6/28/2013

Nên ăn gì khi bị viêm gan B mạn tính

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm chậm quá trình tiến triển của viêm gan mãn tính.
Gan là một cơ quan rất quan trọng của cơ thể, thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Gan tham gia vào các quá trình giải độc, chuyển hóa, điều hòa hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể giữ cho cơ thể có được sức khỏe tốt nhất.
Do đó, ở những bệnh nhân bị viem gan B mãn tính, gan bị tổn thương không hồi phục, sức khỏe của người bệnh bị đe doạ nghiêm trọng. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống, dinh dưỡng và tập luyện đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Vì vậy, việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng cho những người mắc bệnh viêm gan mãn tính cần được quan tâm triệt để.
Chế độ ăn cho người bị viêm gan cần đảm bảo cả 2 yếu tố chất và lượng. Chế độ ăn cụ thể cho tình trạng bệnh như sau:
Bệnh nhân viêm gan mãn tính giai đoạn đầu, quá trình tiêu hóa chưa gặp trở ngại nào, nhưng về lâu dài hệ thống tiêu hóa sẽ yếu dần vì vậy dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng.
Bên cạnh việc ăn uống bình thường, tránh kiêng khem quá mức cần thiết bệnh nhân cũng nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp, axit folic, đặc biệt ở những bệnh nhân bị viêm xơ gan do rượu.
Với bệnh nhân viêm gan mãn tính có vàng da, khả năng bài tiết mật giảm vì thế sự hấp thu các chất béo trở nên khó khăn hơn, các loại sinh tố hòa tan trong mỡ như Vitamin A, D, E sẽ không hấp thụ đủ. Vì vậy, nên uống thêm một số thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất mỗi ngày. Bệnh nhân cũng nên ăn nhiều rau quả và trái cây để có đủ chất xơ, ăn nhiều đạm nhất là đạm thực vật.
Việc cần bổ sung chất đạm trong viêm gan là rất cần thiết vì chất đạm giúp cơ thể nhanh phục hồi và có tác dụng chống đỡ lại bệnh tật, làm tế bào gan tăng trưởng và phục hồi. Tuy nhiên, với bệnh nhân suy gan nặng cần kiêng tuyệt đối đạm động vật. Nên ăn các chất đạm có nguồn gốc từ thực vật như đậu xanh, đậu nành…
Lưu ý chung: Cần tránh tuyệt đối bia rượu, đây là kẻ thù rất nguy hiểm với gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở những người nghiện rượu bia lâu ngày dễ dẫn tới bệnh gan, xơ gan, bệnh trở nên trầm trọng hơn, tuổi thọ sẽ giảm so với những người bị viêm gan mà không uống rượu.
Bệnh nhân bị viêm gan mãn tính không nên uống hay ăn những thực phẩm chứa nhiều chất sắt vì gan bị viêm mãn tính có khuynh hướng giữ chất sắt nhiều hơn mức bình thường.
Vì vậy, đưa vào cơ thể thêm nhiều chất sắt dễ làm tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan khác như tim, tụy. Các chuyên gia cũng khuyên người bị bệnh gan nên tránh nấu ăn bằng nồi sắt vì một số phân tử sắt có thể hòa tan vào thức ăn.
Tránh béo phì vì bệnh béo phì dễ dẫn đến các bệnh tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ làm cho gan đã bị viêm có nguy cơ trở thành xơ gan. Vì vậy, những người viêm gan mãn tính cũng nên có chế độ tập thể dục một cách phù hợp và giảm bớt các thức ăn có chất béo và đường.
Ngoài ra, có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh có thể gây tổn thương các tế bào gan, nên người bị viêm gan mãn tính cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào.
Tóm lại, những người bị viêm gan mãn tính, ở từng giai đoạn việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và tránh xa các chất độc hại là rất cần thiết nhằm góp phần tạo nên chất lượng sống tốt hơn cũng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

6/27/2013

Đừng để nước xa mới lấy lửa gần

Tuổi 20
Đây là độ tuổi sung sức nhất trong cuộc đời mỗi con người, bạn ít khi thấy mệt mỏi hay có biểu hiện bệnh gì trầm trọng và chẳng thấy có lý do gì phải đi bác sĩ cả. Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu bạn phớt lờ đến sức khoẻ của mình trong độ tuổi này bởi đây là giai đoạn thường tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại về sau.
Những căn bệnh liên quan đến lượng cholesterol cao, huyết áp cao và tiểu đường đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các phụ nữ trẻ, đặc biệt với những người có nguy cơ béo phì, những người phải ngồi nhiều hoặc trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh.
Do vậy, việc đi khám là không thể bỏ qua. Có rất nhiều căn bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến tử vong rất nhanh.
Khám cổ tử cung
Hiện nay, ung thư cổ tử cung là một trong 5 căn bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong cao nhất với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ Đông Nam Á. Các nhà khoa học đã có những bước tiến quan trọng trong việc tìm ra phương pháp điều trị nhưng mới chỉ dừng lại ở những bệnh nhân khởi phát giai đoạn đầu tiên. Do đó, việc đi khám nhằm phát hiện sớm những tai biến bất thường trong tử cung là rất quan trọng.
Với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục, 3 năm phải đi khám cổ tử cung 1 lần. Việc khám nghiệm rất an toàn, nhẹ nhàng và không hề ảnh hưởng gì đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Kiểm tra nước tiểu
Kiểm tra lượng protein trong nước tiểu sẽ giúp phát hiện những vấn đề về thận, viêm đường tiết niệu hoặc máu (nhất là khi nước tiểu được kiểm tra trong thời điểm ngoài chu kì kinh nguyệt sẽ cho kết quả chính xác những căn bệnh như viêm thận, sỏi thận, viêm đường tiết niệu), lượng gluco thông báo cho bạn khả năng bị tiểu đường và một số bệnh viêm nhiễm khác.
Việc kiểm tra nước tiểu hiện có ở tất cả các bệnh viện, đối với những ai có triệu chứng tái phát những bệnh về viêm nhiễm cần thường xuyên đi kiểm tra. Nếu có vấn đề về thận bạn cần làm thêm một xét nghiệm về máu.
Kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục
Có thể nhiều bạn sẽ phớt lờ khi đọc đến đây vì cho rằng chỉ có những người quan hệ tình dục bừa bãi, tình dục không an toàn mới mắc phải những bệnh ấy. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyên chúng ta nên đi kiểm tra, đặc biệt với những bạn trẻ sắp kết hôn, vì chỉ cần một lần quan hệ tình dục không an toàn là bạn có thể nhiễm bệnh.
Rất nhiều trường hợp những người không biết mình nhiễm bệnh sau khi kết hôn đã vô tình truyền bệnh cho bạn đời. Việc đi khám và thử máu là cần thiết.
Kiểm tra lượng đường trong máu
Đây là việc làm để phòng tránh bệnh tiểu đường, những người có hàm lượng đường trong máu cao sẽ tăng nguy cơ mắc tiểu đường, căn bệnh gây tử vong cao và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.
Do thói quen ngồi nhiều và chế độ ăn uống quá nhiều chất đường, chất béo ngày càng có nhiều phụ nữ trẻ mắc bệnh tiểu đường. Đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, béo phì hoặc gia đình có tiền sử người mắc bệnh tiểu đường cần đi khám mỗi năm một lần.
Kiểm tra các bệnh viêm gan siêu vi A&B
Mục đích là xem bạn có mang mầm bệnh hay cơ thể đã được miễn dịch. Viêm gan siêu vi B cấp tính có thể dẫn đến xơ gan thậm chí ung thư gan. Nếu cơ thể chưa được miễn dịch bạn phải tiêm vắc xin phòng bệnh.
Những phụ nữ sống và làm việc trong môi trường thiếu vệ sinh sẽ dễ mắc chứng viêm gan siêu vi A còn đối với viêm gan siêu vi B thì tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh cao.
Tuổi 30
Nếu chuẩn bị có con bạn cần kiểm tra cả về tâm lý lẫn sức khoẻ. Kiểm tra tâm lý giúp bạn có tâm trạng thật thoải mái, một điều rất quan trọng trong quá trình thụ thai và mang thai sau này.
Dựa vào kết quả kiểm tra phụ khoa và kiểm tra máu các bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng nội tiết tố, xem cơ thể bạn có gì bất thường không, có mang bệnh tiềm ẩn hay có lỗi gì trong gen gây ảnh hưởng đến đứa trẻ sau này không. Kiểm tra trước giúp bạn tránh được tối đa nguy cơ sinh ra trẻ bị khiếm khuyết.
Kiểm tra chức năng gan
Ở tuổi 30, việc kiểm tra xem gan hoạt động tốt hay không đóng vai trò khá quan trọng. Chế độ ăn có hàm lượng béo cao và lạm dụng quá nhiều rượu bia, thức uống có cồn sẽ làm tăng nguy cơ gan bị phá hủy. Nếu ở lứa tuổi 30 đã bị kêu là béo thì bạn nhất thiết phải đi kiểm tra gan vì hàm lượng chất béo bão hòa trong cơ thể đang ở mức cao, rất nguy hiểm cho sức khoẻ và có thể gây bệnh gan nhiễm mỡ.
Kiểm tra lượng cholesterol trong máu
Thức ăn ngày nay chủ yếu xoay quanh thịt, cá trứng, đồ ăn nhanh, đồ hộp. Nếu trong thức ăn có chứa nhiều cholesterol, lượng cholesterol trong máu sẽ tăng và kéo theo nguy cơ những bệnh về tim mạch. Đặc biệt tỷ lệ người Việt Nam mắc những bệnh do cholesterol đang ngày càng tăng nên bạn không nên bỏ qua việc kiểm tra cholesterol.
Đối với những phụ nữ có tiền sử bị tim, huyết áp cao đã từng được chẩn đoán là hàm lượng cholesterol cao cần đi kiểm tra mỗi năm một lần. Còn với những người được chẩn đoán bình thường thì khoảng 3 đến 5 năm đi kiểm tra một lần.
Để duy trì mức cholesterol ổn định, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, bỏ dần những món ăn ưa thích nhưng nhiều cholesterol và nhớ thường xuyên tập luyện thể thao.
Lượng cholesterol lý tưởng là khoảng dưới 200mg/dl. Cholesterol có 2 loại LDL là loại có hại cho cơ thể, không được vượt quá mức160mg/dl, còn HDL là cholesterol có ích giúp giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cần được duy trì ở mức tối thiểu là 60mg/dl.
Kiểm tra máu trong phân
Ung thư ruột kết-trực tràng là căn bệnh gây tử vong cho phụ nữ cao thứ 2 trong số các loại ung thư, trong đó hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 20% số ca mắc bệnh.
Các cuộc điều tra đã đưa ra kết luận những phụ nữ trên 35 tuổi, hoặc những người có thâm niên hút thuốc lá, có biểu hiện đột ngột sút cân, cơ quan đường ruột thay đổi bất thường cần phải đi khám thường xuyên.
Siêu âm kiểm tra vùng xương chậu
Mục đích là để kiểm tra những bất thường nếu có về tử cung và buồng trứng.
Những phụ nữ trên 35 tuổi đặc biệt là những người có vấn đề về kinh nguyệt hoặc có những dấu hiệu bất thường như kinh nguyệt không đều, đau lưng suốt thời gian kinh nguyệt...
Kiểm tra sẽ giúp bạn tránh được những triệu chứng khác khi bước vào tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh sau này.
Kiểm tra huyết áp
Ngay cả khi còn trẻ chúng ta cũng nên thường xuyên kiểm tra huyết áp vì huyết áp cao làm tăng nguy cơ bị tim và những bệnh liên quan đến động mạch vành.
Đối với người lớn huyết áp 110/70-120/80mmHg được coi là lý tưởng, khoảng 140/90mmHg hoặc hơn là cao và cần được theo dõi thường xuyên. Phụ nữ tuổi càng cao càng cần kiểm tra thường xuyên hơn.
Trên 40
Ở tuổi này người ta dễ mắc bệnh hơn vì sức đề kháng kém đi rõ rệt. Với phụ nữ, một trong những việc cần làm là đi chụp X quang nhằm xác định các khối u vùng ngực. Đây là tầm tuổi mà bệnh ung thư vú xuất hiện nhiều nhất, nếu phát hiện sớm khả năng chữa trị sẽ cao hơn. Phụ nữ 40-50 tuổi cần đi khám mỗi năm một lần, trên 50 tuổi 2 năm/lần. Nếu trong gia đình có người bị ung thư vú thì cần kiểm tra sớm hơn.
Kiểm tra tỉ trọng xương
Độ tuổi của người phụ nữ tỉ lệ nghịch với lượng khoáng trong xương của họ. Lượng khoáng giảm khiến xương ngày càng giòn và chóng bị loãng xương, làm tăng nguy cơ xương dễ bị thương tổn, chỉ cần một chấn động nhỏ cũng dễ dẫn đến gãy nứt xương.
Kiểm tra mật độ khoáng trong xương giúp bạn xác định sự chắc chắn của xương, nhất là ở xương hông, xương cổ tay, xương cột sống. Những phụ nữ ở lứa tuổi mãn kinh là những người có nguy cơ loãng xương cao nên đi khám đều đặn và tăng cường bổ sung canxi.

6/26/2013

Trẻ sơ sinh có thể bị viêm gan B

Nguyên nhân nào?
Nguyên nhân chính của sự nhiễm virút viem gan B ở trẻ sơ sinh là do mẹ bị nhiễm virút này rồi truyền sang cho con bởi máu của mẹ hoặc qua nhau thai khi mang thai. Theo thống kê, ở nước ta có khoảng từ 10 - 13% phụ nữ đang mang thai bị nhiễm virút viêm gan B. Đây là một tỉ lệ rất lớn.
Trẻ cần được tiêm phòng vắc-xin viêm gan B mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh
Nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B ở thời kỳ đầu của thai kỳ (3 tháng đầu) thì có tỉ lệ mẹ truyền mầm bệnh virút cho con chỉ chiếm tỉ lệ thấp (khoảng 1%) và nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B vào 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỉ lệ người mẹ truyền mầm bệnh cho con lên tới 10%, đặc biệt nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ thì tỉ lệ người mẹ truyền mầm bệnh cho con lên tới từ 60 - 70%. Như vậy, tỉ lệ người mẹ mang thai bị nhiễm virút viêm gan B truyền sang cho thai nhi từ giai đoạn tháng thứ 3 trở đi là rất cao.
Ngày nay, để đánh giá sự tiến triển của virut viêm gan B trong cơ thể người bị lây nhiễm, có nhiều phương pháp khác nhau nhưng thông thường và có thể áp dụng ở các phòng xét nghiệm của bệnh viện tuyến tỉnh là xác định HBsAg và HBeAg. HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virút viêm gan B, khi xét nghiệm thấy dương tính chứng tỏ cơ thể người đó đã bị nhiễm virút này. Còn HBeAg cũng là một loại kháng nguyên của virút viêm gan B (kháng nguyên lõi). Khi xuất hiện và tồn tại của kháng nguyên này chứng tỏ virút đang nhân lên (đang sinh sôi nảy nở và tế bào gan đang bị xâm hại). Trong giai đoạn này nếu xét nghiệm men gan (SGOT, SGPT, GGT) thì thấy các loại men gan này tăng rất cao (ít nhất là gấp đôi chỉ số bình thường) do tế bào gan bị hủy hoại bởi virút, giải phóng ra men gan. Các thống kê cho thấy rằng, khi xét nghiệm máu của một người mẹ đang mang thai ở 3 tháng cuối mà thấy cả 2 loại HBsAg và HBeAg cùng dương tính (song song tồn tại) thì tỉ lệ truyền virút từ mẹ sang cho con lên tới từ 90 -100%. Tuy vậy, nếu tiến hành đồng thời 2 xét nghiệm này mà chỉ thấy HBsAg dương tính, trong khi đó HBeAg âm tính thì tỉ lệ người mẹ truyền bệnh cho con có tỉ lệ thấp hơn nhiều (khoảng 20%).
Có nguy hiểm cho trẻ không?
Trẻ sơ sinh bị nhiễm virút viêm gan B bởi sự lây truyền từ người mẹ là một vấn đề nan giải trong công tác chữa bệnh. Số trẻ bị nhiễm virút viêm gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan cấp tính, chiếm tỉ lệ khoảng từ 5 - 7%.
Số trẻ sơ sinh bị viêm gan cấp tính thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình mà hầu hết là biểu hiện bệnh không rõ ràng. Viêm gan B cấp tính ở trẻ sơ sinh có thể có một số triệu chứng như vàng da, nước tiểu vàng, bỏ bú mẹ hoặc bú kém. Xét nghiệm máu sẽ thấy men gan và các chỉ số bilirubin máu cũng rất tăng rất cao. Các biểu hiện này rất dễ bỏ qua vì trẻ thường ở trong phòng thiếu ánh sáng và nhất là quan sát dưới ánh sáng đèn rất khó đánh giá hoặc có phát hiện được thì đôi khi có thể nhầm với trẻ vàng da sinh lý cho nên không cho trẻ đi khám bệnh ngay.
Người ta cũng thấy rằng có tới 50% số trẻ sơ sinh bị viêm gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành, thậm chí ung thư gan.
Nên làm gì khi trẻ sơ sinh nghi bị viêm gan B?
Khi trẻ sinh ra nghi ngờ bị bệnh gan B thì cần cho trẻ đi khám bệnh ngay, tốt nhất là khám bệnh ở cơ sở y tế có đủ điều kiện xét nghiệm. Sau khi khám bệnh xác định trẻ bị viêm gan B, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khám bệnh và khi thấy trẻ vàng da thuyên giảm hoặc hết thì nên đưa trẻ đi khám bệnh định kỳ hàng tháng trong vòng khoảng 6 tháng. Đối với trẻ sau khi sinh ra mà không bị viêm gan B thì cần được tiêm phòng vắc-xin mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh. Trẻ đó phải được tiêm phòng mũi thứ 2 một tháng cách mũi 1 và mũi thứ 3 khi trẻ được 2 tháng tuổi. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nếu xét nghiệm máu chưa bị nhiễm virút viêm gan B thì cần tiêm phòng vắc-xin ngay sau khi xét nghiệm. Đối với phụ nữ đang mang mầm bệnh virút viêm gan B (HBsAg dương tính và ngay cả khi HBeAg dương tính) muốn mang thai cần có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa. Đối với phụ nữ chưa tiêm phòng vắc-xin mà trong thời kỳ mang thai bị viêm gan B càng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để biết nên xử trí như thế nào, nhất là bị viêm gan B từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi. Đối với các cặp vợ chồng mà cả hai chưa bị nhiễm virút viêm gan B thì cần tiêm phòng ngay sau khi xét nghiệm HbsAg âm tính để được an toàn khi người vợ mang thai. Nếu một trong 2 người (vợ hoặc chồng) bị nhiễm virút viêm gan B thì người còn lại cũng cần khẩn trương tiêm phòng vắc-xin ngay.

6/25/2013

Gan nhiễm mỡ do đâu

Nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gan nhiem mo: chế độ ăn, nghiện rượu, thể trạng, một số bệnh lý, sử dụng thuốc.
Chế độ ăn quá nhiều năng lượng khiến khả năng chuyển hóa năng lượng của gan gặp trở ngại, gây nên tình trạng chất béo tích lũy ở gan.
Nghiện rượu dẫn đến GNM do rượu làm giảm quá trình oxy hóa acid béo ở gan, tăng vận chuyển & este hóa acid béo tạo thành trigliceride, ngoài ra rượu còn làm giảm tổng hợp & bài tiết lipoprotein ở gan.
Những người thừa cân, béo phì thường ăn uống vượt quá nhu cầu của cơ thể.Khi đó “phần thừa” sẽ được chuyển hóa thành mỡ để dự trữ năng lượng. Mỡ tích tụ ở gan gây nên GNM.Những người bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu các vi chất cần thiết sẽ làm chuyển hóa mỡ không hiệu quả và gan bị nhiễm mỡ. Những người gầy, thiếu protein trong thời gian dài sẽ làm mỡ trong máu không thể chuyển hóa nên sinh ra GNM.
Tình trạng gan nhiễm mỡ cũng liên quan đến một số bệnh lý như bệnh đái tháo đường type II, béo phì, mức triglyceride trong máu cao…
Biện pháp phòng ngừa
Bệnh GNM hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng việc tạo nên một lối sống lành mạnh: chế độ dinh dưỡng cân đối, kiểm soát trọng lượng cơ thể, hạn chế rượu bia, thuốc lá; rèn luyện thể dục thể thao hợp lý.Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
Đối với người bị GNM, ngoài việc thay đổi lối sống như trên thì có thể dùng các sản phẩm để dieu tri gan nhiem mo có nguồn gốc thảo dược để tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan như Cardus marianus (Silymarin), Diệp hạ châu, Bồ công anh, Nhọ nồi…

Bia, rượu “bào mòn” tế bào gan

Ước tính hiện có khoảng 8 triệu người Việt bị nhiễm virus viem gan B hoặc C và ung thư gan là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở nam giới. Các bệnh lý về gan đang là nỗi kinh hoàng trong nhịp sống hiện đại hối hả do nhiều người vẫn duy trì thói quen uống rượu bia quá nhiều. Việc giải độc gan thế nào để duy trì một cơ thể khỏe mạnh là nỗi băn khoăn của không ít người.
Bia, rượu “bào mòn” tế bào gan
Viêm gan do virus là tình trạng viêm gan do một trong 5 loại virus viêm gan gây ra, được gọi là các loại A, B, C, D và E. Viêm gan B và C được quan tâm đặc biệt do phần lớn những người bị nhiễm hai loại virus này không biểu hiện các triệu chứng ở giai đoạn sớm của bệnh, và chỉ biết mình mắc bệnh khi thấy ốm dai dẳng có thể tới cả vài chục năm sau khi bị nhiễm virus. Theo các bác sĩ, các đường lây truyền của các loại virus viêm gan rất khác nhau. Viêm gan B, C và D lây truyền qua máu của người bị nhiễm; viêm gan B và C còn lây qua quan hệ tình dục không an toàn. Viêm gan A và E thường lây truyền qua nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Đáng lưu ý, một trong những nguyên nhân chính gây bệnh lý về gan là do người dân lạm dụng rượu, bia làm hủy hoại tế bào gan. Rượu bia là thức uống ưa chuộng của nhiều người. Tuy chúng có một số ích lợi nếu uống điều độ nhưng nếu thường xuyên “quá chén” sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan của cơ thể như thận, gan, dạ dày, tụy, não… Trong đó, gan là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất. Nếu uống quá nhiều bia, rượu, nồng độ cồn sẽ tăng dần trong máu, tích tụ thành các bệnh lý gan mật có hại cho cơ thể.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên toàn cầu, khoảng 500 triệu người - hay nói cách khác cứ 12 người thì có 1 người nhiễm virut viêm gan B hoặc viêm gan C. Tuy nhiên, nhận thức về các bệnh này và các yếu tố nguy cơ của chúng vẫn còn rất thấp. Nếu không được điều trị và không được kiểm soát, viêm gan B và C có thể dẫn đến ung thư gan hoặc xơ gan. Ước tính có khoảng 57% các trường hợp xơ gan và 78% các trường hợp ung thư gan do nhiễm vi rút viêm gan B hoặc C. Viêm gan B và C cũng lấy đi sinh mạng của khoảng một triệu người mỗi năm.
Các chuyên gia gan mật cho rằng, gan là cơ quan có khả năng tái tạo rất lớn về mặt chức năng. Vì vậy, một khi cơ thể biểu hiện các triệu chứng của bệnh lý gan mật tức là bệnh đã nặng hoặc diễn biến từ rất lâu. Chỉ cần gan không đào thải được lượng độc tố ra khỏi cơ thể sẽ làm phát sinh nhiều bệnh như viêm gan, xơ gan… Tùy từng giai đoạn và mức độ bệnh có biểu hiện khác nhau. Bệnh gan nếu phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ cho kết quả tốt, còn khi phát hiện ở giai đoạn muộn như đã xơ gan hoặc ung thư gan việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém, vì khi đó gan không còn khả năng hồi phục và có nhiều biến chứng. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, người dân hãy tự bảo vệ mình bằng cách không nên uống rượu bia quá nhiều. Đối với người nghiện rượu cần sớm cai rượu, tăng cường ăn chất đạm như cá thịt, ăn nhiều hoa quả tươi và dùng vitamin nhóm B.
Viên nén Cydnacan giúp bảo vệ, phục hồi, tăng cường chức năng Gan bị tổn thương, giải độc gan, giải rượu tăng cường sức đề kháng.
Xua tan nỗi lo cho người bệnh gan
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại là sự ra đời của rất nhiều sản phẩm đặc trị bệnh gan khác nhau. Trong đó, sản phẩm Cydnacan của Công ty TNHH Dược phẩm Melia được đánh giá là sự kết hợp hoàn hảo các thành phần từ thiên nhiên giúp bảo vệ, phục hồi, tăng cường chức năng gan bị tổn thương, giải độc gan, giải rượu tăng cường sức đề kháng đối với người mới ốm dậy. Tin tưởng dùng sản phẩm Cydnacan đã lâu, ông Ngô Tuấn Việt (Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: 0913 375 707) chia sẻ: “Do thường xuyên phải đi tiếp khách, uống rượu bia nhiều nên sức khỏe của tôi ngày một sa sút. Trong một lần khám sức khỏe tôi mới bàng hoàng nghe tin gan của tôi đã có dấu hiệu xơ. Được bạn bè giới thiệu sản phẩm Cydnacan có thể hạn chế được tình trạng suy giảm chức năng gan nên tôi đã uống thử và tin dùng cho đến bây giờ. Tôi cảm thấy cơ thể sảng khoái hơn nhiều, mặt không đỏ bừng bừng, sưng tấy nữa…”.
Kết quả xét nghiệm máu khiến chị Bùi Thị Thanh Huyền (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 0912 153 995) khá căng thẳng, lo lắng vì các chỉ số mỡ máu và men gan khá cao. Tuy nhiên, sau một thời gian uống Cydnacan, chỉ số mỡ máu của chị giảm đi rõ rệt và dần dần duy trì ở mức ổn định. Chị Huyền vui vẻ cho biết: “Cydnacan ở dạng viên nén có màu nâu, tôi cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của dược liệu. Sản phẩm này cũng rất dễ uống mà không tạo ra cảm giác khó chịu thường thấy như mỗi lần uống thuốc. Mỗi ngày chỉ cần uống 2 lần, mỗi lần 2 viên, trước bữa ăn 30 phút là có thể duy trì một cơ thể khỏe mạnh rồi…”.
Không chỉ giảm mỡ máu, men gan, Cydnacan còn giúp người sử dụng có cảm giác ăn ngon miệng, nhanh đói và tiêu hóa khá tốt nhờ các thành phần thảo dược hỗ trợ có trong thành phần. Chị Phạm Thanh Thủy (Hoàng Thiết Tâm, Kiến An, Hải Phòng số điện thoại 0987072875) sau khi dùng sản phẩm Cydnacan được hơn một tháng cho biết: “Thực tế trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng giải độc, bổ gan nên khi nghe một người bạn giới thiệu về Cydnacan tôi đã bán tín bán nghi. Ngần ngừ mãi cũng quyết định mua một hộp về dùng thử. Chỉ sau khi uống hết vỉ đầu tiên, tôi đã cảm nhận sự thay đổi khá rõ trong cơ thể mình, đó là ăn uống rất ngon miệng, ngủ tốt hơn và đặc biệt là tiêu hoá rất tốt. Tôi bị táo bón kéo dài, nhưng sử dụng Cydnacan, việc đi vệ sinh rất dễ dàng và đều đặn hàng ngày.”
Lý do vì đâu mà Cydnacan có tác dụng kỳ diệu đến vậy? Có lẽ nhiều người chưa biết được thành phần chính trong Cydnacan là vị thuốc quý đông trùng hạ thảo với 17 acid amin khác nhau cùng nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng “Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm”, “Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ”, “Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân”. Loại thuốc quý này là loại “Tư bổ dược thiện” có thể chữa được “Bách hư bách tổn”. Đặc biệt, trong đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học có giá trị dược liệu thần kỳ. Trong đó phải kể đến cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs).
Ngoài ra, trong Cydnacan còn có các loại thành phần khác được dân gian sử dụng hiệu quả từ ngàn đời nay để “khắc chế” rượu như cà gai leo chữa ngộ độc rượu, xát vào răng khi uống rượu để tránh say rượu; cũng dùng rễ sắc nước cho người bị say uống để giải say. Lá bưởi có tác dụng sát khuẩn, tinh dầu từ lá bưởi chữa được cảm cúm, sốt, ho, nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi, không ra mồ hôi. Lá gai có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chi huyết (cầm máu), phá ứ. Lá cối xay giảm đau, thanh huyết nhiệt, hoạt huyết, làm tan máu tụ, giải độc, lọc máu, khai khiếu tinh thần. Phèn phi dùng để chữa ho, cổ họng sưng đau, đờm nhiều, viêm dạ dày và ruột cấp tính, khí hư bạch đới, kiết lỵ… Chè dây có hoạt chất gồm saponin steroid, alcaloid solasodin, flavonoid có tác dụng giải độc gan, ức chế nhân bản viêm gan siêu vi B
Do chứa đựng nhiều thành phần quý như vậy, viên nén Cydnacan có công dụng đặc biệt giúp bảo vệ tế bào gan, hạ men gan. Tăng cường bảo vệ chức năng gan trong các trường hợp xơ gan, gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao, viêm gan A, B, C. Đồng thời, hỗ trợ khả năng giải độc của gan trong các trường hợp dùng nhiều rượu, bia, các loại thuốc có hại gan; tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mới ốm dậy. Cydnacan đặc biệt thích hợp với những người suy giảm chức năng gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ; người hay phải sử dụng bia rượu; người già, trẻ em sau ốm dậy, ăn kém, sức đề kháng kém.

6/24/2013

Một số biện pháp xử lý tình trạng kháng thuốc của HBV

2.1. Phòng tránh kháng thuốc:
- Tránh các việc điều trị không cần thiết.
- Điều trị viêm gan B ban đầu với thuốc kháng virut có tỉ lệ kháng thuốc thấp hoặc với liệu pháp kết hợp.
- Chuyển sang liệu pháp thay thế ở các BN không đáp ứng ban đầu.
- Cần theo dõi chặt chẽ quá trình điều trị đối với BN nhằm phát hiện sớm nguy cơ kháng thuốc:
+ Theo dõi, kiểm tra sự tuân thủ trị liệu của BN để kiểm soát và ngăn chặn sự bùng phát virut.
+ Xác định mức độ kháng thuốc bằng kiểm tra cấu trúc di truyền.
+ Những BN viêm gan B mạn tính điều trị dài ngày bằng nucleos(t)ide analogs nên được kiểm tra một cách cẩn trọng về đáp ứng virut và sự bùng phát virut có thể xảy ra. Hầu hết các hướng dẫn hiện nay đều khuyến cáo nên kiểm tra HBV-DNA 3-6 tháng 1 lần trong thời gian điều trị để xác định đáp ứng virut ban đầu, đáp ứng virut toàn bộ và xác định sự bùng phát virut. Trên thực tế, người ta cho rằng nếu BN tuân thủ tốt liệu trình điều trị mà xuất hiện bất kỳ sự bùng phát virut nào cũng có thể nghĩ đến đó là sự kháng thuốc của virut.
Kiểm tra đột biến kháng thuốc của HBV để khẳng định sự hiện diện của kháng thuốc kiểu gen. Kháng thuốc kiểu gen có thể có mặt ở BN không có đáp ứng virut hoặc ở những BN có thất bại điều trị ban đầu với thuốc kháng virut. Chính vì vậy lý tưởng mà nói, kháng thuốc kiểu gen nên được kiểm tra trong tất cả các BN có thất bại điều trị ban đầu hoặc không có đáp ứng virut, tuy nhiên điều này có thể khó thực hiện trong thực hành lâm sàng.
2.2. Điều trị phối hợp nucleos(t)ides:
Cũng tương tư như điều trị HIV, người ta thấy rằng điều trị phối hợp nhiều nucleosides có hiệu quả hơn dùng một nucleoside. Điều trị viêm gan phối hợp làm chậm đề kháng thuốc và tăng hiệu quả điều trị. Điều này có thể áp dụng cho những trường hợp xơ gan mất bù, trường hợp nặng cần ghép gan. Điều trở ngại trong điều trị phối hợp là giá thành cao và độc tính cho cơ thể.
Có giả thuyết lại cho rằng phối hợp điều trị làm tăng đề kháng của virut với nhiều loại thuốc. Trong những nghiên cứu mới đây, người ta thấy rằng phối hợp 2 nucleosides điều trị BN viêm gan B có HBeAg (+) không hiệu quả hơn dùng 1 loại sau 1 năm điều trị. Kết hợp Lamivudine và Telbivudine thấy có hiệu quả hơn dùng Lamivudine đơn thuần nhưng không hiệu quả hơn dùng Telbivudine đơn thuần. Kết hợp Lamivudine và Adefovir hiệu quả hơn dùng Lamivudine đơn thuần. Người ta chưa biết rõ lý do không hiệu quả khi kết hợp thuốc, có lẽ phải có sự đồng bộ và phù hợp giữa 2 loại thuốc phối hợp thì mới đạt hiệu quả. Nghiên cứu mới đây cho thấy Adefovir kết hợp với Fluorinated cytosine analogue (FTC) cho hiệu quả cao hơn Adefovir đơn thuần, điều này cũng cho thấy FTC hiệu quả hơn Adefovir.
2.2.1. Điều trị kháng với Lamivudine:
Adefovir, Entecavir và Tenofovir có tác dụng trên BN kháng Lamivudine. Theo những số liệu hiện có thì việc thêm Adefovir trong khi vẫn dùng Lamivudine là một lựa chọn thích hợp hơn là thay Lamivudine bằng Adefovir đối với BN kháng Lamivudine.
Đơn trị liệu Entecavir được cho phép để điều trị BN kháng Lamivudine, có tác dụng trong năm đầu tiên đối với từng trường hợp. Mặc dù vậy, tỉ lệ kháng Entecavir lũy tích dài hạn là cao (> 50%) ở thời điểm 5 năm trên BN điều trị bằng Entecavir có kháng Lamivudine trước đó và điều này cũng đồng nghĩa với việc không nên sử dụng lâu dài Entecavir.
Số liệu ở nghiên cứu in vitro và nghiên cứu in vivo đều cho thấy Tenofovir là loại thuốc có hiệu quả đối với các chủng HBV kháng Lamivudine. Vì vậy, Tenofovir là sự lựa chọn để điều trị BN kháng với Lamivudine. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết rõ là nên thay thế Lamivudine bằng Tenofovir hay bổ sung thêm Tenofovir với Lamivudine. Có lẽ việc bổ sung thêm Tenofovir điều trị cùng với Lamivudine sẽ an toàn hơn.
2.2.2. Điều trị kháng với Adefovir:
Nghiên cứu in vitro và các nghiên cứu lâm sàng cho thấy đột biến kháng thuốc đối với Adefovir có thể được điều trị bằng Lamivudine, Entecavir và Telbivudine, nhưng nó cũng có thể nhạy với Tenofovir tùy thuộc vào mô hình đột biến. Trên thực tế, số liệu in vitro gợi ý rằng tất cả nucleoside analogs (bao gồm Lamivudine, Entecavir và Telbivudine) có tác dụng chống lại với loại đột biến N236T của HBV, một kiểu đột biến hay gặp nhất đối với Adefovir, nhưng lại có thể làm giảm tác dụng với kiểu đột biến A181V/T.
Ngược lại, Tenofovir làm giảm tác dụng chống lại HBV có thể đột biến N236T, nhưng in vitro thấy hoạt động chống lại kiểu đột biến A181V/T dường như giảm rất ít so với các loại thuốc khác. Mặc dù vậy, tác dụng của Tenofovir đối với kiểu đột biến A181V/T vẫn cần được đánh giá thêm in vivo. Cần lưu ý rằng tốt hơn hết, tránh sử dụng Lamivudine trên BN trước đây đã có kháng với Lamivudine và lại xuất hiện kháng với Adeforvir đơn trị liệu để tránh hiện tượng đa kháng. Tenofovir cũng có thể là một loại thuốc thay thế hiệu quả ở một số BN kháng với Adefovir và cần phải được theo dõi đánh giá thêm.
2.2.3. Điều trị kháng với Entecavir hoặc Telbivudine:
Theo nghiên cứu in vitro, Telbivudine không có tác dụng đối với những trường hợp kháng với Entecavir và ngược lại.
Người ta thấy rằng Adefovir và Tenofovir đều là những thuốc có tác dụng tốt trên BN đã có kháng với Entecavir hoặc Telbivudine. Việc sử dụng đơn trị liệu để thay thế hay thêm Tenoforvir để tiếp tục điều trị cho BN vẫn còn chưa được làm sáng tỏ, tuy vậy có lẽ nên dùng biện pháp thêm Tenofovir vào phác đồ điều trị ở từng BN có thể sẽ an toàn hơn.
2.2.4. Điều trị với đa kháng thuốc:
Hiện nay, người ta chưa có nhiều kinh nghiệm điều trị những trường hợp nhiễm HBV mạn tính đa kháng thuốc. Mặc dù vậy, phương pháp hợp lý nhất là sử dụng phối hợp 2 loại thuốc kháng HBV có hiệu lực để điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, việc phối hợp Tenofovir với Entecavir sẽ là sự lựa chọn cho những trường hợp điều trị khó khăn. Tất nhiên, điều trị hiệu quả nhất đối với đa kháng thuốc là phòng chống bằng cách tránh sử dụng liên tục đơn trị liệu bằng nucleos(t)ide analog.
2.3. Điều trị kết hợp interferon và nucleoside:
Nhiều nghiên cứu cho thấy kết hợp interferon với nucleosides có hiệu quả hơn dùng đơn độc một loại thuốc vì cơ chế tác dụng của hai thuốc này khác nhau. Điều này cho phép rút ngắn thời gian điều trị của nucleoside và tránh được sự kháng thuốc. Trong một nghiên cứu BN viêm gan B có HBeAg (+), nhóm điều trị bằng Peg-interferon và Lamivudine cho kết quả 44% có HBeAg (-) sau 52 tuần; trong khi đó, nhóm điều trị bằng Peg-interferon chỉ đạt được 29%.

6/21/2013

Làm gì khi nhiễm virus viêm gan B

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1/3 dân số thế giới bị nhiễm virut viem gan B (HBV) với khoảng 400 triệu người mang HBV mạn tính (HBsAg dương tính). Hàng năm, trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan virut B mạn tính, xơ gan, ung thư gan và bệnh gan giai đoạn cuối. Chính vì vậy, bất cứ ai khi kiểm tra biết mình bị nhiễm HBV luôn luôn lo lắng, ăn ngủ không yên, vô hình trung lại là nguyên nhân làm cho bệnh lý tiến triển nặng lên. Thực tế cho thấy, không phải ai nhiễm HBV cũng dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan…
Cần phải làm gì khi nhiễm HBV?
Khi kiểm tra máu phát hiện mình bị nhiễm virut viêm gan B, bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi cũng như điều trị. Có một điểm cần lưu ý, không phải người nào bị nhiễm virut viêm gan B cũng sẽ bị bệnh.
Khoảng 90% người lớn trưởng thành có hệ miễn dịch bình thường sẽ có khả năng loại sạch HBV trước khi chuyển thành bệnh gan B mạn tính. Tình huống này xảy ra trong 6 tháng đầu tiên từ khi nhiễm HBV và đôi khi gây ra các triệu chứng điển hình của viêm gan cấp với các biểu hiện như: thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Có thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm…
Một số người nhiễm HBV mạn tính trên 6 tháng nhưng không có triệu chứng gì được gọi là người lành mang mầm bệnh. Lúc này HBV có thể “chung sống hòa bình” với bạn suốt đời, tuy nhiên cũng có một lúc nào đó trở thành thủ phạm gây bệnh cho chính bạn và lây truyền cho người khác. Vì vậy, bạn cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3 – 6 tháng tùy trường hợp để được kiểm tra.
Khoảng 9 – 10% người nhiễm HBV sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Mức độ tổn thương gan thay đổi từ nhẹ, vừa và nặng; mức độ tổn thương mô học liên quan đến độ trầm trọng của bệnh. Tổn thương gan diễn ra qua 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: kéo dài từ 1 – 10 năm, được đánh dấu bằng sự nhân lên mạnh mẽ của virut; Tổn thương gan trong giai đoạn này còn nhẹ.
Giai đoạn 2: đặc trưng bởi một sự tăng cường miễn dịch tế bào mà cơ chế khởi phát còn chưa biết rõ. Pha này được gọi là pha chuyển huyết thanh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Giai đoạn 3: đặc trưng bởi sự ngừng nhân lên của virut. Hoạt tính của thương tổn gan rất yếu hoặc không có. Xét nghiệm mô học luôn luôn có bằng chứng của xơ gan không hoạt động. Suốt thời kỳ 3 này có thể có một đợt nặng thêm của bệnh, sự nặng thêm này liên quan với việc nhân lên của virut hoặc cũng có thể có sự lây nhiễm một loại virut viêm gan khác như virut viêm gan D hoặc C. Sự nặng lên của bệnh trong giai đoạn này kéo theo tăng cao nguy cơ gây xơ gan và ung thư gan.
Phòng bệnh và điều trị như thế nào?
Khi đã nhiễm virut viêm gan B, bạn cần được sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm virut viêm gan B là tiêm vaccin. Đối với trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg cần phải tiêm HBIG (Hepatitis B immune globulin) và vaccin càng sớm càng tốt, đặc biệt hiệu quả trong vòng 12 giờ sau khi sinh. ở nước ta hiện nay, vaccin viêm gan B đã được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng cho tất cả trẻ em. Bên cạnh biện pháp phòng ngừa bằng vaccin thì mọi người cần chú ý với đường lây truyền của bệnh đó là đường máu, đường kim tiêm và cần có các biện pháp tình dục an toàn.
Thay đổi trong lối sống giúp kiểm soát viêm gan B
Một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan, ung thư gan:
Ăn uống hợp lý: Chế độ ăn tốt nhất chỉ vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia. Uống rượu khi đang bị viêm gan B sẽ làm bệnh nặng hơn, có thể gây nên tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan và dẫn đến xơ gan và ung thư gan
Người bị bệnh gan nên tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ
Vận động: Tập thể dục tuy không thải trừ được virut ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực quyền. Tuy nhiên, cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi.
Bỏ thuốc lá: Gan chịu trách nhiệm phân hủy các hóa chất độc hại và những chất này gồm có các chất độc trong khói thuốc.
Thận trọng khi sử dụng thuốc, kể cả các thuốc thảo mộc vì chúng đều có nguy cơ gây độc cho gan. Nói chung, trước khi sử dụng nên có ý kiến tư vấn của bác sĩ.

6/20/2013

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm gan mạn

Người bị bệnh gan mạn tính, ngoài dùng thuốc điều trị, chế độ ăn hợp lý có vai trò quan trọng trong việc phục hồi, cải thiện chức năng gan.
Nguyên tắc dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng.
Đảm bảo năng lượng: 1.800 - 1.900 kcal/ngày, trong đó:
- Chất đạm: 1 - 1,5g/kg thể trọng.
- Chất béo: 15 - 20%.
- Chất bột đường: 300 - 400g/ngày.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ để giúp hấp thu tốt hơn.
Ăn uống đúng giờ, không để cơ thể bị đói.
Chế độ dinh dưỡng
Chất bột đường: tăng chất bột đường dễ hấp thu từ gạo, ngũ cốc, trái cây ngọt để cung cấp lượng đường cần thiết cho gan.
Chất béo:
Nên ăn những món hấp, luộc.
Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè. Chất béo từ cá, trứng, đậu mè cũng tốt cho gan.
Hạn chế dùng các thức ăn chiên xào, nướng cháy.
Không nên dùng mỡ, nội tạng động vật.
Protein (chất đạm):
1 - 1,5 g/kg/ngày.
Sử dụng thức ăn hàm lượng đạm cao nhưng ít béo như lòng trắng trứng, thịt gà nạc, thịt heo nạc, cá, sữa tách béo…
Mỗi ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và 1 cốc sữa là đủ.
Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa.
Vitamin và khoáng chất:
Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan.
Nên dùng rau củ và trái cây tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất,
Mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ...). Trái cây giàu Viatmin C như cam, quýt…
Chất sắt: nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt đỏ (bò, heo, cừu…), gan, huyết, rau lá xanh (rau cải xoong, rau bina, cải xoăn…), lúa mạch, yến mạch…trong quá trình điều trị Interferon. Tránh nấu ăn bằng nồi sắt hoặc dùng thuốc bổ có chất sắt.
Sữa: nên dùng khoảng 1 - 2 ly sữa/ngày để cung cấp thêm nguồn đạm, canxi, vitamin D cho cơ thể (sữa đậu nành, sản phẩm sữa bò đã tách béo, sản phẩm sữa bò có thành phần chất béo nguồn gốc thực vật), không nên dùng các loại sữa bò nguyên kem. Có thể dùng các chế phẩm từ sữa như: yaourt, phômai…
Cần tránh: những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.
Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích...

6/18/2013

Cắt bảo hiểm điều trị bệnh gan

Đã hoàn thành phác đồ chuẩn điều trị bệnh gan C từ hơn 2 năm nay, nhưng Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã “cắt” thanh toán bảo hiểm y tế BHYT, mặc dù thuốc điều trị bệnh này đã đưa vào danh mục BHYT. Thậm chí, mới đây còn có ý kiến loại viêm gan C ra khỏi BHYT, khiến cả triệu bệnh nhân đang ngắc ngoải vì chi phí điều trị quá cao.
Khánh kiệt và chết dần
Ông Trần Anh T. (38 tuổi, ngụ quận 8, TPHCM) cầm kết quả xét nghiệm Anti-HCV dương tính mà như không tin nổi vào mắt mình: “Tôi có uống rượu, bia gì đâu mà bác sĩ bảo viêm gan C (HCV), rồi còn nói nguy cơ xơ gan nữa”. Vốn là thợ xây dựng, ông T. nói cả nhà không ai bị mắc cả nhưng gần đây ông thấy trong người mỏi mệt, khó thở, đau tức ở vùng gan nên đi khám và thật khốn khổ vì bệnh tình… Là nông dân nghèo để chữa bệnh, nên vợ chồng ông Trần Ngọc C. (ngụ Long Thành, Đồng Nai) đã phải bán miếng đất được hơn 100 triệu đồng. Hôm rồi lên thăm khám tại BV Đại học Y Dược TPHCM, ông C. than thở: “Mỗi tháng phải dùng thuốc tiêm và uống hơn 20 triệu đồng và phải điều trị trong thời gian ít nhất 1 năm. Tiền bán miếng đất mới chỉ điều trị được hơn 6 tháng đã hết sạch”…
Bệnh nhân bệnh viêm gan C mong được nhận thuốc BHYT.
Theo bác sĩ phụ trách phòng khám gan BV Đại học Y Dược TPHCM, không ít bệnh nhân đến thăm khám và phát hiện mắc HCV khi ở giai đoạn quá muộn, đã chuyển sang xơ gan hoặc ung thư gan giai đoạn cuối. Tại BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, trung bình khoảng 20.000 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh viêm gan siêu vi C mạn tính mỗi tháng, trong đó gần 20% trường hợp nhập viện vì bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn xơ gan nặng. Theo bác sĩ phụ trách khoa khám gan của bệnh viện, sau viêm gan B là viêm gan C với tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng vào khoảng 4% - 5%. Nhưng nghiêm trọng hơn khi mắc HCV có thể làm bệnh kéo dài trong nhiều năm, dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Nghiên cứu của phòng khám viêm gan BV Chợ Rẫy TPHCM trên tất cả bệnh nhân nhiễm virus HCV điều trị nội và ngoại trú cho thấy, tỷ lệ ung thư gan do HCV cao hơn và nhanh hơn so với siêu vi B. Trong khi đó, hiện chưa có thuốc ngừa viêm gan siêu vi C. Nếu như năm 2005, phòng khám viêm gan BV Chợ Rẫy tiếp nhận gần 2.000 bệnh nhân mắc HCV đến khám (chiếm 20% trên tổng số các bệnh nhân đến khám vì các bệnh viêm gan), năm 2012 số ca tăng lên hơn 3.000 người. Tại BV Đại học Y Dược TPHCM, BV Nhân dân 115 và Trung tâm Y khoa Medic… mỗi ngày cũng có hàng trăm bệnh nhân được phát hiện nhiễm virus HCV mới.
“Cắt” bảo hiểm y tế
Mặc dù bệnh tình hiểm nghèo, chi phí điều trị cao nhưng hàng triệu bệnh nhân mắc HCV chưa được BHYT thanh toán một phần chi phí tiền thuốc đặc trị, mặc dù phác đồ điều trị đã có. Ngày 11-7-2011, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 31/2011/TT-BYT. Theo đó, Quỹ BHYT sẽ thanh toán 25 loại thuốc đặc trị, trong đó có thuốc điều trị HCV với 2 hoạt chất Interferon và Peginterferon. Trên cơ sở đó, BV Bệnh nhiệt đới TPHCM đã xây dựng phác đồ chẩn đoán và điều trị HCV chuẩn. Và ngày 10-2-2012, Bảo hiểm xã hội TPHCM có công văn gửi các cơ sở khám chữa bệnh đồng ý thanh toán chi phí thuốc điều trị viêm gan C. Tuy nhiên, bệnh viện chưa kịp triển khai thì mới đây, Bảo hiểm xã hội TPHCM lại có công văn chưa thanh toán được 2 loại hoạt chất Interferon và Peginterferon do chờ Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thống nhất về quy trình quản lý người bệnh để đảm bảo điều trị hiệu quả và tiết kiệm.
Theo bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TPHCM, lý do là chưa có phác đồ điều trị quốc gia và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang phối hợp với Bộ Y tế thống nhất một phác đồ chung hướng dẫn cho cả nước để có căn cứ thanh toán. Trong khi đó, TS-BS Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết phác đồ chuẩn đưa ra chi phí điều trị cao nhất cho bệnh nhân chỉ trung bình 120 triệu đồng/đợt điều trị 48 tuần. Theo tính toán của TS Hùng hiện thị trường Việt Nam có 3 loại thuốc điều trị HCV là Pegasys, PegIntron (cả 2 đều nhập ngoại), Pegnano (sản xuất trong nước). Trong đó, điều trị bằng Pegasys cộng với thuốc hỗ trợ RBV có chi phí khoảng 162 triệu đồng/đợt điều trị 48 tuần; PegIntron là gần 120 triệu đồng và Pegnano là 96 triệu đồng. Tuy nhiên, Pegasys, PegIntron được đánh giá hiệu quả điều trị và an toàn được toàn thế giới công nhận. Như vậy, chi phí nào hợp lý để Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần xem xét nhằm hỗ trợ một phần cho người bệnh?
Theo một lãnh đạo Bảo hiểm xã hội TPHCM, nếu có phác đồ điều trị chính thức, BHYT phải chi một khoản tiền lớn cho người có nhu cầu điều trị HCV và Quỹ BHYT không đáp ứng được. Đây có lẽ là khúc mắc mà thuốc điều trị HCV dù có trong danh mục thuốc được BHYT chi trả nhưng vẫn chưa thanh toán. Thậm chí có ý kiến cho rằng nên loại thuốc điều trị HCV ra khỏi danh mục thuốc BHYT. Tuy nhiên, theo TS Hùng, vấn đề không phải là BHYT chi trả hết chi phí điều trị cho người bệnh mà chỉ hỗ trợ một phần. Cần có những “hàng rào kỹ thuật” để sàng lọc bệnh nhân được hưởng BHYT như có những người mắc HCV nhưng không được chỉ định điều trị (già trên 70 tuổi, dưới 2 tuổi, mắc bệnh mạn tính); có thời gian đóng BHYT ít nhất 3 năm và đặc biệt là BHYT nên ký hợp đồng với nhà sản xuất để được cung ứng giá thuốc rẻ. Hơn nữa, không phải bệnh nhân nào cũng phải điều trị 48 tuần mà có khi chỉ 3 hoặc 6 tháng là đáp ứng được hiệu quả điều trị.
Còn TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho rằng xét khía cạnh kinh tế, việc điều trị HCV ngay từ đầu sẽ là lợi ích cả về kinh tế lẫn cộng đồng xã hội. Đó là giảm bớt số người chuyển qua xơ gan, ung thư gan và hạn chế lây nhiễm cho cộng đồng. “Thế nhưng nghịch lý ở chỗ xơ gan, ung thư gan được BHYT thanh toán, còn điều trị viêm gan lúc đầu thì chưa được”, TS Nguyễn Văn Vĩnh Châu băn khoăn.

6/17/2013

Biện pháp xửa lý kháng thuốc viêm gan B

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 350-400 triệu người đang mang virut viem gan B (hepatitis B virus: HBV) mạn tính với khoảng 1-2 triệu trường hợp tử vong vì các bệnh có liên quan đến nhiễm HBV mạn tính (xơ gan, ung thư gan). Tỉ lệ nhiễm HBV thay đổi theo từng vùng địa dư khác nhau: hơn 8% dân số tại châu Phi và châu Á; 2-7% ở Nam Âu và Đông Âu; khoảng 2% ở Tây Âu, Bắc Mỹ và châu Úc. Ở Việt Nam, tỉ lệ người mang HBsAg chiếm khoảng 8-15% dân số (ước tính từ 6-10 triệu người) và tình trạng nhiễm HBV, đặc biệt viêm gan do HBV (gọi tắt là viêm gan B) mạn tính là một vấn đề gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân trong cộng đồng.
Chính vì vậy, trong những thập kỷ vừa qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng một số thuốc kháng virut để điều trị viêm gan B mạn tính như: Lamivudine (Epivir-HBV) năm 1998, Adefovir (Hepsera) năm 2002, Entecavir (Baraclude) năm 2005, Telbivudine (Tyzeka) năm 2006 và 2008, Tenofovir (Viread)... Các thuốc này đã được Mỹ và các nước EU đưa vào điều trị viêm gan B mạn tính cho hiệu quả tương đối tốt.
Tuy nhiên cho đến nay, hiện tượng kháng một số thuốc kháng virut trên đã xuất hiện với các tỉ lệ khác nhau và sự phát triển của kháng thuốc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị viêm gan B mạn tính. Các nhà nghiên cứu đã kết luận: khi điều trị viêm gan B mạn tính bằng nucleoside lâu dài sẽ xuất hiện hiện tượng đột biến kháng thuốc của virut. Tỉ lệ chủng đột biến kháng thuốc có liên hệ với nồng độ HBV-DNA trước khi điều trị, tốc độ ức chế virut, thời gian điều trị và các biểu hiện trước khi điều trị nucleoside. Tỉ lệ kháng thuốc theo kiểu gen cũng khác nhau theo độ nhạy của phương pháp được sử dụng để xác định chủng kháng và bệnh nhân (BN) được xét nghiệm.
Biểu hiện đầu tiên của kháng thuốc là sự phát triển trở lại của virut, được xác định bằng việc tăng HBV-DNA huyết thanh lớn hơn 1 log10 trong quá trình điều trị của những BN đáp ứng virut lần đầu. Nồng độ HBV-DNA có khuynh hướng thấp lúc đầu khi mới sử dụng thuốc bởi vì hầu hết các chủng kháng thuốc đều giảm sao chép đúng so với HBV tự nhiên. Tuy nhiên, sự đột biến bù có thể hồi phục lại việc sao chép với mức độ nhanh hơn dẫn tới tăng nồng độ HBV-DNA cao hơn trước khi điều trị. Việc phát triển trở lại của virut thường đi theo sau biến đổi về sinh hóa (tăng nồng độ ALT). Đột biến nhanh chóng của chủng kháng thuốc có thể dẫn đến tình trạng không đáp ứng lần đầu, một vài trường hợp có thể bị viêm gan nặng đột ngột và viêm gan mất bù. Đột biến kháng thuốc có thể xác định được sau nhiều tháng hoặc vài năm trước khi bùng phát về sinh hóa. Do đó, việc xác định và can thiệp sớm có thể ngăn chặn viêm gan nặng đột phát và viêm gan mất bù, điều này đặc biệt quan trọng ở những BN bị ức chế miễn dịch và xơ gan.
1. Vấn đề kháng thuốc kháng virut của HBV.
1.1. Kháng Lamivudine:
Theo các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng gần đây, tỉ lệ kháng Lamivudine là cao nhất (18-27% sau 1 năm điều trị) và tăng theo thời gian (44% năm thứ hai, 60% năm thứ ba, có thể lên đến hơn 70% sau 4 năm). Khi phân loại BN bị nhiễm HBV có HBeAg (+) hoặc (-) để nghiên cứu, kết quả thấy 11-24% BN có HBeAg (+) và 6-18% BN có HBeAg (-) phát triển kháng thuốc sau 1 năm; tỉ lệ này lên đến 70% sau 8 năm điều trị liên tục.
Trong một nghiên cứu trên những BN có HBV-DNA > 200 copies/ml được điều trị bằng Lamivudine thì 60% đã phát triển kháng thuốc tại thời điểm tuần 24, trong khi đó chỉ có 8% phát triển kháng thuốc cũng tại thời điểm này trên BN có HBV-DNA < 200 copies/ml.
Sự xuất hiện chủng đột biến kháng Lamivudine là yếu tố chính cần quan tâm trong điều trị bằng thuốc này. Phần lớn các chủng đề kháng thông thường có liên quan đến sự thay thế nhóm methionin trong chuỗi tyrosine-methionine-aspartate-aspartate (YMDD) trong HBV-DNA polymerase bằng valine hoặc isoleucin rtM204V/I. Sự đột biến này thường kèm theo sự thay thế methionin bằng leucine trong sao chép ngược (rtL108M).
1.2. Kháng Telbivudine:
Telbivudine có tỉ lệ kháng 5%, thấp hơn so với Lamivudine trên những BN có HBeAg (+) sau 1 năm, nhưng tỉ lệ này lại tăng vọt lên đến 22% sau 2 năm, giả thiết cho rằng sự phát triển kháng thuốc có thể trở thành một vấn đề có ý nghĩa với khoảng thời gian điều trị lâu hơn. Các tỉ lệ kháng thuốc ở những BN có HBeAg (-) thường thấp hơn ở thời điểm 1 năm (2%) nhưng tăng lên tới 11% ở thời điểm 2 năm. Những BN có HBV-DNA cao thì tỉ lệ sạch HBV-DNA thấp hơn và thời gian điều trị kéo dài có thể dẫn đến tình trạng phát triển kháng thuốc đối với Lamivudine và Telbivudine.
Cũng giống như Lamivudine, đối với Telbivudine ước tính khoảng 80% BN có HBV-DNA > 3 log10 copies/ml phát triển kháng thuốc vào thời điểm tuần 24, nhưng chỉ có 4% BN có HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện phát triển kháng thuốc. Tuy nhiên, các khác biệt này có thể mất đi khi BN được điều trị trong khoảng thời gian dài.
Telbivudine chọn lọc các thể đột biến trong loại hình YMDD. Cho tới nay, chỉ mới phát hiện có M204I (không phải M204V).
1.3. Kháng Adefovir:
Trong năm đầu tiên sử dụng Adefovir chưa thấy xuất hiện kháng thuốc nhưng tỉ lệ kháng xuất hiện 1-3% và tăng lên 11%, 18%, 28% tương ứng với các năm thứ 2, 3, 4 và 5. Các nghiên cứu có tính chất lâu dài trên những BN có HBeAg (-) được điều trị bằng Adefovir cho thấy khoảng 3% BN kháng thuốc ở năm thứ 2 và lũy tích tăng lên đến 29% ở năm thứ 5. Trong khi đó, những BN có HBeAg (+) chưa được xác định rõ ràng và có tỉ lệ khoảng 20% kháng ở thời điểm 235 tuần sau khi được điều trị bằng Adefovir.
Người ta thấy rằng lượng virut còn lại ở máu trong năm đầu điều trị là yếu tố tiên lượng kháng thuốc trong tương lai đối với những BN nhiễm HBV mạn tính được điều trị bằng Lamivudine; còn việc phát triển kháng thuốc đối với Adefovir có thể được dự đoán bằng mức độ virut trong máu của BN ở tuần thứ 48. Tỉ lệ 49% BN có HBV-DNA > 1000 copies/ml ở tuần thứ 48 thì sau đó xuất hiện kháng thuốc vào tuần thứ 192, trong khi đó chỉ 6% BN có HBV-DNA < 1000 copies/ml ở tuần thứ 48 phát triển kháng thuốc vào thời điểm đó.
Sự kháng thuốc trong thời gian điều trị diễn ra với Adefovir chậm hơn so với Lamivudine và không có các thể đột biến kháng thuốc ở BN sau 1 năm điều trị trong thử nghiệm giai đoạn 3; sự đề kháng với Adefovir đầu tiên liên quan với các đột biến thay thế ở vùng B (rtA181T) và vùng D (N236D).
1.4. Kháng Entecavir:
Entecavir và Tenofovir có tỉ lệ kháng thuốc thấp nhất ở những BN sử dụng các thuốc này lần đầu. Với Entecavir, không thấy xuất hiện kháng thuốc ở thời điểm sau 1-2 năm điều trị, tuy nhiên đã có 1,2% kháng thuốc ở thời điểm 5 năm.
Sự kháng Entecavir dường như xuất hiện với cơ chế tấn công kép, bắt đầu với sự chọn lọc thể đột biến M204V/I và tiếp theo là sự thay thế amino axit ở rtT184, rtS202 hoặc rtM250. Các nghiên cứu in vitro cho thấy bản thân các thể đột biến ở vị trí 184, 202 và 250 có rất ít ảnh hưởng đến mức độ nhạy cảm của Entecavir nhưng sự nhạy cảm với Entecavir giảm từ 10-250 lần khi một trong các thể đột biến này đi kèm với thể đột biến M204V/I.
Số liệu nghiên cứu in vitro dự báo rằng kháng thuốc Entecavir sẽ có tỉ lệ cao ở những BN có đột biến kháng thuốc rtM204V/I ± rtL180M với Lamivudine. Vì vậy, để tránh hiện tượng kháng thuốc trong điều trị viêm gan B mạn tính, cần có những chiến lược điều trị và theo dõi BN hợp lý.
1.5. Kháng Tenofovir:
Các nghiên cứu in vitro cho thấy, Tenofovir có hiệu lực tương tự Adefovir nhưng hiệu quả điều trị tốt hơn bởi liều lượng của Tenofovir được sử dụng cao gấp 30 lần so với Adefovir. Sự bùng phát virut đã được phát hiện ra trong quá trình điều trị bằng Tenofovir đối với cả những BN có HBeAg (+) hay (-) nhưng không thấy có đột biến gen kháng thuốc sau 2 năm điều trị và sự bùng phát virut cũng được cho là hầu như không có gì phức tạp.
Một nghiên cứu với 2 BN nhiễm đồng thời HIV và HBV cho thấy sự thay thế alanine thành threonine ở vị trí 194 (rtA194T) thường kèm theo sự kháng Tenofovir. Mối liên quan giữa rtA194T và sự kháng Tenofovir vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng rtA194T thường làm giảm khả năng sao chép đúng trong các nghiên cứu in vitro, nhưng sự sao chép vẫn hồi phục khi có sự xuất hiện của precore G1896A chặn thể đột biến codon. Điều đó cho thấy thể đột biến rtA194T rất có thể được tìm thấy ở BN có HBeAg (-).
1.6. Đa kháng thuốc:
Do việc sử dụng rộng rãi các chất kháng HBV, nhiều BN được điều trị với nucleos(t)ide analogs đơn trị liệu và có thể gây nên đột biến kháng thuốc liên tiếp. Rất may mắn là chiều hướng đa kháng thuốc vẫn còn là một hiện tượng chưa phổ biến. Tuy nhiên, cũng cần hết sức thận trọng vì hiện tượng này có thể xuất hiện khi điều trị bằng thuốc kháng HBV kéo dài và sử dụng rộng rãi hơn những thuốc kháng HBV. Hiện nay, người ta đã phát hiện hiện tượng kháng thuốc qua báo cáo về một BN ghép gan có HBV được điều trị bằng immunoglobulin và Lamivudine; khi xuất hiện bùng phát virut và kháng với Lamivudine, người ta đã bổ sung thêm Adefovir. Cuối cùng, xuất hiện một chủng HBV kháng với cả Lamivudine và Adefovir.
2. Một số biện pháp xử lý tình trạng kháng thuốc của HBV.
2.1. Phòng tránh kháng thuốc:
- Tránh các việc điều trị không cần thiết.
- Điều trị ban đầu với thuốc kháng virut có tỉ lệ kháng thuốc thấp hoặc với liệu pháp kết hợp.
- Chuyển sang liệu pháp thay thế ở các BN không đáp ứng ban đầu.
- Cần theo dõi chặt chẽ quá trình điều trị đối với BN nhằm phát hiện sớm nguy cơ kháng thuốc:
+ Theo dõi, kiểm tra sự tuân thủ trị liệu của BN để kiểm soát và ngăn chặn sự bùng phát virut.
+ Xác định mức độ kháng thuốc bằng kiểm tra cấu trúc di truyền.
+ Những BN viêm gan B mạn tính điều trị dài ngày bằng nucleos(t)ide analogs nên được kiểm tra một cách cẩn trọng về đáp ứng virut và sự bùng phát virut có thể xảy ra. Hầu hết các hướng dẫn hiện nay đều khuyến cáo nên kiểm tra HBV-DNA 3-6 tháng 1 lần trong thời gian điều trị để xác định đáp ứng virut ban đầu, đáp ứng virut toàn bộ và xác định sự bùng phát virut. Trên thực tế, người ta cho rằng nếu BN tuân thủ tốt liệu trình điều trị mà xuất hiện bất kỳ sự bùng phát virut nào cũng có thể nghĩ đến đó là sự kháng thuốc của virut.
Kiểm tra đột biến kháng thuốc của HBV để khẳng định sự hiện diện của kháng thuốc kiểu gen. Kháng thuốc kiểu gen có thể có mặt ở BN không có đáp ứng virut hoặc ở những BN có thất bại điều trị ban đầu với thuốc kháng virut. Chính vì vậy lý tưởng mà nói, kháng thuốc kiểu gen nên được kiểm tra trong tất cả các BN có thất bại điều trị ban đầu hoặc không có đáp ứng virut, tuy nhiên điều này có thể khó thực hiện trong thực hành lâm sàng.
2.2. Điều trị phối hợp nucleos(t)ides:
Cũng tương tư như điều trị HIV, người ta thấy rằng điều trị phối hợp nhiều nucleosides có hiệu quả hơn dùng một nucleoside. Điều trị phối hợp làm chậm đề kháng thuốc và tăng hiệu quả điều trị. Điều này có thể áp dụng cho những trường hợp xơ gan mất bù, trường hợp nặng cần ghép gan. Điều trở ngại trong điều trị phối hợp là giá thành cao và độc tính cho cơ thể.
Có giả thuyết lại cho rằng phối hợp điều trị làm tăng đề kháng của virut với nhiều loại thuốc. Trong những nghiên cứu mới đây, người ta thấy rằng phối hợp 2 nucleosides điều trị BN viêm gan B có HBeAg (+) không hiệu quả hơn dùng 1 loại sau 1 năm điều trị. Kết hợp Lamivudine và Telbivudine thấy có hiệu quả hơn dùng Lamivudine đơn thuần nhưng không hiệu quả hơn dùng Telbivudine đơn thuần. Kết hợp Lamivudine và Adefovir hiệu quả hơn dùng Lamivudine đơn thuần. Người ta chưa biết rõ lý do không hiệu quả khi kết hợp thuốc, có lẽ phải có sự đồng bộ và phù hợp giữa 2 loại thuốc phối hợp thì mới đạt hiệu quả. Nghiên cứu mới đây cho thấy Adefovir kết hợp với Fluorinated cytosine analogue (FTC) cho hiệu quả cao hơn Adefovir đơn thuần, điều này cũng cho thấy FTC hiệu quả hơn Adefovir.
2.2.1. Điều trị kháng với Lamivudine:
Adefovir, Entecavir và Tenofovir có tác dụng trên BN kháng Lamivudine. Theo những số liệu hiện có thì việc thêm Adefovir trong khi vẫn dùng Lamivudine là một lựa chọn thích hợp hơn là thay Lamivudine bằng Adefovir đối với BN kháng Lamivudine.
Đơn trị liệu Entecavir được cho phép để điều trị BN kháng Lamivudine, có tác dụng trong năm đầu tiên đối với từng trường hợp. Mặc dù vậy, tỉ lệ kháng Entecavir lũy tích dài hạn là cao (> 50%) ở thời điểm 5 năm trên BN điều trị bằng Entecavir có kháng Lamivudine trước đó và điều này cũng đồng nghĩa với việc không nên sử dụng lâu dài Entecavir.
Số liệu ở nghiên cứu in vitro và nghiên cứu in vivo đều cho thấy Tenofovir là loại thuốc có hiệu quả đối với các chủng HBV kháng Lamivudine. Vì vậy, Tenofovir là sự lựa chọn để điều trị BN kháng với Lamivudine. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết rõ là nên thay thế Lamivudine bằng Tenofovir hay bổ sung thêm Tenofovir với Lamivudine. Có lẽ việc bổ sung thêm Tenofovir điều trị cùng với Lamivudine sẽ an toàn hơn.
2.2.2. Điều trị kháng với Adefovir:
Nghiên cứu in vitro và các nghiên cứu lâm sàng cho thấy đột biến kháng thuốc đối với Adefovir có thể được điều trị bằng Lamivudine, Entecavir và Telbivudine, nhưng nó cũng có thể nhạy với Tenofovir tùy thuộc vào mô hình đột biến. Trên thực tế, số liệu in vitro gợi ý rằng tất cả nucleoside analogs (bao gồm Lamivudine, Entecavir và Telbivudine) có tác dụng chống lại với loại đột biến N236T của HBV, một kiểu đột biến hay gặp nhất đối với Adefovir, nhưng lại có thể làm giảm tác dụng với kiểu đột biến A181V/T.
Ngược lại, Tenofovir làm giảm tác dụng chống lại HBV có thể đột biến N236T, nhưng in vitro thấy hoạt động chống lại kiểu đột biến A181V/T dường như giảm rất ít so với các loại thuốc khác. Mặc dù vậy, tác dụng của Tenofovir đối với kiểu đột biến A181V/T vẫn cần được đánh giá thêm in vivo. Cần lưu ý rằng tốt hơn hết, tránh sử dụng Lamivudine trên BN trước đây đã có kháng với Lamivudine và lại xuất hiện kháng với Adeforvir đơn trị liệu để tránh hiện tượng đa kháng. Tenofovir cũng có thể là một loại thuốc thay thế hiệu quả ở một số BN kháng với Adefovir và cần phải được theo dõi đánh giá thêm.
2.2.3. Điều trị kháng với Entecavir hoặc Telbivudine:
Theo nghiên cứu in vitro, Telbivudine không có tác dụng đối với những trường hợp kháng với Entecavir và ngược lại.
Người ta thấy rằng Adefovir và Tenofovir đều là những thuốc có tác dụng tốt trên BN đã có kháng với Entecavir hoặc Telbivudine. Việc sử dụng đơn trị liệu để thay thế hay thêm Tenoforvir để tiếp tục điều trị cho BN vẫn còn chưa được làm sáng tỏ, tuy vậy có lẽ nên dùng biện pháp thêm Tenofovir vào phác đồ điều trị ở từng BN có thể sẽ an toàn hơn.
2.2.4. Điều trị với đa kháng thuốc:
Hiện nay, người ta chưa có nhiều kinh nghiệm điều trị những trường hợp nhiễm HBV mạn tính đa kháng thuốc. Mặc dù vậy, phương pháp hợp lý nhất là sử dụng phối hợp 2 loại thuốc kháng HBV có hiệu lực để điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, việc phối hợp Tenofovir với Entecavir sẽ là sự lựa chọn cho những trường hợp điều trị khó khăn. Tất nhiên, điều trị hiệu quả nhất đối với đa kháng thuốc là phòng chống bằng cách tránh sử dụng liên tục đơn trị liệu bằng nucleos(t)ide analog.
2.3. Điều trị kết hợp interferon và nucleoside:
Nhiều nghiên cứu cho thấy kết hợp interferon với nucleosides có hiệu quả hơn dùng đơn độc một loại thuốc vì cơ chế tác dụng của hai thuốc này khác nhau. Điều này cho phép rút ngắn thời gian điều trị của nucleoside và tránh được sự kháng thuốc. Trong một nghiên cứu BN viêm gan B có HBeAg (+), nhóm điều trị bằng Peg-interferon và Lamivudine cho kết quả 44% có HBeAg (-) sau 52 tuần; trong khi đó, nhóm điều trị bằng Peg-interferon chỉ đạt được 29%.

6/14/2013

Những hiểu lầm về bệnh gan nhiễm mỡ

Căn bệnh gan nhiem mo là căn bệnh có rất nhiều người gặp phải nhưng không phải ai cũng hiểu hết và hiểu đúng về căn bệnh này.
Có những người bị bệnh do béo phì, ăn uống không phù hợp cũng có những người do sử dụng rượu bia và các chất gây kích thích nhiều. Một số trường hợp đặc biệt thì một số người thiếu chất dinh dưỡng cũng có thể mắc phải căn bệnh gan nhiễm mỡ này.
Sau đây là năm hiểu nhầm phổ biến mà mọi người thường nghĩ về căn bệnh gan nhiễm mỡ:


Chỉ là bệnh gan
Gan có chức năng trao đổi chất, hợp thành dịch mật, đào thải, giải độc, miễn dịch, đông máu… có khả năng tái sinh và đền bù rất mạnh. Khi cơ quan lớn mạnh này của cơ thể có vấn đề, có nghĩa là các bộ phận khác đã bắt đầu thương tổn.
Vì vậy, mỗi khi nam giới phát hiện có mỡ gan hãy nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra chức năng gan, đồng thời kiểm tra đồng bộ cả huyết áp, mỡ máu, đường huyết vv.
Không có triệu chứng không cần chữa trị
Trong gan không có thần kinh chi phối, chỉ màng bao có thần kinh cảm giác. Khi chất béo tích tụ đến mức độ nhất định trong tế bào, thể tích gan nở ra, màng bao gan chịu giằng kéo mới có cảm giác đau từng cơn và sưng ở vùng gan. Do sự khác biệt về độ nhảy cảm của cơ thể, thời gian và mức độ xuất hiện triệu chứng ở từng người không giống nhau.
Vì vậy, gan nhiễm mỡ nên chữa trị sớm, không liên quan đến có triệu chứng hay không. Gan nhiễm mỡ ở thời kỳ đầu có thể thông qua thay đổi phương thức sinh hoạt, điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập sức khỏe hợp lý sẽ khôi phục lại bình thường.
Cần uống thuốc để chữa trị bệnh
Thuốc bảo vệ gan chỉ sử dụng khi chức năng gan rõ ràng bất thường. Ngoài ra, thuốc giảm mỡ gan có tác dụng chữa trị gan nhiễm mỡ hay không còn đang nằm trong tranh luận. Đa phần thuốc đều phải trao đổi qua gan, lạm dụng sẽ tăng thêm tổn thương cho gan.
Vì vậy, điều cơ bản nhất để chữa trị gan nhiễm mỡ là thay đổi phương thức sinh hoạt, điều chỉnh chế độ ăn uống, ngồi ít hoạt động nhiều.
Người nhiễm mỡ gan cần ăn chay
Thực phẩm chay sẽ làm cho cơ thể dung nạp quá ít chất béo, chất béo trong cơ thể phân giải quá nhiều không những không thể chữa trị gan nhiễm mỡ mà còn làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, người ăn chay dung nạp không đủ protein còn hợp thành protein chất béo chậm, chất béo vận chuyển trở ngại, gan nhiễm mỡ còn nặng thêm.
Vì vậy, muốn thông qua đồ ăn chay đuổi trừ gan nhiễm mỡ là không hợp lý, chỉ có phối hợp ăn uống hợp lý, có năng lượng thích hợp mới cải thiện được gan nhiễm mỡ.
Ăn nhiều hoa quả tốt cho gan nhiễm mỡ
Trong hoa quả giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ, những chất này đều thúc đẩy chất béo trao đổi. Tuy nhiên, lượng đường trong hoa quả khá cao, nếu ăn quá nhiều sẽ gây rối loạn trao đổi của đường, gây ảnh hưởng không tốt cho đường huyết. Ngoài ra, nhiều loại đường trong cơ thể có thể chuyển hóa thành chất béo, làm nặng thêm gan nhiễm mỡ
Vì vậy, người bị gan nhiễm mỡ có được ăn nhiều hoa quả hay không, ăn loại hoa quả nào, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào nên dựa vào tình trạng cơ thể để định đoạt.

Tham khảo: dieu tri gan nhiem mo

6/12/2013

Bệnh viêm gan C biến chứng thành ung thư

Bệnh viêm gan C là một vấn nạn trong các bệnh viêm gan virut. Nó đã, đang và vẫn sẽ là một bệnh cần hết sức thận trọng. Điều nguy hiểm nhất của viêm gan C đó là nhiễm vi rút nặng mà có thể không triệu chứng.
Số người mắc bệnh không ngừng gia tăng
Viêm gan virut C là một bệnh viêm nhiễm ở gan do virut viêm gan C gây ra. Do liên quan đến vi sinh vật nên người ta thường cho rằng bệnh có liên quan đến sự mất vệ sinh và tình trạng nghèo nàn. Hiện số nạn nhân mắc bệnh ngày càng gia tăng.
Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới, số nạn nhân nhiễm viêm gan C vào khoảng 170 triệu người. Cứ 100 người bị bệnh gan cấp tính thì 20 người trong số họ bị viêm gan C. Người ta ước tính trung bình, có hàng trăm nghìn người mắc mới mỗi năm và có hàng chục nghìn người chết vì căn bệnh này. Đừng nghĩ rằng viêm gan C chỉ là bệnh của nước nghèo, nước kém phát triển. Ngay tại các quốc gia giàu có và thịnh vượng vào bậc nhất thế giới cũng đang phải gánh chịu như Anh, Mỹ, Pháp. Đó thực sự là vấn nạn toàn cầu.
Nguyên nhân gây ra viêm gan C chính là virut viêm gan C. Đây là virut lây truyền theo đường máu. Tất cả mọi trường hợp truyền máu không an toàn, tiêm chích không an toàn, quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ bị nhiễm virut này. Con đường lây nhiễm của virut viêm gan C hoàn toàn giống với con đường lây nhiễm của virut HIV. Song khác với virut HIV, đích của virut HIV là các tế bào lympho, đích của các virut viêm gan C là các tế bào gan. Một khi bị nhiễm virut, các virut này tấn công ồ ạt vào tế bào gan và gây nên bệnh viêm gan cấp tính.
Nhiễm viêm gan siêu vi C nếu không điều trị kịp thời, rất dễ chuyển thành viêm gan C mạn tính. Có tới 75% người viêm gan C cấp tính chuyển thành mạn tính. Điều nguy hại nhất của bệnh viêm gan C là bệnh diễn tiến trong âm thầm lặng lẽ. Có khi người bệnh nhiễm virut rất nặng mà triệu chứng thể hiện rất ít hoặc hầu như không có triệu chứng gì. Nhưng một khi chúng đã thể hiện biến chứng thì tác hại của chúng lại rất nguy hại.
Ba biến chứng nguy hiểm
Ba biến chứng nguy hiểm nhất của viêm gan C đó là suy gan, xơ gan và ung thư gan. Người bệnh hoàn toàn có thể bị tử vong từ 1 trong 3 biến chứng trên. Điều tai quái là trên cùng một bệnh nhân, có thể chỉ có 1 biến chứng. Nhưng cũng có khi có cả 3 biến chứng xuất hiện đồng thời.
Suy gan có nghĩa là các chức năng sống của gan bị suy giảm. Gan là một nội tạng mà sự tham gia duy trì chức năng sống quan trọng vào bậc nhất. Suy chức năng của bộ phận này làm cơ thể mất khả năng chống đỡ với bệnh tật. Người ta có thể gặp biến chứng chảy máu do mất chức năng tổng hợp các yếu tố đông máu của gan hoặc có thể bị suy mòn do mất chức năng tổng hợp protein của gan. Người ta cũng có thể bị ngộ độc, bị hôn mê do mất chức năng thải độc của gan. Và tính mạng người bệnh bị đe doạ bất cứ lúc nào. Nếu sự thải độc không được bù trừ kịp thời thì người bệnh có thể bị hôn mê gan.
Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do tế bào gan bị huỷ hoại quá nhiều và quá nặng bởi virut viêm gan C.
Cùng với suy gan, người bệnh có thể bị xơ gan. Xơ gan là một thuật ngữ ám chỉ gan bị thay thế nhu mô bởi các dải xơ sợi. Các dải xơ sợi thực chất là những mô sẹo trong gan. Chúng hoàn toàn không hề có chức năng gì. Nó không đảm bảo được cho gan hoạt động. Song đó không phải là vấn đề chính của xơ gan. Mà vấn đề chính nhất của xơ gan là những dải xơ này chia cắt và bóp méo cấu trúc bình thường của gan. Những dải xơ đã làm thay đổi sự nuôi dưỡng và thực hiện chức năng tiết mật của gan theo hướng có hại. Vô hình trung, cùng với vi rút, những dải xơ làm cho gan xấu đi. Người bệnh có biểu hiện như suy chức năng gan và kèm theo đó là hiện tượng gan bị xơ sợi hoá đầy trong gan. Khả năng phục hồi là gần như không thể nếu như diện tích bị xơ quá nhiều.
Nguyên do của xơ gan là do các tế bào gan bị hoại tử hàng loạt, buộc cơ thể phải hình thành các dải xơ sợi để tạo sẹo liền vết thương. Tế bào gan thì bị chết, dải xơ sợi hình thành không trật tự, kết cục, gan mất hoàn toàn khả năng phục hồi. Thời gian sống của nạn nhân chỉ được gọi là kéo dài.
Ước tính có khoảng 20% người bị bệnh viêm gan C biến chứng thành xơ gan. Đây là một con số quá cao.
Ung thư gan là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm gan C. Mắc phải biến chứng này, cuộc sống của người bệnh thường không kéo dài. Thậm chí, tử vong không báo trước. Đáng tiếc, tỷ lệ ung thư gan từ viêm gan C không hề nhỏ. Ước tính có khoảng 10% trong số này bị biến chứng thành ung thư gan.
Sở dĩ viêm gan C có thể chuyển thành ung thư gan vì virut viêm gan C huỷ hoại các thành phần trong tế bào gan, làm rối loạn chuyển hoá tế bào gan, làm phát sinh những thành phần biến dị và đột biến. Hậu quả, các tế bào gan trở nên bị đột biến và ung thư hoá.
Điều trị viêm gan C thế nào?
Về nguyên tắc, điều trị bệnh viêm gan C là phải loại trừ virut ra khỏi cơ thể. Song cho đến nay, chúng ta chưa có một loại thuốc nào có thể diệt trừ được vi rút. Mà hiện nay mới chỉ có thuốc ức chế virut để cơ thể dần thải loại virut mà thôi.
Hiện nay có hai thuốc được dùng để điều trị bệnh viêm gan virut C. Đó là thuốc ức chế protease và thuốc Interferon. Thuốc ức chế protease là các thuốc ức chế virut. Còn Interferon là các thuốc làm hoạt hoá hệ miễn dịch, cung cấp khả năng hỗ trợ để cơ thể diệt trừ va thải loại virut. Cả hai thuốc này hỗ trợ cho nhau nhằm điều trị dứt điểm.
Khi điều trị, có một lưu ý là dùng thuốc phải dùng đúng chỉ định, đúng liều và kéo dài. Thời gian dùng thuốc thường từ 3-6 tháng. Nhưng thời gian này cũng có thể lâu hơn, kéo dài đến 1-2 năm tuỳ vào khả năng tiêu diệt virut của cơ thể. Việc dùng thuốc liên tục là rất quan trọng, nếu không sẽ bị kháng thuốc và vấn đề điều trị sẽ rất phức tạp.
Điều trị có thể tiến hành tại bệnh viện, có thể tiến hành tại nhà. Nhưng khi bệnh viêm gan tiến triển nặng hoặc đang trong giai đoạn cấp tính thì nhập viện điều trị là bắt buộc. Tuyệt đối phải tuân theo lịch hẹn khám lại để theo dõi virut.
Muốn phòng ngừa bệnh viêm gan C việc đầu tiên là ta phải ý thức tự bảo vệ sức khoẻ bản thân. Ngăn chặn tất cả mọi con đường lây lan của virut là quan trọng nhất. Nhớ một quy tắc: virut viêm gan C lây truyền theo đường máu cho nên nếu như chúng ta đảm bảo các con đường liên quan đến máu an toàn thì coi như phòng được viêm gan C. Có ba việc cần nhớ: truyền máu an toàn, tiêm chích an toàn và tình dục an toàn.

6/11/2013

Học cách chung sống với bện viêm gan B

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do vi rút bệnh viêm gan B gây ra. Nhiễm vi rút viêm gan B có thể dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan. Vì vậy, bổ sung kiến thức về viêm gan B là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Bảo vệ gan trước sự tấn công của vi rút viêm gan B
Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa viêm gan B đối với những người chưa nhiễm vi rút viêm gan B.
Những thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày là một trong những nguyên nhân khiến cho vi rút viêm gan B tấn công mạnh mẽ vào gan. Vì thế, để bảo vệ gan, bệnh nhân viêm gan B cần có chế độ sinh hoạt điều độ, lối sống lành mạnh:
Hạn chế bia rượu: Rượu bia rất nguy hại cho gan. Đặc biệt với bệnh nhân viêm gan B, sự tồn tại song song của vi rút viêm gan B và rượu sẽ gia tăng tổn hại cho gan, dễ dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Không nên lạm dụng thuốc: Đa số thuốc khi vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan. Khi gan bị tổn thương do tác dụng phụ của thuốc, vi rút viêm gan B sẽ dễ dàng tấn công gan, gây hại cho gan nên chỉ sử dụng thuốc theo yêu cầu điều trị của bác sĩ và hạn chế dùng những thuốc có hại cho gan.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường những món ăn thanh đạm, rau xanh trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Phòng ngừa lây nhiễm viem gan B cho người thân
90% người trưởng thành bị nhiễm vi rút viêm gan B sau 6 tháng sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, 10% số còn lại sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính.
Khi biết mình bị viêm gan B mạn tính, bạn cần học cách chung sống hòa bình với vi rút này. Vi rút viêm gan B lưu hành trong máu có thể lây truyền từ mẹ sang con, lây nhiễm qua đường tình dục và đường máu. Người bệnh nên chú ý đến các con đường lây truyền này để phòng tránh lây nhiễm cho người thân. Nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh. Đặc biệt là những khi cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém, vàng da, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, hay bị dị ứng, mẩn ngứa do chức năng gan suy giảm cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tăng cường chức năng gan
Để vi rút viêm gan B không tấn công và phá hủy các tế bào gan, làm suy giảm chức năng gan dẫn đến xơ gan, ung thư gan, cách tốt nhất là bạn hãy tự bảo vệ gan của mình gan bằng cách tăng cường sức đề kháng, nâng cao “sức khỏe” lá gan.
Ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, chúng ta nên bổ sung viên uống bổ gan với thành phần chiết xuất từ các thảo dược tốt cho gan giúp tăng cường chức năng gan, phục hồi và bảo vệ tế bào gan. Đặc biệt đối với những bệnh nhân viêm gan B mạn tính, sử dụng viên uống bổ sung từ thảo dược là biện pháp hỗ trợ cần thiết trong quá trình điều trị bệnh.

6/05/2013

Chữa bệnh viêm gan B bằng thuốc

Bệnh viêm gan b là một căn bệnh rất phổ biến ước tính có khoảng 2 tỉ người đã nhiễm viêm gan B và 350 triệu người chuyển sang mãn tính. Các nhà khoa học vẫn luôn nghiên cứu đưa vào thử nghiệm các loại thuốc mới để điều trị viêm gan B mãn tính. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày các thuốc đang điều trị hiệu quả căn bệnh này.
Điều trị viêm gan b có nghĩa là làm mất virus, mất HBsAg, hay có thể hiểu là là số lượng virus nhỏ hơn 100.000 copy/ml khi HBeAg dương tính; virus nhỏ hơn 10.000 copy/ml khi HBeAg âm tính.
Những thuốc điều trị hiện có: Interferon alfa , Peginterferon alfa, các nucleoside: Lamivudine, Adefovir dipivoxil, Entecavir… điều trị bằng nucleoside thường phải kéo dài thời gian điều trị để duy trì sự ức chế siêu vi . Sự chuyển đổi huyết thanh HbeAg dùng để quyết định thời gian duy trì điều trị với nucleoside. Người ta nghiên cứu thấy rằng bệnh nhân được điều trị bằng Interferon alfa có khả năng mất HBsAg nhiều gấp 6 lần bệnh nhân không điều trị . Theo dõi thời gian dài ( từ 1—11 năm , trung bình 6,2 năm) bệnh nhân HbeAg dương tính 71% đáp ứng điều trị lâu dài và HBsAg trở thành âm tính . Ngược lại người ta thấy rằng bệnh nhân điều trị bằng nucleoside một năm , tỉ lệ HBsAg trở thành âm tính không cao hơn so với nhóm không điều trị . Vấn đề kết hợp điều trị Interferon alfa và nucleoside cần được nghiên cứu.
Các thuốc interferon alfa
Tác dụng trực tiếp trên hệ thống miễn dịch , kích thích hoạt động tế bào lympho T . Vì vậy có hiện tượng tăng men ALT tạm thời trong giai đoạn đầu điều trị Interferon (gọi là hiện tượng flares) . Quan sát thấy rằng bệnh nhân trong quá trình điều trị có hiện tượng flares có khả năng mất HBsAg nhiều hơn nhóm không có hiện tượng flares. HBsAg có thể biến mất trong quá trình điều trị Interferon do phá hủy tế bào độc của gan và làm mất cccDNA (đoạn gen đóng vai trò quan trọng trong việc nhân đôi và đột biến virus). Trong tương lai sẽ phát triển kỹ thuật đo nồng độ cccDNA. Tỉ lệ mất HBeAg và HBVDNA là 33—37% ở nhóm bệnh nhân HBeAg dương tính, sau thời gian dài tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh 90% và khoảng 20—70% bệnh nhân này sẽ mất HbsAg. Những bệnh nhân nồng độ siêu vi thấp , men ALT tăng , có bằng chứng viêm và hoại tử tế bào gan sẽ cho đáp ứng điều trị cao. Những bệnh nhân nam , thời gian bệnh kéo dài, người châu Á, đột biến precore , đồng nhiễm HIV sẽ cho đáp ứng điều trị kém.

Bệnh viêm gan siêu vi D là gì

Bệnh viêm gan D là một bệnh truyền nhiễm "có điều kiện" , nói một cách khác chỉ nguy hiểm cho những người đang hoặc sẽ bị bệnh viêm gan B mà thôi. Vì vậy những người được miễn nhiễm bệnh viêm gan B sẽ không sợ bị lây bệnh viêm gan D. Viêm gan D thường lây qua đường máu và đường sinh lý. Tuy nhiên, bệnh chỉ lây qua những người đang bị viêm gan B với kháng nguyên HBsAg mà thôi. Trong những năm gần đây, chích thuốc phiện đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm gan D, nhất là khi những người nghiện thuốc này dùng chung kim với nhau.
Triệu chứng của viêm gan D lệ thuộc vào tình trạng nhiễm vi khuẩn viêm gan B của lá gan. Nếu vi khuẩn viêm gan B đang tàn phá lá gan, siêu vi khuẩn viêm gan D cũng "đánh ké". Nếu vi khuẩn viêm gan B bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch của bệnh nhân thì vi khuẩn viêm gan D cũng sẽ "chết theo".
1-- Bệnh nhân có thể cùng một lúc lây cả hai bệnh viêm gan B và D (đồng nhiễm-coinfection). Vì viêm gan D thường gây ra những triệu chứng tương tự như bệnh viêm gan B nên khi cơ thể bị tấn công một lúc bởi hai loại siêu vi khuẩn viêm B và D các triệu chứng có thể trầm trọng hơn, và bệnh có thể kéo dài hơn. Bệnh nhân bị nhiễm cùng một lúcviêm gan B và D sẽ có một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm gan B trước, rồi sau đó, khi bệnh có vẻ như đang thuyên giảm thì các triệu chứng như vàng da, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt v.v. bắt đầu trở lại do đợt tấn công thứ hai; lần này do siêu vi khuẩn viêm gan D Tùy theo tuổi tác khi bị lây bệnh, những triệu chứng kể trên có thể rất rõ rệt hoặc mơ hồ.
2- Bệnh nhân đang bị viêm gan B bị lây thêm bệnh viêm gan D ( Bội nhiễm- superinfection): Ðây là trường hợp rất nguy hiểm Với sự bành trướng của siêu vi khuẩn viêm gan D trong một cơ thể đang bị nhiễm trùng bởi siêu vi khuẩn viêm gan B, bệnh sẽ trở nên rất trầm trọng với những hậu quả vô cùng tai hại trong một thời gian rất ngắn. Ngay cả trong trường hợp siêu vi khuẩn B đang "ngủ yên", (dormant) siêu vi khuẩn D có thể đánh thức v à cả hai sẽ hợp lực tàn phá lá gan. nhanh chóng (từ 3 đến 5 năm),
Cũng như các bệnh viêm gan siêu vi khuẩn khác, thử máu là phương pháp độc nhất và chính xác nhất trong việc định bệnh viêm gan D. Phép siêu âm cũng hữu ích
Vì viêm gan D cấp tính dễ trở thành ác tính, bệnh nhân cần được theo dõi một cách kỹ lưỡng. Khi bệnh trở nên ác tính, bệnh nhân bắt đầu có những triệu chứng của loạn trí như mất dần tự chủ, chóng quên, ăn nói "lung tung" hoặc nặng hơn nữa, sẽ bị hôn mê, bất tỉnh v.v. Khi máu trở nên quá loãng, họ có thể bị chảy máu cam, ói ra máu, đi cầu phân đen như mực, da dễ bị bầm tím. Trong trường hợp này, bệnh nhân phải được đưa vào cấp cứu vì gan có thể bị tàn phá một cách rất nhanh chóng và nếu không được ghép gan, bệnh nhân có thể chết . Khác với bệnh viêm gan B bệnh viêm gan D có khuynh hướng trở thành kinh niên nếu không chữa trị , để rồi tiếp tục tàn phá lá gan. Vi khuẩn viêm gan D được xem là một trong những vi khuẩn viêm gan dữ tợn và nguy hiểm nhất,
Cho tới nay, chỉ có một thứ thuốc duy nhất được chấp thuận bởi FDA trong việc chữa trị bệnh viêm gan D: Ðó là Interferon alpha Thuốc được dùng cho cả hai trường hợp: viêm gan D mạn tính và cấp tính Viêm gan D chỉ lây qua những ai chưa có kháng thể chống lại vi khuẩn viêm gan B. Vì thế, chủng ngừa viêm gan B là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh viêm gan D. Tuy nhiên hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa bệnh viêm gan D cho những người đang bị bệnh viêm gan B.

6/04/2013

Nguyên tắc cho người bị gan nhiễm mỡ

Có thể nói gan nhiễm mỡ là sản phẩm của nền công nghiệp fast food với chế độ ăn nhanh, không theo bất cứ thời gian nào và có quá nhiều calo, chất béo. Nếu không được điều trị mà cứ kéo dài tình trạng, người bệnh có nguy cơ cao mắc chứng xơ cứng gan.
Vậy có thể phòng được bệnh gan nhiễm mỡ hay không?
Khi hàm lượng mỡ trong gan tăng cao, vượt quá 10% trọng lượng của gan hoặc khi 50% tổ chức của gan bị mỡ hoá thì có nghĩa, bạn đã bị gan nhiễm mỡ.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, thói quen ăn uống không khoa học, ăn vặt, ăn khuya… là một trong những nguyên nhân làm rối loại hệ bài tiết, khiến người hay ăn vặt nhiều có nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ. Những người nghiện rượu, béo phì, tiểu đường, viêm gan giai đoạn cuối cũng có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Những triệu chứng của gan nhiem mo thường không điển hình, đôi khi giống như bị viêm gan mức độ nhẹ và thường rất ít vàng da, nếu có cũng là rất ít.
Muốn phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Ăn uống điều độ, đúng bữa, đúng giờ. Hạn chế tối đa các chất béo, mỡ động vật. Bữa ăn cần cân đối giữa rau quả và các chất đạm. Không nên ăn các thức ăn quá giàu đạm như nội tạng động vật, da gà, thịt mỡ, gạch cua, ăn quá nhiều trứng gà một ngày.
Nên đưa vào thực đơn của bạn những món luộc thay thế cho món rán, chiên mỡ, chiên bơ. Tăng cường ăn rau xanh và quả tươi. Không nên ăn nhiều thịt mà nên tăng cường ăn cá, tôm, cua, đậu…
Không nên ăn bữa tối quá muộn và nên ăn ít, trước khi đi ngủ không nên ăn nhẹ. Nếu uống sữa chỉ nên dùng các loại sữa không đường, ít chất béo, mà tốt nhất là nên ăn sữa chua.
Mỗi ngày chỉ nên ăn nhiều nhất là 5g muối.
Tập luyện thể thao hợp lý.

Gan nhiễm mỡ dễ chuyển sang xơ gan

Ăn nhiều chất béo và đường, dùng nhiều rượu bia, lười vận động, đó không chỉ là những nguy cơ gây ra bệnh tim mạch mà còn là yếu tố dẫn đến một bệnh gan phổ biến trong thời đại hiện nay: gan nhiễm mỡ.
Một khảo sát tại Mỹ công bố trong năm 2002 cho thấy có đến 5% dân số nước này bị gan nhiễm mỡ không do rượu, và riêng trong nhóm người béo phì và tiểu đường týp 2 thì con số này tăng lên từ 25%-75%!
Nếu kể thêm dạng gan nhiễm mỡ do rượu thì con số trên còn tăng cao đến chừng nào. Vì thế trong một tài liệu đào tạo sau đại học của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ, người ta đã dành hẳn một chương cho gan nhiễm mỡ với tiêu đề: gan nhiễm mỡ - Bệnh gan của thiên niên kỷ mới!
Gan nhiễm mỡ hầu như không có triệu chứng
Tại VN, chưa có một thống kê nào về gan nhiễm mỡ trong cộng đồng, nhưng một ghi nhận nhỏ tại Khoa Siêu âm Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy TPHCM cho thấy số người bị gan nhiễm mỡ được phát hiện hằng ngày tại đây vào khoảng 10%! Th.S - BS Đinh Dạ Lý Hương, giảng viên Đại học Y Dược TPHCM, cho biết gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ trong các tế bào gan, làm trọng lượng gan tăng lên khoảng 5%.
Nguyên nhân thường làm gan nhiễm mỡ là tình trạng béo phì, ngoài ra là nghiện rượu, tiểu đường týp 2, bệnh tăng mỡ trong máu, nhiễm chất đồng, bệnh lao và đặc biệt là viêm gan siêu vi C mãn tính. Ngoài ra, việc dùng liều cao và kéo dài một số thuốc như corticoides, tétracycline, estrogen, thuốc chữa ung thư cũng làm rối loạn biến đổi mỡ trong gan, khiến gan bị nhiễm mỡ.
Gan bình thường và gan nhiem mo
Người bị gan nhiễm mỡ hầu như không có triệu chứng gì, chỉ có một vài bệnh nhân cảm thấy hơi mệt mỏi và suy nhược, hoặc có cảm giác hơi tưng tức ở vùng dưới sườn bên phải. Do vậy, gan nhiễm mỡ thường được phát hiện một cách tình cờ, sau một xét nghiệm máu thường quy thấy men gan (SGOT, SGPT) tăng, hoặc sau khi được siêu âm.
Tại sao mỡ đọng lại trong gan?
Theo BS Đinh Dạ Lý Hương, có thể là do ruột gia tăng hấp thu chất mỡ, nhất là khi ăn quá nhiều chất béo động vật; do chất mỡ từ mô mỡ ở những nơi khác trong cơ thể được huy động bất thường đến gan; do ăn nhiều đường, khi chuyển đến gan một phần đường được gan cất dưới dạng glycogen, một phần khác được biết đổi thành mỡ; do tăng tổng hợp chất mỡ tại gan hoặc giảm sự chuyển tải chất mỡ ra khỏi gan vì thiếu một số chất để chuyên chở mỡ.

6/03/2013

Ngoại hình có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Trước đây cũng có báo cáo cho rằng, ngoại hình có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu phát hiện, nam giới có ngoại hình đẹp trai rất ít ốm, hơn nữa nếu ốm thì rất nhanh chóng hồi phục. Nhưng kết luận này chỉ phù hợp với nam giới, còn nữ giới có xinh gái thì cũng không có may mắn này.
Do đó, một nhà khoa học của Đại học Turko đã làm thực nghiệm, kiểm chứng mối quan hệ giữa ngoại hình của nữ giới với khả năng miễn dịch của cơ thể. Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã tiêm vào cơ thể của những nữ tình nguyện viên vắc xin viem gan B, và sau đó đo kháng thể sau khi tiêm vắc xin và hàm lượng cortisol trong cơ thể. Đồng thời cũng mời 18 sinh viên đánh giá ngoại hình của những nữ tình nguyện viên này. Kết quả phát hiện, ngoại hình của nữ giới không có mối liên hệ nào với khả năng miễn dịch cả.


“Chúng tôi vẫn cần phải tiến hành nghiên cứu thêm bước nữa. Hiện nay có thể xác định rằng ngoại hình xinh xắn của nữ giới không hề giúp gì được họ trong việc chống lại vi rút bệnh viêm gan B, nhưng ngoại hình của nữ giới cũng có mối quan hệ với 2 chỉ số là hàm lượng cortisol và hàm lượng chất béo trong cơ thể. Mà hàm lượng cortisol cao thấp dưới một điều kiện nhất định có ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. Do đó, ngoại hình của nữ giới hay nam giới đều giống nhau, đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể”, Các nhà khoa học giải thích.

Bệnh viêm gan B điều trị thuận lợi

Được biết, dù bộ y tế nước ta đã có quy định bẳng văn bản để bảo vệ quyền lợi cho bệnh nhân viem gan B nhưng vấn đề là bệnh nhân viêm gan B lại không thực sự lạc quan điều trị, viêm gan B thực ra là 1 hiện tượng xã hội làm cho con đường chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân viêm gan B khó khăn gian nan hơn các chứng bệnh khác rất nhiều.
Sự khác biết giữa liệu pháp tế bào gốc tự thân và phương pháp truyền thống điều trị bệnh viêm gan B
Kĩ thuật tế bào gốc tự thân điều trị viêm gan B mãn tính là thành tựu mới nhất ứng dụng công trình gene, sinh vật học phân tử, miễn dịch học tế bào, lấy điều trị đặc hiệu làm cốt lõi lấy việc gia tăng tính an toàn và tính hiệu quả làm mục tiêu, cải thiện hệ thống chẩn đoán và đánh giá, quy phạm hệ thống và quy trình thao tác. Kết quả ứng dụng lâm sàng đã chứng minh liệu pháp tế bào gốc tự thân điều trị viêm gan B mãn tính có hiệu quả rõ rệt và có tiềm năng ứng dụng và ưu thế hổi bật hơn hẳn phương pháp truyền thống.
10 đặc tính lớn của liệu pháp tế bào gốc tự thân điều trị viêm gan B mãn tính
1. Tính đặc trị: chỉ tấn công và tiêu diệt virus viêm gan B và tế bào truyền nhiễm mà không có bất cứ ảnh hương nào đến các tế bào bình thường và các tổ chức khác của cơ thể.
2. Tính bắn phá: Làm tế bào lympho T có tính bắn phá với độ chuẩn xác cao.
3. Tính chủ động: Sau khi truyền ngược tế bào miễn dịch đã nuôi cấy và kích hoạt, chủ động dẫn xuất phản ứng ứng đáp miễn dịch, chủ động tấn công tế bào truyền nhiễm và HBV.
4. Tính chọn lọc: Có chức năng nhanh chóng tập trung chọn lọc trong tổ chức bệnh biến của HBV truyền nhiễm.
5. Hiệu quả cao: Miễn dịch tế bào đặc dị tiêu diệt virus viêm gan B, giảm các triệu chứng viêm gan, làm chậm hoặc đảo ngược tiến trình gan xơ hóa gan xơ cứng.
6. Tính toàn diện: Kích hoạt phản ứng CTL đặc hiệu, chủ động trung hòa virus, DC dẫn xuất tế bào T hoạt hóa. Sản sinh CIK miễn dịch.
7. Tính triệt để: Tận dụng tế bào miễn dịch hoạt tính tự thân của cơ thể để tiêu diệt triệt để virus viêm gan B.
8. Tính ghi nhớ: CLT trong cơ thể có khả năng ghi nhơ, khi phát hiện HBV nhanh chóng nhận biết và tiêu diệt virus viêm gan B, phòng ngừa virus lây nhiễm.
9. Tính lâu dài: Miễn dịch đặc trị HBV có chức năng sát thương sẽ tồn tại lâu dài trong cơ thể phòng ngừa tái phát.
10. Tính an toàn: Tế bào miễn dịch truyền ngược là tự thân bệnh nhân nên không có phản ứng bài trừ, tính an toàn cao, ít hoặc không có tác dụng phụ.