1. Benh viem gan A lây lan qua đường tiêu hóa nên rất dễ lây qua thức ăn, nước uống, môi trường... Bệnh dễ lây nhất trong một vài tuần lễ trước khi bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh viêm gan cấp tính. Một khi da và mắt trở nên vàng, bệnh không còn lây nhiễm. Vì thế, việc tiếp xúc, săn sóc cho người bệnh trong lúc này không có gì là “nguy hiểm” cả. Nói một cách khác, bệnh chỉ dễ lây trong thời gian ủ bệnh. Vì bệnh viêm gan A có thể chích ngừa một cách dễ dàng, nên khi có người thân bị bệnh, tất cả những người trong gia đình đều nên đi chích ngừa. Điều đó đảm bảo sự an toàn cho mỗi người vì môi trường quanh gia đình rất có thể đã có sự hiện diện của rất nhiều siêu vi A.
2. Bệnh viêm gan B lây lan qua đường máu và các hoạt động tình dục, nên có phần khó lây lan hơn bệnh viêm gan A. Thuốc chích ngừa viêm gan B rất hiệu quả và an toàn, nên khi có người thân đã nhiễm bệnh, chúng ta cần nên chích ngừa càng sớm càng tốt. Thuốc không có chống chỉ định với phụ nữ mang thai, nên nếu có người trong gia đình đang có thai cũng cần được chích ngừa. Điều này giúp tránh được bệnh viêm gan B cấp tính trong thời gian nguy hiểm này và cũng đảm bảo an toàn cho đứa trẻ khi sinh ra.
3. Bệnh viêm gan C chỉ lây lan chủ yếu qua đường máu, hiếm khi lây lan qua các hoạt động tình dục. Tuy nhiên, không nên giao hợp trong lúc người bệnh viêm gan C là phụ nữ đang có kinh nguyệt, vì máu kinh nguyệt có thể là nguồn lây nhiễm. Nếu người bệnh là phụ nữ viêm gan C đang có kinh, sau khi tắm xong cần phải làm sạch phòng tắm để tránh một số ít máu có thể dính lại. Tuy rất hiếm hoi nhưng đây có thể là nguồn lây nhiễm cho người khác trong gia đình.
4. Khi trong gia đình có người bị viêm gan siêu vi B hoặc siêu vi C, cần có sẵn một số găng tay tiệt trùng trong nhà để khi cần chăm sóc những vết thương của người bệnh thì nhất thiết phải dùng đến.
5. Chủng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B cũng đồng thời giúp chúng ta xóa bỏ mối lo ngại đối với siêu vi D. Vì thế, nếu có điều kiện nên chủng ngừa siêu vi B cho tất cả mọi người trong gia đình càng sớm càng tốt. Sự thận trọng này không bao giờ là quá thừa, nếu chúng ta so sánh với những gì mà các loại siêu vi B và D có thể gây ra cho chúng ta.
6. Các bệnh viêm gan siêu vi B, C, D hầu như không lây lan qua mồ hôi, nước bọt. Vì thế, việc tiếp xúc, va chạm thể xác trong đời sống hàng ngày với những người bệnh này không có gì là nguy hiểm – trừ khi đang có những sây sát chảy máu ngoài da. Vì thế, chúng ta vẫn có thể ăn uống chung hoặc duy trì các sinh hoạt bình thường hàng ngày mà không sợ lây bệnh. Không nên tạo ra những cách biệt không cần thiết gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của bệnh nhân, vốn đã rất khó khăn vì áp lực của căn bệnh.
7. Bệnh gan siêu vi E lây qua thức ăn, nước uống có nhiễm siêu vi. Khác với viêm gan siêu vi A, bệnh này vẫn có thể tiếp tục lây bệnh trong nhiều tuần lễ sau khi người bệnh đã có những triệu chứng viêm gan cấp tính. Vì số tử vong cho cả người mẹ lẫn trẻ sơ sinh có thể là rất cao, nhất là trong 3 tháng cuối cùng của thai nghén, nên những phụ nữ đang mang thai nên rất thận trọng về vấn đề vệ sinh, nếu trong nhà có người đang bệnh viêm gan E. Không có thuốc chủng ngừa, nên vấn đề vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân được nhấn mạnh ở mức độ quan trọng nhất trong việc phòng ngừa căn bệnh này. Trong thời gian nghi ngờ có bệnh, tuyệt đối chỉ “ăn chín, uống chín” và đảm bảo các điều kiện vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm: gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ| chua benh ung thu
No comments:
Post a Comment