn ăn nhưng việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là rất quan trọng. Cố gắng ăn thành nhiều bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa mỗi ngày. Với hầu hết mọi người, cảm giác buồn nôn và biếng ăn thường xuất hiện vào cuối ngày, vì vậy cố gắng ăn nhiều hơn vào buổi sáng và ít hơn vào các thời điểm sau đó
Với những người mắc bệnh viêm gan A, các bác sĩ đã từng đưa ra một chế độ ăn giàu protein, lượng calo cao. Tuy nhiên chế độ ăn này không tỏ ra hữu hiệu bởi với những loại thức ăn như thế bạn sẽ rất khó ăn khi cảm thấy buồn nôn. Cố gắng duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý khi thức ăn hấp dẫn bạn.
Tránh mất nước
Việc giữ cho cơ thể giàu hydrat khi mang bệnh viêm gan A là rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn bị nôn mửa. Uống thật nhiều nước. Nếu bạn có thể, các loại nước hoa quả và nước thịt luộc là những lựa chọn tốt bởi vị chúng cung cấp thêm calo. Rất nhiều đồ uống thể thao vẫn phổ biến ở các cửa hàng tạp hóa (như Gatorade) có thể giúp thay thế chất điện phân cần thiết (muối), chất mà bị mất đi khi bạn nôn.
Tránh cồn và chất gây nghiện
Bệnh viêm gan làm suy yếu khả năng của gan trong việc loại bỏ tác hại của thuốc và cồn. Nếu như bạn sử dụng các chất gây nghiện (hợp pháp hay bất hợp pháp) hay uống rượu khi mang bệnh này thì ảnh hưởng của chúng sẽ có thể mạnh hơn và kéo dài hơn. Thêm vào đó, cồn và một số loại thuốc có thể khiến gan bị tổn thương nặng nề.
Đảm bảo một điều là bác sĩ của bạn biết được tất cả các loại thuốc bạn đang uống, kể cả các sản phẩm thảo mộc. Không được uống bất gì loại thuốc mới nào hoặc dừng uống các thuốc hiện tại đang được chỉ định mà không được phép của bác sĩ. Hỏi bác sĩ về thời điểm an toàn để có thể uống rượu một cách điều độ
Cố gắng kiểm soát khi bị ngứa
Những người bị bệnh gan đôi khi bị ngứa trên da. Bạn có thể sử dụng các thuốc chống chỉ định như Benadry hay Chlor-Trimeton để hạn chế hiện tượng ngứa. Đảm bảo là bạn theo đúng hướng dẫn sử dụng của sản phẩm và ngừng sử dụng sản phẩm nếu có bất kì tác dụng phụ nào. Thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc mới nào.Các triệu chứng của bệnh viêm gan A thường bắt đầu tự biến mất trong khoảng 2 tuần. Bạn vẫn có khả năng truyền bệnh cho người khác chừng nào bạn còn triệu chứng, bởi vì chất thải của bạn đều mang virút.
Ngăn nhiễm trùng viêm gan A sau khi phơi nhiễm (phòng tránh hậu phơi nhiễm)
Nếu bạn ở gần một người mà bạn biết là bị viêm gan A, vắcxin viêm gan A hoặc một mũi tiêm miễn dịch Globulin (IG) trong vòng 2 tuần phơi nhiễm có thể giúp bảo vệ bạn khỏi virút viêm gan A.

Phân loại bệnh viêm gan B

Viêm gan B có thể chia thành  hai loại như sau:
Viêm gan cấp tính
Thời gian ủ bệnh từ 1 – 6 tháng. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị cảm nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV. Một số khác bị vàng da, mệt mỏi, đau nhức, buồn ói, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác (hiện tượng đặc biệt là người ghiền thuóc lá tự nhiên không thích mùi thuốc lá), đau bụng (dưới sườn bên phải). Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy ngật, khó ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh.
Biểu hiện lâm sàng: Tăng nhiệt độ, vàng da (1 tuần sau khi bị nhiễm và có thể keó dài đến 1-3 tháng), gan to, lách to. Hiếm khi thấy bàn tay ửng đỏ hoặc “spider nevi” (mạch máu li ti kết toả thành hình nhện như hoa thị trên da)
phân loại viêm gan b

Viêm gan mạn tính
Phần lớn khi bị viêm mạn tính cảm thấy bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Một số bị viêm mạn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, và suy gan.
Biểu hiện lâm sàng: Gan to, bàn tay ửng đỏ, spider nevi. Khi bị biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong dạ dày, tĩnh mạch toả lớn từ rốn (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam vú lớn như vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ (vì gan yếu làm thay đổi cân bằng của các hormone giới tính)

7/09/2013

Nhận biết bệnh viêm gan siêu vi B

Bệnh viêm gan siêu vi B do virus viêm gan B (HBV = Hepatitis B virus) gây ra. Sau khi nhiễm, siêu vi theo đường máu đến gan nhưng HBV tự nó không gây tổn thương gan trực tiếp, mà do hoạt động của hệ miễn dịch chống lại HBV trong tế bào gan.
HBV bao gồm phần lõi ở trung tâm và lớp vỏ bao phủ bên ngoài. Lớp vỏ chứa một protein mang tên kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg = hepatitis B surface antigen). Phần lõi chứa HbcAg (hepatitis B core antigen), HBeAg (hepatitis B e antigen), HBV DNA và DNA polymerase.
Nhiễm siêu vi B mạn tính là nguyên nhân thường nhất đưa đến tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.
Hiện nay trên toàn thế giới, có 350 triệu người bị viêm gan mạn tính. Người Á Châu có tỷ lệ bị nhiễm siêu vi gan B cao nhất trong số tất cả các nhóm chủng tộc.
Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B rất cao, khoảng 15% dân số, tức khoảng 10-12 triệu người đang mang mầm bệnh.
Triệu chứng viem gan sieu vi B
Chỉ khoảng 30 – 50% người lớn có triệu chứng, ở trẻ nhỏ tỷ lệ này còn ít hơn
Viêm gan cấp
Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Sốt thường nhẹ, ít khi sốt cao, giống cảm cúm.
Mệt mỏi là triệu chứng rõ rệt hơn.
Vàng da sẽ xuất hiện vài ngày sau khi sốt, mệt, kèm vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.
Ngoài ra, có thêm một số triệu chứng khác như chán ăn, đầy bụng, nôn ói, đau bụng vùng trên rốn, đau khớp v.v…
Đợt cấp chỉ kéo dài khoảng 2-3 tuần. Sau đó, nếu không có biến chứng, các triệu chứng bớt dần, người bệnh hồi phục hoàn toàn.
Viêm gan tối cấp
Hiếm khi viem gan B cấp diễn tiến thành suy gan cấp, các triệu chứng xuất hiện đột ngột hơn, nặng hơn và tử vong > 80% do
Hôn mê gan
Xuất huyết: người bệnh nôn ói ra máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, các vết hoặc các đám đỏ bầm dưới da, chảy máu chỗ chích thuốc.
Viêm gan mạn
Giai đoạn nhiễm HBV mạn tính kéo dài nhiều năm, có thể không có triệu chứng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan…Hoặc chỉ có các triệu chứng âm ỉ nhưng kéo dài.
Viêm gan mạn có thể xuất hiện dưới 2 thể bệnh:
Thế tiềm ẩn (thể dai dẳng) thường chỉ có những triệu chứng không rõ rệt như mệt mỏi, ăn uống chậm tiêu, táo bón…
Thể hoạt động (thể tấn công) thì các triệu chứng rõ rệt hơn: người bệnh suy nhược, rất yếu, chán ăn, no hơi, đầy bụng… thường bị dị ứng, nổi mề đay, ngứa, và thỉnh thoảng lại có đợt sốt tự nhiên.

7/08/2013

Điều trị bệnh viêm gan B cấp tính

Có ba phương pháp chủ yếu để điều trị “viem gan B cấp tính”:
1) Chú ý nghỉ ngơi
Thời kỳ cấp tính, tế bào gan bị virus viêm gan B làm tổn hại nên phù trương và hoại tử, do vậy một khi xác định đúng cần phải lập tức nằm nghỉ ngơi, nằm vài ngày cho bệnh ổn định Chủ yếu dựa vào sự suy giảm của vàng da hoặc gần trở lại bình thường, chức năng gan cơ bản hồi phục. Thời gian quan sát từ 1-3 tháng, cần phải kiên trì điều trị đề phòng tái phát.
2) Chú ý về ăn uống
Ăn uống có ảnh hưởng nhất định đối với việc hồi phục viêm gan, nguyên tắc ăn uống là dung những thức ăn giàu protein, vitamin, ít chất béo làm chính. Tránh ăn cay và những chất kích thích có tính nóng như ớt, hành tây, tiêu, bột cari, cà phê, ca cao, trà đặc.
Tránh ăn những thức ăn giàu purin như gan và thận của heo, rau chân vịt, đậu nành, thị, cá và gà. Tránh chiên dầu mỡ, thức ăn chiên xào và có xơ thô.
3) Điều trị viêm gan bằng thuốc
a) Thuốc giảm chứng viêm
Potenlin, dịch tiêm potenlin (chứa 0,2% potenlin, 0,1% cystein và 2% glycin) kết hợp với dung dịch glucose 10% tiêm tĩnh mạch, liệu trình từ 1 - 3 tháng, tỷ lệ hiệu quả tổng hợp và hạ enzyme khoảng 70 - 80%
b) Thuốc bảo vệ gan
Trên lâm sang inosin, ATP và coenzyme A, thường dùng tổ hợp thành “thuốc hỗn hợp năng lượng” (coenzyme A, ATP, insulin, glucose, muối kali), có thể thúc đẩy sự chuyển hóa đường và quá trình chuyển hóa những chất khác, có lợi cho phục hồi chức năng gan.
Glucorolacton: tế bào gan sau khi lấy acid glucuronic va bilirubin, chất phế thải từ chuyển hóa, thuốc, chất độc kết hợp lại bài tiết ra ngoài qua mật; có tác dụng giải độc gia tăng glucogen, giảm chất béo tích trữ trong gan.
Những loại khác như vitamin B12, acid folic, niacin, vitamin B2… có tác dụng hồi phục gan.
c) Thuốc điều tiết miễn dịch
Interferon: Trong ba loại interferon, tác dụng chống virus của interferon-alpha mạnh nhất, nhưng tác dụng phụ lại lớn.
d) Thuốc hạ enzyme
Bifendat: Có tác dụng hạ enzyme rõ, tăng cường chức năng giải độc gan.
e) Thuốc giải trừ vàng da
Phenobarbital: Là loại thuốc an thần giúp ngủ ngon có hiệu quả lâu. Vì nó là loại thẩm thấu enzyme, nên khi điều trị bệnh gan có thể dung trừ vàng da.

7/05/2013

Những điều cần biết khi nhiễm viêm gan siêu vi B

Hiện nay Viêm gan siêu vi B là mối quan tâm sức khỏe toàn cầu khá quan trọng và còn là một trong các bệnh nhiễm siêu vi thường gặp nhất. Trên toàn thế giới có khoảng 2 tỉ người nhiễm siêu vi và hơn 350 triệu người bị nhiễm siêu vi viêm gan B mạn tính. Viêm gan B khá phổ biến ở các nước đang phát triển như Châu Phi, hầu hết Châu Á và Vùng Thái Bình Dương, Việt nam nằm trong vùng có tỉ lệ lây nhiễm cao. Mặc dù nhiều người bị nhiễm siêu vi viêm gan B mạn có thể sống lâu và khoẻ mạnh, nhưng có 10-40% người sẽ bị viêm gan B tiến triển thành xơ gan và ung thư gan nếu không được điều trị sớm.
Siêu vi viêm gan B lây nhiễm bằng đường nào?
Siêu vi viêm gan B lưu hành trong máu có thể lây nhiễm qua các đường sau:
1. Mẹ lây truyền cho con khi trong quá trình chuyển dạ, đây là đường lây truyền quan trọng nhất
2. Đường tình dục: Siêu vi viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục đồng giới hoạc khác giới
3. Đường máu: Siêu vi viêm gan B lây nhiễm khi truyền máu hoặc chế phẫm của máu có nhiễm siêu vi; khi tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B; dùng kim tiêm có nhiễm siêu vi ; xăm mình châm cứu, xỏ lỗ tai với dụng cụ không được khử trùng đúng cách
Điều gì sẽ xảy ra với gan khi nhiễm siêu vi viêm gan B?
Khi bạn mới bị nhiễm, siêu vi viem gan B từ máu đi vào gan và tại đây nó xâm nhập vào các tế bào gan. Siêu vi sẽ sinh sôi nẩy nở trong các tế bào gan bị nhiễm và phóng thích các siêu vi mới ra ngoài để tiếp tục gây nhiễm cho các tế bào gan khác. Bản thân siêu vi không trực tiếp làm tổn thương tế bào gan mà do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện các tế bào gan đã bị nhiễm và tấn công phá huỷ các tế bào này gây tổn thương gan. Khi tiến trình này tiếp diễn trong thời gian dài trong nhiều năm, mô gan bị tổn thương sẽ thành những mô sẹo có thể dẫn đến xơ gan và suy gan, hơn nữa có một tỉ lệ diễn tíến ung thư gan.
Tuy nhiên không phải người nào bị nhiễm siêu vi viêm gan B cũng sẽ bị nhiễm siêu vi hoạt động suốt đời . Một số người có khả năng lọai sạch siêu vi trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính, tình huống này xảy ra trong 6 tháng đầu tiên của nhiễm trùng đôi khi gây ra triệu chứng viêm gan nặng như vàng da, sốt, mệt mõi… được gọi là viêm gan cấp, cũng có một số người không có triêu chứng trong giai đọan này. Trên 90% người lớn có hệ miễn dịch lành mạnh, khỏe sẽ phục hồi sau đợt nhiễm siêu vi cấp tính chỉ có 10% chuyển thành người mang siêu vi mạn tính. Tuy nhiên nếu bạn nếu bị lây nhiễm từ mẹ lúc sinh thì 90% khả năng sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính.
Viem gan sieu vi B Cấp : có biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mữa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Có thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm…
Viêm gan siêu vi B mạn: Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, hầu như không có triêu chứng, người bệnh luôn cảm thấy sức khoẻ bình thường hoặc đôi khi có mệt mõi, chán ăn thoáng qua nhưng cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, và các biến chứng như có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hoá, ung thư. Một khi bệnh đã diễn tiến xơ gan thường khó hồi phục mặc dù tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy cần điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa họăc làm chậm quá trình xơ gan
Người lành mang mầm bệnh: khi cơ thể nhiễm siêu vi viêm gan B nhưng không có dấu hiệu viêm gan. Siêu vi có thể “chung sống hòa bình” với bạn suốt cuộc đời, tuy nhiên cũng có một lúc nào đó trở thành thủ phạm gây bệnh cho chính bạn và lây truyền cho người khác. Vì vậy bạn cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3-6 tháng tùy trường hợp để được kiễm tra
Gan bình thường Xơ gan Xơ gan ung thư hóa
Nên làm gì khi bị nhiễm siêu vi Viêm gan B ?
Khi phát hiện mình bị nhiễm siêu vi viêm gan B, trước tiên là bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi và điều trị. Ngoài ra thay đổi lối sống cũng có thể một phần gíup bạn kiễm soát được viêm gan B vì một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triễn đến xơ gan:
Ăn uống hợp lý: Chế độ ăn tốt nhất chỉ chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu tuy nhiên cũng không nên kiêng khem quá mức mà là cần cân đối, đa dạng đủ chất đạm, hạn chế chất béo, giảm muối, uống nhiều nước.
Uống rượu khi đang bị viêm gan B có làm bệnh nặng hơn, càng uống rượu bạn càng đặt mình vào tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan có thễ dẫn đến xơ gan kể cả ung thư gan
Vận động để khỏe mạnh: Tập thể dục tuy không thải trừ được siêu vi ra ngoài nhưng có tác dụng gíup bạn giữ cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực huyền. Tuy nhiên cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi
Bỏ hút thuốc lá : vì gan chịu trách nhiệm phân hủy các hoá chất độc hại và những chất nay gồm có các chất độc trong khói thuốc . Để giữ cho gan khoẻ mạnh và cải thiện tình trạng sức khoẻ chung cho cơ thể bạn nên bỏ hút thuốc lá.
Thận trọng khi dieu tri viem gan với các thuốc và các loại thảo mộc vì một số trong các chất này được chuyển hoá tại gan, nếu sử dụng sẽ làm tăng gánh nặng cho gan của khi còn phải đối phó với nhiễm siêu vi viêm gan B. Cần lưu ý các thuốc kháng viêm không chứa steroid, acetaminophen và các thuốc từ thảo mộc có thể gây độc cho gan vì vậy khi cần sử dụng phải hỏi ý kiến của thầy thuốc.
Nên làm thế nào để tránh lây nhiễm cho người khác
Khi được phát hiện bị nhiễm siêu vi viêm gan B nguy cơ lây nhiễm cho những người chung quanh nhất là người thân cũng là mối quan tâm cần thiết. Trước hết những người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái cần được xét nghiệm để tầm soát có bị nhiễm siêu vi viêm gan B chưa.
Phụ nữ mang thai có nhiễm siêu vi viêm gan B với HBe dương tính có nguy cơ lây nhiễm cho trẽ khi sinh là 90% vì vậy cần phải được xét nghiệm HBsAg khi có thai và nếu bà mẹ bị nhiễm cần được đến Bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị phòng ngừa lây nhiễm và chích ngừa cho trẻ sơ sinh tropng vòng 24 giờ đầu dau sinh.
Nếu chưa bị nhiễm tốt nhất nên được chủng ngừa vaccin. Người mang mầm bệnh cần có biện pháp đề phòng như không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay…; tránh làm vây máu khi bi vết thương, hay lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
Khi biết mình bị nhiễm siêu vi viêm gan B có thể bạn sẽ mang tâm trạng lo lắng nhiều, thường bị áp lực về tâm lý, tốt nhất nên gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chọn lựa cách điều trị nào tốt nhất để bảo vệ gan của bạn.

7/03/2013

Ăn uống ở người bị bệnh gan

Khi mắc bệnh gan, chế độ ăn uống không phù hợp sẽ làm bệnh lý càng nặng thêm. Chế độ ăn uống lúc này có vai trò rất lớn trong việc điều trị. Ăn uống phải có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, điều tiết công việc, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe cũng hết sức cần thiết nhằm giúp bệnh mau hồi phục.
Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh gan tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Trong trường hợp viêm gan cấp - tế bào gan bị phá hủy cấp tính; các hoạt động bình thường của gan có thể bị xáo trộn; thường biểu hiện mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa (chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, hay nôn ói). Lúc này không nhất thiết phải kiêng ăn quá mức, ngược lại cần ăn đầy đủ dinh dưỡng. Nên chọn thức ăn dễ tiêu hóa. Không ăn lòng đỏ trứng. Nên dùng các loại thịt cá nạc, đậu hũ...
Chế độ ăn uống nhiều rau quả có lợi cho người bệnh viem gan b
Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, bắt đầu có các triệu chứng vật vã, lơ mơ thì phải giảm lượng đạm, giảm chất béo. Không dùng thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì sự bài tiết mật có thể bị giảm hoặc bế tắc, dẫn đến không tiêu hóa hết các chất béo. Đặc biệt, ăn nhiều rau quả tươi sẽ cung cấp chất khoáng và vitamin cần thiết để gan hoạt động bình thường trở lại. Quan trọng nhất, bắt buộc phải tuân thủ, đó là ngưng hẳn rượu bia và thức uống có cồn đến khi gan hồi phục hoàn toàn. Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, thuốc giảm đau - chống viêm.
Nếu bệnh nhân bị nôn ói liên tục hoặc tiêu chảy nhiều, cần nhập viện để truyền dịch và nuôi ăn bằng truyền dịch. Còn nếu chỉ buồn nôn nhẹ thì có thể điều trị ở nhà. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn từng ít một, không ăn quá no. Bệnh nhân viêm gan thường chán ăn và nôn ói vào buổi chiều, nên có thể ăn nhiều hơn vào buổi sáng, còn chiều tối ăn nhẹ hoặc uống sữa để tránh đầy bụng. Nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng. Khi gan hồi phục hoàn toàn, có thể ăn uống trở lại như bình thường.

7/02/2013

Khả năng lây nhiễm vi-rút viêm gan B cao hơn vi-rút HIV

Vi-rút viem gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp 50-100 lần so với vi-rút HIV. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm gan B có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Gần 1/3 dân số thế giới từng bị nhiễm vi-rút viêm gan B (HBV) và khoảng 350 triệu người (5%) hiện đang bị viêm gan B mạn tính. Tại Việt Nam, việc lây nhiễm viêm gan B là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gan mạn tính với tỷ lệ cao, đã được dự đoán tăng từ 6.4 triệu trường hợp vào năm 1990 lên 8.4 triệu trường hợp ở năm 2005; nếu không tiêm phòng, con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng đến hơn 10 triệu vào năm 2025.
Ước tính khoảng 20% dân số Việt Nam bị nhiễm vi-rút viêm gan B. Trong số đó, có từ 4 - 5 triệu người bị xơ gan hoặc ung thư gan, và từ 25 - 45% người mắc bệnh viêm gan B mạn tính có nguy cơ tử vong sớm. Để đảm bảo đạt kết quả điều trị tốt, việc phát hiện sớm và theo dõi quá trình điều trị là rất quan trọng.
Có thể cá nhân hóa điều trị và xử trí bệnh?
GS.BS. Phạm Hoàng Phiệt, Chủ tịch Hội Gan Mật TPHCM cho biết: “Xét nghiệm đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc kiểm soát bệnh gan vi-rút B, từ chẩn đoán sớm đến xử trí và theo dõi trong quá trình điều trị. Thông thường, có khoảng 80% người bệnh sẽ không nhận ra bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng; vì vậy, đa số bệnh nhân thường được chẩn đoán và chữa trị vào giai đoạn muộn (nhiều người trong số họ thậm chí còn không biết bản thân mình đã bị nhiễm bệnh hay thường bỏ qua những biểu hiện ban đầu của bệnh); điều đó có thể khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Hậu quả là, ảnh hưởng tới việc điều trị khó khăn, tốn kém và hiệu quả thấp! Đây là một trong những bất cập lớn tại Việt Nam, quốc gia có khoảng 15 đến 20% dân số bị nhiễm vi-rút viêm gan B”.
Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy đối với bệnh nhân viêm gan B mạn tính, nồng độ HBsAg tương quan gián tiếp với sự kiểm soát lây nhiễm – mức HBsAg càng thấp thì sự kiểm soát lây nhiễm càng cao.
Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán bệnh viêm gan B chủ yếu là thông qua xét nghiệm máu và việc đi xét nghiệm máu thường xuyên tại bệnh viện, nhất là đối với bệnh nhân ở xa, không phải là một việc dễ dàng.
Trong khi đó, xét nghiệm chính là chỉ số đo lường số lượng kháng nguyên bề mặt của vi-rút viêm gan B (HBsAg) giúp đánh giá mức độ kiểm soát miễn dịch của cơ thể đối với vi-rút, qua đó xác định liệu bệnh nhân có đáp ứng với điều trị hay không. Xét nghiệm này có ý nghĩa quan trọng trong công tác theo dõi điều trị của các bác sĩ, giúp họ đánh giá được tình trạng kiểm soát miễn dịch của bệnh nhân, nguy cơ tiến triển từ viêm gan B sang bệnh xơ gan và ung thư gan và từ đó thay đổi cách thức xử trí phù hợp đối với bệnh nhân.
Do đó, một xét nghiệm máu như xét nghiệm Roche Elecsys® HBsAg II định lượng, sẽ giúp định lượng kháng nguyên bề mặt vi-rút sẽ giúp cá nhân hóa việc xử trí và điều trị đối với các bệnh nhân viêm gan B mạn tính.
Ngoài việc theo dõi đáp ứng điều trị, định lượng HBsAg kết hợp với định lượng HBV DNA có thể được sử dụng để phân biệt những người mang vi-rút không hoạt động với những người bệnh đang tiến triển, qua đó xác định rõ hơn những ai cần điều trị và theo dõi thường xuyên với những người không cần điều trị. Hơn thế nữa, khi kết hợp mức nồng độ HBV DNA, nồng độ HBsAg có thể giúp các bác sĩ dự đoán tốt hơn khả năng tiến triển của bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính thành ung thư gan, và thực sự tạo ra cuộc cách mạng trong việc cá nhân hóa điều trị đối với viêm gan B mạn tính trong y học hiện đại.

7/01/2013

Bài thuốc trị chứng viêm gan vàng da

Bệnh gan vàng da chính là viêm gan vi-rút, là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa thường rất dễ biến thành dịch.
Các dấu hiệu chung của bệnh thường thấy: Người bệnh sốt, nước tiểu sậm màu, vàng mắt, vàng da, đau tức vùng bụng, bụng ậm ạch khó chịu, đau buốt đầu, ăn uống giảm, tiêu hóa chậm, phân bạc màu, một số trường hợp có gan to (khám lâm sàng có thể phát hiện được gan to). Nếu được điều trị và chống dịch tích cực bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếu điều trị lơ là, môi trường sống ô nhiễm, bệnh sẽ lây lan ra diện rộng, mức độ nguy hiểm khó lường.
Phép trị theo Đông y: Chống viêm, thanh nhiệt, bổ sung dinh dưỡng phù hợp để phục hồi chức năng gan. Sau đây là một số bài thuốc điều trị theo từng thể lâm sàng.


1. Bệnh viêm gan cấp tính:
Người bệnh mỏi mệt, vàng mắt, vàng da, sốt nhẹ, ăn uống giảm, đau tức âm ỉ vùng gan, bụng ậm ạch, gan có thể to nhưng mật độ còn mềm. Nước tiểu sậm màu, lượng ít… Dùng một trong các bài:
Bài 1: Nhân trần 16g, chi tử 12 g, nam hồng bá 16g, củ đợi 12g, hạ liên châu 16g, rau má 20g, sa tiền thảo 20g, râu bắp 12g, bạch thược 12g, cam thảo 15g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng thuốc 20 ngày liên tục hoặc cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Bài 2: Hạ liên châu 12g, cà gai leo 16g, củ đợi 12g, đương quy 12g, mía dò 20g, tang diệp 20g, lạc tiên 20g, trần bì 12g, nam hoàng bá 16g, đan bì 10g, sa tiền 16g, lá đinh lăng 20g, cam thảo 15g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng thuốc từ 20 đến 25 ngày liên tục.
Bài 3: Lá bưởi bung 16g, kim tiền thảo 16g, hạ liên châu 16g, chi tử 12g, củ đợi 16g, củ đinh lăng 16g, kê nội kim 12g, nam hoàng bá 16g, kim liên hoa 12g, cúc hoa 10g, chỉ xác 6g, bạch truật 12g, trần bì 10g, đương quy 16g, nhân trần 10g, cam thảo 12g, sâm đại hành 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Uống 25 ngày một liệu trình.