4/19/2019

Trẻ bị thối tai do mẹ tự ý chữa viêm tai giữa

Với trẻ nhỏ, các bệnh lý về tai mũi họng rất phổ biến. Do sức đề kháng của trẻ còn yếu, điều kiện thời tiết cực đoan cùng nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh về tai mũi họng.

Với trẻ nhỏ, các bệnh lý về tai mũi họng rất phổ biến. Do sức đề kháng của trẻ còn yếu, điều kiện thời tiết cực đoan cùng nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh về tai mũi họng.

Với trẻ nhỏ, các bệnh lý về tai mũi họng rất phổ biến. Do sức đề kháng của trẻ còn yếu, điều kiện thời tiết cực đoan cùng nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh về tai mũi họng.

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An.

Con bị biến chứng thối tai vì mẹ kiên quyết không dùng kháng sinh

Trong các bệnh lý về tai mũi họng ở trẻ, phổ biến nhất là viêm tai giữa, viêm VA và viêm amidan. Đây không phải những bệnh lý phức tạp, khó điều trị nhưng nếu để thành mãn tính có thể dẫn tới một số biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.

Bé Thảo Nguyên, 16 tháng tuổi, Mễ Trì, Hà Nội nhập viện do bị viêm tai xương chũm cấp hai bên, biến chứng liệt mặt ngoại biên trái, phải nhập viện để mổ cấp cứu xương chũm trái và đặt ống thông khí hai bên… Trước đó, bố mẹ bé không biết con bị viêm tai giữa mà chỉ rửa mũi, kết quả bé bị viêm tai biến chứng nặng nề.

Bé Hà Thị Hoa, 3 tuổi, ở Thái Bình hay chảy nước mũi xanh kèm ho. Khi khám ở bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm tai giữa và kê kháng sinh, nhưng chị không cho con dùng mà tự mua thuốc bào chế riêng chữa bệnh cho con.

Cho đến khi tai bé có dịch mủ chảy, bé quấy khóc và kêu đau tai chị mới vội vã đứa con đi khám. Bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm tai nặng dẫn đến chảy mủ, may mắn là mủ chưa chảy vào tai trong gây biến chứng nguy hiểm.

Với bệnh viêm tai giữa, PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch Hội tai mũi họng Hà Nội, Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, những biến chứng do điều trị sai lầm bệnh viêm tai giữa không phải hiếm, thậm chí có những trẻ đã bị thối tai, hỏng tai do cha mẹ tự điều trị cho con.

Viêm tai giữa, viêm VA và viêm Amidan mạn tính chữa thế nào cho khỏi?

Cố PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn từng cho biết, viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con… ảnh hưởng đến khả năng thính giác của trẻ. Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa biết nói, có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ, thậm chí điếc – câm bẩm sinh…) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ.

Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, có khi ảnh hưởng đến tính mạng do biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây thần kinh số VII).

Cố PGS. TS Hoàng Sơn cho biết, nhiều trẻ bố mẹ áp dụng cách thổi thuốc vào tai trẻ, khiến dịch viêm tai ứ lại không thoát được cũng gây ra thối tai. BS Sơn khuyến cáo, các bậc phụ huynh tuyệt đối không thổi các thuốc bột hay thuốc đông y nào vào tai khi trẻ bị viêm tai giữa.

Còn với viêm VA và viêm Amidan, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết với những trường hợp mãn tính và phù hợp, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nạo VA và viêm Amidan bằng dao plasma.

Công nghệ Plasma được áp dụng nhiều trong việc chữa trị các bệnh tai mũi họng ở trẻ.

Công nghệ plasma cắt amidan giúp bảo vệ các niêm mạc khỏe mạnh, điều trị hiệu quả và triệt để, nâng cao tính an toàn trong thủ thuật.

Tại sao lựa chọn công nghệ plasma để thực hiện phẫu thuật cắt Amidan và nạo VA: Công nghệ plasma là phương pháp sử dụng kỹ thuật đầu dò thông minh cùng với nguồn nhiệt thấp plasma kết hợp với kính soi điện tử hiện đại, tiến hành truy tìm, đánh tan ổ dịch và tế bào viêm nhiễm. Đây được xem là kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả cao.

Khác với những phương pháp truyền thống, phẫu thuật bằng dao plasma chỉ mất khoảng 30 phút cho mỗi ca phẫu thuật do lưỡi dao plasma dẹt và thiết diện mỏng nên thao tác cắt, đốt nhanh hơn. Bên cạnh đó, lưỡi dao có thể bẻ cong được nên bác sĩ thao tác dễ dàng hơn trong phẫu trường hẹp.

Theo PGS. TS Hoài An, người được phẫu thuật bằng phương pháp này cũng hồi phục sức khỏe rất nhanh, sau phẫu thuật vẫn có thể ăn lỏng và ra viện trong vòng 24 giờ giúp cho cuộc sống, công việc hay học tập không bị ảnh hưởng. Tỷ lệ thành công được đảm bảo cao nhất, rất ít khi xảy ra sự cố y khoa với phương pháp này.

No comments:

Post a Comment