8/14/2013

Nhiều đề xuất của bộ thò ra thụt vào

Bộ GTVT bỏ chế tài xử phạt xe không chính chủ với lý do chưa đủ căn cứ về mặt pháp lý. Trong khi đó, Bộ Công an đề nghị khôi phục cách tử hình bằng xử bắn do tử hình bằng tiêm thuốc vẫn chưa thể áp dụng.
Ngoài ra, từ vụ tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vacxin, nhiều chuyên gia cho rằng không nên tiêm chủng viem gan B quá sớm cho trẻ. Ngược lại Bộ Y tế vẫn khẳng định là cần thiết và đúng theo khuyến cáo của WHO.
Đó là những vấn đề thời sự nổi bật trong tuần qua. Bên cạnh đó, vụ cháy tiệm vàng tại Quảng Ninh khiến 5 người tử vong, nam sinh viên mất tích ở Fansipan vẫn chưa tìm thấy dấu vết,… cũng thu hút sự quan tâm của độc giả.
Bỏ xử phạt xe không chính chủ
Theo quy định hiện hành, những hành vi như không chuyển quyền sở hữu phương tiện, không mua phí sử dụng đường bộ có thể bị phạt ở mức cao nhất, đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên, tại dự thảo Nghị định 71 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (dự thảo mới nhất lần thứ 6) vừa được công bố, Bộ GTVTđề nghị bỏ tất cả chế tài trên với lý do không phù hợp và chưa đủ căn cứ về mặt pháp lý.
Bộ GTVT bỏ đề xuất xử phạt xe không chính chủ với lý do không phù hợp và chưa đủ căn cứ về mặt pháp lý.
“Chỉ đạo của Bộ GTVT trong phương án trình Chính phủ, trước mắt không xử lý vi phạm trong lĩnh vực này, cho đến khi chúng ta có được điều kiện tốt nhất về mặt cơ sở dữ liệu, cũng như để cho người dân đang trong quá trình làm thủ tục chuyển quyền sở hữu...”, ông Khuất Việt Hùng, quyền Vụ trưởng vụ vận tải (Bộ GTVT) cho hay.
Song chế tài xử phạt xe không chính chủ chỉ “thụt vào” tạm thời và sẽ “thò ra” vào thời điểm thích hợp. Vì theo lời ông Hùng, khi điều kiện phù hợp thì Bộ sẽ điều chỉnh, sửa đổi bổ sung Nghị định cho phù hợp. Ngoài ra, Bộ Tư pháp đề xuất một phương án với Bộ GTVT là xe nào khi gây ra tai nạn sẽ truy cứu đến nguồn gốc xe có chính chủ hay không.
Trước đề xuất mới nhất của Bộ GTVT, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, đánh giá bất kỳ quy định nào đưa ra đều phải có chế tài và phải có tính khả thi. Do đó, việc quy định chuyển quyền sở hữu phương tiện cũng cần có chế tài để chủ phương tiện thực hiện nghiêm túc. Hiện nay việc sang tên đổi chủ đang còn nhiều vướng mắc nên cần phải có thời gian đển quy định này đi vào cuộc sống.
Đề nghị khôi phục cách tử hình bằng xử bắn
Việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được lấy mốc thực thi từ 27/6 vừa qua. Nhưng cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn gặp khó khăn vấn đề thuốc độc thi hành án. Trước tình thế này, Bộ Công an đề xuất phương án cho tiến hành song song hai cách thức thi hành án tử hình (xử bắn và tiêm thuốc độc), nhưng Quốc hội chưa có ý kiến.
Bộ Công an đề xuất phương án cho tiến hành song song hai cách thức thi hành án tử hình (xử bắn và tiêm thuốc độc).
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng vừa tiêm thuốc độc, vừa bắn tử tù là phạm luật. Luật sư Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, cho biết: “Tôi ủng hộ việc song song thực hiện cả hai cách thức là tiêm thuốc và xử bắn. Nhưng nếu vậy thì là vi hiến, bởi việc thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc đã được Quốc hội thông qua. Không phải cứ có đề xuất là được chấp thuận”.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá cũng cho hay: “Nếu trong dự án luật sửa đổi ký và ban hành bỏ hình thức thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn, mà nay Bộ Công an lại đề xuất phương án tiến hành song song cả hai hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc và xử bắn là vi phạm luật”.
Xem lại quy trình tiêm chủng cho trẻ
Từ sự cố 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm chủng tại bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), các chuyên gia y tế đề nghị xem lại quy trình và cân nhắc việc thay đổi lịch tiêm vắcxin virut viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh.
3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm chủng tại bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) là sự cố đáng tiếc và nghiêm trọng.
Cho rằng đây là sự cố đáng tiếc và nghiêm trọng, GS-TS Nguyễn Đình Bảng, nguyên Viện trưởng Viện kiểm định vắcxin và sinh phẩm y tế quốc gia, cho hay: “Tôi không nghi ngờ chất lượng vắcxin, song lo về việc thực hiện tiêm chủng đối với vắcxin này chưa hợp lý”. Ông khuyến nghị không nên tiêm vắcxin cho trẻ trong vòng 1 tháng sau sinh, càng không nên tiêm trong 24 giờ đầu khi chào đời để tránh những tác động lạ mà nên thực hiện mũi tiêm đầu tiên khi trẻ đã được 2 - 3 tháng tuổi.
“Không phải bây giờ tôi mới đề nghị lùi lịch tiêm vắcxin mà đã để nghị từ gần 10 năm trước, nhất là thời điểm năm 2007, khi Việt Nam liên tiếp xảy ra các sự cố liên quan đến tiêm vắcxin viêm gan B”, GS Bảng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Bộ Y tế khẳng định quy trình tiêm vắcxin benh viem gan sieu vi B ở Việt Nam đã được lấy ý kiến của các chuyên gia trong và người nước, chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới (WHO). Bởi Việt Nam là nơi có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nên mục tiêu đặt ra là phải tiêm sớm để bảo vệ cho trẻ ngay sau khi đẻ.
Cơ quan quản lý dẫn chứng thêm là hiện có 81 nước trên thế giới cũng tiêm vắcxin viêm gan B ở 24 giờ sau sinh. Chuyên gia của các nước này cũng khẳng định, tiêm vắcxin viêm gan B càng chậm bao nhiêu thì giá trị bảo vệ của vắcxin càng kém đi.
Chính vì thế, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo các bà mẹ nên tiêm cho trẻ sau 24 giờ sau sinh.

No comments:

Post a Comment