Từ đầu mùa hè đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 2 ca bệnh dương tính với viêm não Nhật Bản và 1 ca bệnh viêm não vi rút. Nếu không có biện pháp phòng bệnh hiệu quả thì nguy cơ mắc bệnh gây tổn thương não, di chứng thần kinh và gây tử vong cao ở trẻ em.
Theo Bác sĩ Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thời gian gần đây, lượng bệnh nhân mắc những bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, chân - tay - miệng, đau mắt đỏ, cúm, tiêu chảy… đã giảm nhưng xuất hiện một vài bệnh nhân bị viêm não. Những bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng phải chuyển tuyến trên.
Bà Trần Thị ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 1 trường hợp dương tính với viêm não vi rút ở huyện Lạc Sơn và 2 trường hợp dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản ở huyện Lương Sơn, thành phố Hòa Bình. Ca bệnh này đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi T.ư. Để xác định được bệnh nhân bị viêm não cần phải xét nghiệm tại tuyến T.ư. Bệnh viêm não vi rút và viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong.
Đối với vi rút gây bệnh viêm não Nhật Bản đã có vắc xin phòng bệnh. Thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm, do đó trẻ em cần tiêm chủng đủ 3 liều.
Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, trong năm 2018, số lượng trẻ cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản là 14.720 trẻ. Đến hết tháng 5/2018, có 6.007 trẻ tiêm mũi 1, 5.042 trẻ tiêm mũi 2 và 5.534 trẻ tiêm mũi 3, đạt tỷ lệ 37,6%. Do vậy, để phòng tránh viêm não và viêm não Nhật Bản, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng đúng, đủ và triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh ngay tại gia đình.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh khuyến cáo bệnh viêm não, việc quan trọng nhất là hạn chế các nguy cơ bị côn trùng, muỗi đốt khi sinh hoạt hoặc làm việc ngoài trời, đặc biệt là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối như mặc áo dài tay, mang tất cùng với sử dụng các chất xua đuổi côn trùng, nằm màn khi ngủ. Để hạn chế sự phát triển của muỗi gây bệnh, cần phải thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, làm thông thoáng cống rãnh, đậy kỹ các vật dụng chứa nước, loại bỏ các dụng cụ thừa có khả năng đọng nước nhằm giảm thiểu nơi cư ngụ cũng như nơi đẻ trứng của muỗi, kết hợp với phun hóa chất diệt muỗi ở những nơi có mật độ muỗi cao. Cần phải cách ly người bệnh cũng như hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, sử dụng các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh. Cần chủ động tiêm vắc xin để phòng bệnh và những biến chứng viêm não.
Phòng tiêm chủng của Bệnh viện Đa khoa An Việt là địa điểm tiêm chủng uy tín ở Hà Nội. Bạn có thể gọi điện tới hotline 1900 2838 để được tư vấn 24/24h và hoàn toàn miễn phí.
Bạn có thể gọi điện tới hotline 1900 2838 để được tư vấn 24/24h và hoàn toàn miễn phí từ Bệnh viện An Việt.
Bệnh viện Đa khoa An Việt
Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh, Hà Nội
Hotline: 1900 2838
No comments:
Post a Comment