7/17/2018

CÁC BỆNH VIÊM MŨI Ở TRẺ SƠ SINH

 

Các bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh đến từ 2 nguyên nhân chính. Một là do trẻ bị ảnh thưởng thì môi trường bên ngoài. Hai là trẻ sơ sinh bị viêm mũi do mẹ truyền sang. Quan trọng hơn viêm mũi là bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh

Trong các bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh thì viêm mũi cấp tính là hiện tượng rất phổ biến. Trẻ sơ sinh đặc biệt hay mắc ở thời điểm thời tiết giao mùa. Những triệu chứng của bé bao gồm: ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, đau mỏi chân tay và sốt. Vì trẻ chưa biết nói nên biểu hiện ban ngày thì năm im lịm, ban đêm thì quấy khóc bắt mẹ bế. Nếu quan sát kỹ 2 hốc mũi trẻ thì sẽ thấy sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch

Bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 3 – 5 ngày thì thuyên giảm, nước mũi bớt chảy, thở thông và hết sốt. Nhưng triệu chứng tiêu chảy và nôn thì vẫn kéo dài sau đó 2 ngày nữa. Viêm mũi ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng.
 


Điều trị viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Trước tiên, người lớn cần làm thông tháo 2 hốc mũi để kích thích niêm mạc mới phục hồi. Mũi thông trẻ sẽ dễ bú mẹ hơn, do khi nghẹt mũi trẻ phải thở bằng miệng. Sau đó làm sạch chất dịch nhày trong mũi bằng các loại nước muối chuyên dụng. Lưu ý: kháng sinh không có tác dụng chữa viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh, mà chỉ được dùng để điều trị biến chứng viêm xương chũm hoặc viêm phế quản.

Phòng tránh các bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh như thế nào?

-Giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ ra những nơi có gió lùa.

-Không nên để cho người bị mắc các bệnh về đường hô hấp hôn hít nhiều.

-Không cho trẻ ra ngoài vào buổi đêm.

Với trẻ lớn hơn một chút:

-Nếu trong lớp có trẻ bị cảm lạnh thì cần cho con nghỉ học để cách ly.

-Nên nạo V.A cho những trẻ bị cảm lạnh tái phát trên 5 lần trong một năm

Viêm mũi đặc hiệu ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh tiếp đến khá nguy hiểm là viêm mũi đặc hiệu có nguyên nhân lây lan từ mẹ. Đây chính là những trường hợp viêm mũi ở trẻ sơ sinh dẫn đến tử vong ngay sau khi bé chào đời. Tuy nhiên, ngay nay khoa học tiến bộ, dụng cụ sinh đẻ đã vệ sinh hơn trước và nhiều loại kháng sinh ra đời đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong.

1/Viêm mũi do lậu

Vi khuẩn lậu lây từ âm đạo của mẹ vào mũi và mắt của trẻ sơ sinh gây ra viêm mũi và mắt của trẻ sau đẻ. Biểu hiện xuất hiện sau 3 – 4 ngày sinh: 2 lỗ mũi và môi trên sưng vều và đỏ. Trong mũi trẻ có mủ vàng xanh, đặc. Trẻ sốt từ 39-40 độ. Trẻ không bú mẹ được, cơ thể gầy đi đồng thời hai mí mắt sung mọng và không mở được. Có mủ rỉ ra từ khóe mắt, xét nghiệm mủ thấy vi khuẩn lậu.

-Điều trị tại chỗ: Sau khi sinh nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu viêm mũi. Cần làm sạch mủ mũi ngay và nhỏ thuốc chứa penicillin cách 3 giờ một lần hoặc thuốc trị sổ mũi trẻ sơ sinh chuyên dụng.

-Điều trị toàn thân: tiêm kháng sinh nhóm betalactam.

-Phòng bệnh: nhỏ Acgyrol 1% vào mũi tất cả các trẻ sau đẻ.

2/Viêm mũi bạch hầu

Viêm mũi bạch hầu ở trẻ sơ sinh diễn biến chậm, âm thầm gây nhiễm độc và suy mòn dần dần. Bé bị tắc 2 bên mũi, trong chất dịch nhày có lẫn máu. Cửa mũi trước và môi trên bị loét nông và đóng vẩy. Sờ xuống cổ thấy có hạch nhỏ, nắn vào thấy đau. Giả mạc có màu xám và khó bóc. Khi bóc thường chảy máu, giả mạc lan rộng tới vòm họng và thanh quản. Nếu trẻ có tình trạng da tái nhợt, sốt không cao, biếng chơi, hay quấy khóc và bú ít. Mẹ nên đưa bé đi xét nghiệm tìm vi khuẩn bạch hầu Loeffler.
 


Điều trị:

-Tiêm huyết thanh chống bạch hầu

-Tiêm kháng sinh toàn thân và tại niêm mạc mũi

-Sử dụng vitamin nhóm B và thuốc chống trụy tim mạch nếu trẻ mệt nặng.

Phòng bệnh: Do viêm mũi bạch hầu ở trẻ sơ sinh có nguyên nhiễm khuẩn từ mẹ. Vì vậy, nếu bé nhà bạn bị viêm mũi bạch hầu cần phải cách ly ngay trẻ và tiêm vacxin chống bạch hầu cho những trẻ xung quanh.

3/Viêm mũi giang mai

Cần phải xét nghiệm xem mẹ có bị dương tính với vi khuẩn giang mai không. Các biểu hiện của viêm mũi giang mai ở trẻ sơ sinh xuất hiện sau 30 ngày từ khi bé ra đời: trẻ không sốt, không đau nhưng triệu chứng ngạt mùi càng ngày càng tăng. Dịch mũi của trẻ có mùi tanh hôi, có thể có lẫn máu. Trước cửa mũi có các vảy nâu che lấp vết nẻ. Môi trên sưng vều và đỏ.

Ở một diễn biến nặng hơn, sụn và xương vách ngăn của trẻ sơ sinh có thể bị hoại tử. Toàn thân có những sần, ban đỏ giang mai ở gan bàn tay, bàn chân, ở mông và ở miệng.

Trên đây là các bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh nói riêng, mong các mẹ luôn trang bị kiến thức cho bản than để chăm sóc cho con mình thật tốt!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh - Hà Nội
Điện thoại: 024 62 628 628 - 0968 08 55 99
Email: info@benhvienanviet.com
Website: http://khamtaimuihongnhi.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/taimuihongnhi

Tag: benh viem mui o tre so sinhbệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinhthực đơn cho trẻ viêm họngviêm tai giữa kiêng ăn gìsổ mũi kéo dàixử lý trẻ bị chảy máu camngạt mũi về đêm ở trẻgiúp trẻ mau hết sổ mũi

 

No comments:

Post a Comment