12/09/2018

Trẻ tiêm phòng vẫn bị quai bị

Quai bị là một bệnh lành tính dễ lây qua đường nước bọt, ăn uống và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh tốt nhất nhưng vẫn có trẻ tiêm phòng vẫn bị quai bị nguyên nhân do đâu?

Trẻ tiêm phòng vẫn bị quai bị
Tại sao phải tiêm phòng quai bị cho trẻ?
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây nên, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gây dịch vào mùa Đông – Xuân. Bệnh quai bị lây qua đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi học sinh và gây ra thành dịch tại các trường học. Trẻ em dưới 2 tuổi và người già ít khi bị quai bị. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch với bệnh và ít khi bị tái phát.

Triệu chứng của bệnh:
Bệnh quai bị lây truyền qua đường hô hấp, ăn uống, qua những giọt nước bọt của bệnh nhân khi giao tiếp. Từ 6-12 ngày là thời gian lây bệnh với các triệu chứng như:
- Thời gian ủ bệnh: Kéo dài từ 18-25 ngày, giai đoạn này chưa có dấu hiệu và triệu chứng gì của bệnh.
- Thời kỳ phát bệnh: Có triệu chứng sốt từ 38 - 38,5 độ C, nhức đầu, buồn nôn.
- Thời kỳ toàn phát: Sau khi bệnh nhân sốt từ 24 - 48 giờ sẽ xuất hiện viêm tuyến mang tai, lúc đầu sưng 1 bên sau đó sẽ sưng cả 2 bên. 2 bên thường không sưng bằng nhau, căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ nóng, ấn đau.
Ngoài ra, còn các biểu hiện như: nước bọt ít, quánh, đau hàm khi há miệng, nhai hoặc nuốt, đau lan ra tai, họng viêm đỏ.

- Thời kỳ lui bệnh: Trong vòng 10 ngày bệnh sẽ tự khỏi, sau 3 - 4 ngày sẽ hết sốt.
Trẻ bị quai bị nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm não – màng não: Trẻ có triệu chứng như: sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật, một số trường hợp có biểu hiện liệt giống sốt bại liệt. Tuy nhiên, diễn tiến của viêm não - màng não quai bị thường ít để lại di chứng.
- Viêm tinh hoàn ở bé trai: Trường hợp này gặp ở bé trai trong độ tuổi dậy thì, chiếm tỷ lệ khoảng 20 - 30%. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 - 7 ngày thì giảm bớt, sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 - 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.
- Viêm buồng trứng ở bé gái: Thường khó phát hiện hơn viêm tinh hoàn ở người nam với các biểu hiện như: đau bụng, rong kinh. Chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Có khả năng gây dị dạng thai, sẩy thai ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Nếu mắc bệnh vào 3 tháng cuối thai kỳ có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.
Các biến chứng của bệnh quai bị tuy hiếm gặp nhưng lại gây nguy hiểm. Vì vậy, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân à trẻ nhỏ tránh bị quai bị. Tuy nhiên, nhiều trẻ tiêm phòng vẫn bị quai bị.
Trẻ tiêm phòng vẫn bị quai bị vì sao?

Cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng quai bị và tránh để trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị. Tuy nhiên, việc tiêm phòng chỉ có thể giúp phòng bệnh được khoảng 80%, vì vậy nhiều trẻ tiêm phòng vẫn bị quai bị. Tuy vậy khi đã được tiêm phòng mà vẫn mắc bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn vì trong cơ thể đã có kháng thể phòng bệnh sẵn từ trước.
Trẻ tiêm phòng vẫn bị quai bị là rất hiếm, trong trường hợp này phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, theo dõi và có phương pháp điều trọ bệnh phù hợp.
Cần làm gì khi trẻ bị quai bị
Quai bị là bệnh dễ lây và nhanh chóng phát thành dịch. Để trẻ mau khỏi bệnh và tránh được những biến chứng nguy hiểm, các bố mẹ cần lưu ý những điều sau để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm:
- Cách ly trẻ: Bạn cần cách ly trẻ ngay khi vừa phát bệnh, nên cho trẻ ở một không gian riêng khoảng 2 tuần để đảm bảo bệnh không lây cho những người xung quanh.
- Kiêng gió và nước lạnh: Trong thời kỳ phát bệnh thường có triệu chứng sốt từ 38-38,5 độ C, viêm tuyến mang tai. Vì vậy, khi bị bệnh trẻ cần được kiêng gió và nước lạnh để không bị sốt cao hơn, tránh sưng to và gây đau.
- Tránh vận động mạnh: Trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, không để trẻ vận động mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tránh các đồ ăn chua, các món từ nếp hoặc đồ ăn khó tiêu: Các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cần cho trẻ uống nhiều nước.
- Giữ gìn vệ sinh: Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.
- Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.

 

No comments:

Post a Comment