7/09/2018

NGUYÊN NHÂN VIÊM MŨI CẤP TÍNH Ở TRẺ

Nguyên nhân viêm mũi cấp tính thường gặp là virus hoặc vi khuẩn tấn công vào niêm mạc mũi. Điều trị viêm mũi cấp tính bao gồm tiêu diệt tác nhân gây bệnh, tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi và chống virus lây lan.

Ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. sức đề kháng còn hạn chế, chỉ cần thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân viêm mũi cấp tính ở trẻ, biểu hiện chủ yếu của thể bệnh này là sốt nhẹ hoặc không có sốt. Trẻ hay quấy khóc, khó bú, khó ngủ và thường thở bằng miệng do tắc đường thở. Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút lồng ngực. 

Viêm mũi cấp tính là một bệnh thường gặp. Bệnh khởi đầu bằng tình trạng viêm khoang mũi, phù nề niêm mạc, nghẹt mũi, chảy mũi, và theo sau là rối loạn chức năng mũi: hô hấp, bảo vệ, khứu giác, làm ẩm không khí vào cơ thể

Triệu chứng viêm mũi cấp tính ở trẻ


Tắc- Ngạt mũi, có thể có chảy nước mũi kèm theo, thường là dịch trong là do niêm mạc mũi sung huyết và xuất tiết, trường hợp viêm nặng có thể gây xuất huyết khi sỉ mũi.

Viêm mũi cấp tính do vi khuẩn, thường gây viêm các hốc mũi (xoang), có thể có sốt nhẹ, đau nhức vùng mặt và trán, ngạt mũi, nưốc mũi nhày mủ màu vàng

Tại Việt Nam, tác động của bụi, khói cũng là nguyên nhân viêm mũi cấp tính ở trẻ

 
Ngoài ra các triệu chứng khác:

-Sổ mũi- chảy nước mũi 

-Đau đầu 

-Cảm giác chán ăn, mệt mỏi

-Suy giảm khứu giác.


Điều trị Viêm mũi cấp tính

Tùy vào nguyên nhân viêm mũi cấp tính ở trẻ nhỏ mà có các cách điều trị khác nhau, cha mẹ thường tự tìm tới các loại thuốc kháng sinh, hoặc các mẹo dân gian, dẫn tới việc bị kháng thuốc hoặc bệnh kéo dài lâu khỏi. Sau đây là hướng dẫn điều trị bệnh viêm mũi cấp đúng phương pháp:

– Khi có sốt và viêm mũi tiến triển nặng thì cho nằm điều trị, nhà ỏ cần thoáng khí, tránh không khí quá lạnh và khô.

– Điều trị càng sớm càng tốt, dùng thuốc ra mồ hôi, hạ sốt. Nếu có đau đầu cho dùng thuốc giảm đau.

– Điều trị tại chỗ ( theo chỉ định bác sĩ ):

+ Loại trừ ngạt mũi: có thể dùng thuốc co mạch ở dạng nhỏ mũi hoặc bôi mũi như: Ephedrin 2%, Naphazolin 0,1%.

+ Điều trị khí dung: kháng sinh + kháng histamin + co mạch.

Trong viêm mũi cấp tính ở trẻ em còn bú, trước khi cho ăn từ 5 – 10 phút cần cho nhỏ mũi thuốc co mạch (adrenalin l%o)

Hãy chú ý chăm sóc để bảo vệ sức khỏe của trẻ bạn nhé!


BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh - Hà Nội
Điện thoại: 0462 628 628 - 0968 08 55 99
Email: info@benhvienanviet.com
Website: http://khamtaimuihongnhi.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/taimuihongnhi


Tag: nguyen nhan viem mui cap tinhđiều trị sổ mũi cho trẻnguyên nhân viêm mũi cấp tínhphòng viêm mũi dị ứng mùa hèkhám tai mũi họng ở đâuviêm mũi dị ứngcách chữa viêm mũi dị ứng

No comments:

Post a Comment