8/23/2017

Sau khi diệt tủy răng nên làm gì để răng đỡ bị đau buốt

Bác sỹ có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi là không biết lấy tủy răng có ảnh hưỡng gì không? Sau khi diệt tủy răng làm gì để hạn chế những tác dụng phụ? Mong bác sỹ cho tôi lời khuyên hữu ích nhất

Trả lời:

Chào cháu Nhược Linh!

Rất cảm ơn cháu đã chia sẻ băn khoăn “lấy tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không” tới chuyên mục tư vấn nha khoa Kim. Với câu hỏi của cháu chúng tôi xin được giải đáp ngắn gọn như sau:

Tủy răng là một bộ phận trong cấu trúc răng, giúp phần chân răng bám trụ vào hệ thống xương hàm, cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống chiếc răng giúp răng chắc khỏe. Bởi vậy, lấy tủy răng không phải là việc được bác sĩ khuyến khích, chỉ khi bệnh biến chứng nặng thì kỹ thuật này mới được chỉ định.

>> tham khảo: phẫu thuật chỉnh hình răng

1. Những ai cần lấy tủy răng?

Không phải trường hợp viêm tủy răng nào cũng cần thực hiện lấy tủy răng. Khi bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định hàn trám răng thông thường hoặc cũng có thể khi tủy răng bị hoại tử gây chết tủy, có nguy cơ lây lan ra các tổ chức quanh răng thì việc nhổ răng có thể được chỉ định.

Chỉ khi bạn có những biểu hiện sau thì hãy quan tâm lấy tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không và đi tìm địa chỉ nha khoa uy tín:
Đó có thể là biểu hiện của viêm tủy răng giai đoạn nặng, bạn phải nhờ sự tư vấn của bác sĩ để biết chính xác mình có cần thực hiện lấy tủy răng hay không!

2. Lấy tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Cho đến nay, cũng chưa có một nghiên cứu nào khẳng định chính xác để trả lời cho câu hỏi “lấy tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không”, chúng tôi chỉ đưa ra khuyến cáo: nếu không thật sự cần thiết thì cháu cũng không nên lấy tủy răng.

Vì khi lấy tủy cũng coi như nguồn mạch nuôi dưỡng răng không còn, răng như đã “chết”. Có thể mức chịu lực của các răng chết tủy ban đầu tốt, nhưng khả năng đó sẽ bị suy giảm sau một thời gian. Độ bền thường chỉ từ 2-3 năm sau đó răng sẽ rất giòn, dễ vỡ và để kéo dài tuổi thọ của răng sau lấy tủy, bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân nên tiến hành hàn trám hoặc bọc răng sứ.

Răng sau lấy tủy muốn kéo dài tuổi thọ nên hàn trám răng hoặc bọc răng sứ

Theo mô tả, cháu thường bị những cơn đau nhức răng nghiêm trọng về ban đêm thì rất có thể việc lấy tủy răng là trường hợp cần thiết. Nếu để lâu, tình trạng viêm tủy có thể nặng hơn, biến chứng sang các căn bệnh khác về răng miệng, và lúc đó, cháu có thể sẽ phải dùng đến phương pháp nhổ răng.

3. Lấy tủy răng như thế nào để an toàn, không biến chứng?

Nếu được lấy tủy răng tại trung tâm nha khoa uy tín, câu hỏi lấy tủy răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không sẽ không còn là nỗi lo khi cháu có ý định đi điều trị răng sâu.

>> tham khảo: phục hình răng cố định

Cháu có thể tham khảo quy trình lấy tủy răng tại Nha khoa Kim. Ứng dụng công nghệ hiện đại cùng sự hỗ trợ của công nghệ điều trị răng không đau no pain 6.0 này sẽ đảm bảo làm sạch phần tủy cũng như giảm đau một cách tối đa cho bệnh nhân.

Dưới đây là 6 bước thực hiện lấy tủy an toàn bằng công nghệ RECIPROC® Blue tại nha khoa Kim:

✣ Bước 1: Khám tổng quan: bác sĩ sẽ chụp x-quang, lên phương pháp điều trị viêm tủy răng.

✣ Bước 2: Gây tê: giúp bệnh nhân hạn chế cảm giác đau đớn nhất trong thời gian bác sĩ điều trị.

✣ Bước 3: Đặt đế cao su: Bác sĩ sẽ sử dụng đế cao su ôm sát vao răng cần lấy tủy, cách ly răng khỏi nướu và khoang miệng, để răng ở trạng thái khô không cho vi khuẩn xâm nhập, tránh bị nhiễm trùng

✣ Bước 4: Lấy tủy răng: bệnh nhân được gây tê, sau đó bác sĩ dùng mũi khoan nha khoa để tạo một đường nhỏ trên răng thông xuống ống tủy, trâm RECIPROC® blue được bác sĩ sử dụng lấy sạch tủy răng bị viêm và vi khuẩn.

✣ Bước 5: Bịt ống tủy: bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng vật liệu nhựa nha khoa gutta percha để ống tủy được trám kín.

✣ Bước 6:  Tiến hành phương pháp hàn trám, hoặc bọc răng sứ để kéo dài tuổi thọ của răng sau lấy tủy.

No comments:

Post a Comment