10/28/2016

Thắc mắc cần biết về bệnh ung thư

Hỏi: Có phải một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp ngăn ngừa ung thư hoặc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư? (Nguyễn Văn Nam – Bắc Giang)

Trả lời của TS. BS. Vũ Văn Vũ (Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM): Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột (đại trực tràng). Các nhà khoa học giải thích chất xơ trong cơ cấu thức ăn giúp ống tiêu hóa hoạt động bài tiết tốt hơn, tránh ứ đọng các chất độc có khả năng sinh ung thư trong lòng ruột.

- sữa prosure

Hỏi: Khi bị ung thư nếu ăn uống đầy đủ liệu có làm cho khối u càng phát triển nhanh hơn không? Hiện có những loại thức ăn riêng biệt nào an toàn dành riêng các bệnh nhân ung thư đang điều trị không?(Lê Hoài Anh – Hà Nội)

 

Trả lời của BS. Lưu Ngân Tâm Bệnh viện Chợ Rẫy): Cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào xác minh rằng người bệnh ung thư đang điều trị nếu ăn uống đầy đủ thì khối u sẽ phát triển nhanh hơn. Ngược lại, ở người bệnh ung thư khi thể trạng sút giảm: sụt cân, suy dinh dưỡng, thì người bệnh sẽ giảm đáp ứng với điều trị, tăng biến chứng nhiễm trùng, dẫn đến suy kiệt rồi tử vong. Vì vậy, điều cơ bản trước tiên trong một phác đồ điều trị ung thư là liệu pháp dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Nếu tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân không cải thiện thì bác sỹ sẽ không thực hiện được phác đồ điều trị hoặc kết quả điều trị sẽ thất bại vì bệnh nhân không đủ sức để chịu đựng các tác dụng phụ của điều trị. Do đó nên hiểu rằng dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố nâng đỡ hệ miễn dịch cơ thể, cải thiện chất lượng sống và góp phần điều trị thành công bệnh.

- sữa p100

Hiện nay trên thị trường có sữa ProSure chuyên biệt và an toàn dành cho bệnh nhân ung thư.

Hỏi: Một chế độ dinh dưỡng thích hợp có thể giúp ngăn ngừa được bệnh ung thư. Điều đó có đúng không? Nếu đúng thì chế độ đó nên như thế nào? (Hoàng Thị Thơ – Vĩnh Long)

Trả lời của BS. Đoàn Lực (Bệnh viện K Hà Nội): Đúng. Chế độ dinh dưỡng thích hợp có thể ngăn ngừa được ung thư. Khẩu phần ăn giàu chất béo, ít chất xơ và carbonhydrat làm tăng nguy cơ ung thư. Có 3 giải pháp chính để giải quyết những vấn đề dinh dưỡng có liên quan đến ung thư:

Duy trì cân nặng lý tưởng (tăng ít hơn 10% cân nặng lý tưởng, tăng trên 20% là nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư).

Thực hành dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích sử dụng khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối.

Chọn thực phẩm phù hợp, đảm bảo chất lượng về nguồn thức ăn, hiểu biết về chất lượng dinh dưỡng trong thành phần thức ăn đảm bảo đúng, đủ, tránh thừa chất béo có hại.

Hỏi: Bệnh nhân ung thư có nên uống các loại multivitamin không? Vitamin nào thừa thì bất lợi cho bệnh nhân ung thư? Được biết hiện nay có sữa ProSure dành cho bệnh nhân ung thư, tôi có người thân bị ung thư phổi đang uống multivitamin, nếu uống thêm ProSure có sợ bị thừa vitamin không? (Ngô Thị Thực – Nghệ An)

Trả lời của BS. Lưu Ngân Tâm (Bệnh viện Chợ Rẫy): Trừ khi người bệnh có tình trạng dinh dưỡng bình thường, việc bổ sung multivitamin đối với những bệnh nhân ung thư ăn uống kém hay bị suy dinh dưỡng nặng đôi khi là cần thiết. Có 2 loại vitamin: vitamin tan trong nước (vitamin C, B1, B6,...) và vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Nhóm vitamin tan trong nước khi thừa sẽ được thải ra nước tiểu. Nhóm vitamin tan trong dầu khi thừa sẽ tích tụ trong mô nên dễ gây ngộ độc. Vì vậy liều lượng của các vitamin có trong chế độ ăn và thuốc không nên vượt quá nhu cầu khuyến nghị hàng ngày và cần có sự hướng dẫn của bác sỹ.ProSure là thực phẩm bổ sung nhiều loại dưỡng chất bao gồm cả vitamin, còn multivitamin chỉ là thuốc bổ sung các vitamin. Khi có chỉ định bổ sung thì chọn một trong hai loại. Nếu bệnh nhân ăn uống kém hoặc bỏ ăn, suy dinh dưỡng thì nên bổ sung bằng thực phẩm có nhiều loại dưỡng chất hơn là chỉ bổ sung multivitamin. Bệnh nhân ung thư phổi nếu ăn uống ít thì bổ sung thêm sữa ProSure ngày 2 lần, khi đó thì không cần bổ sung thêm multivitamin.

Hỏi: Được biết EPA có tác dụng trong điều trị ung thư, vậy EPA là gì? Những hiệu quả của nó trong điều trị bệnh ung thư? (Hồng Lan – Bình Dương)

- sữa biomil

Trả lời của BS. Lưu Ngân Tâm (Bệnh viện Chợ Rẫy): EPA được viết tắt là Eicosapentaenoic acid, là một acid béo thiết yếu thuộc nhóm omega 3 có nhiều trong dầu các loại gan cá sống ở biển sâu, cơ thể được cung cấp từ chế độ ăn. Trong bệnh ung thư, EPA đã được các nghiên cứu chứng minh có tác dụng điều hòa quá trình viêm, làm giảm tình trạng dị hóa, tăng cường miễn dịch tế bào của cơ thể, làm đảo ngược chứng suy mòn (sụt cân, teo cơ, suy nhược cơ thể) trên bệnh nhân ung thư, nhờ đó giúp người bệnh tăng cân, tăng khối cơ, cải thiện các hoạt động thể lực của cơ thể, tăng cường sức đề kháng...của người bệnh.

Hỏi: Hiện nay thường có những quan niệm sai lầm nào trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư? (Hoàng Thanh – Vĩnh Long)

Trả lời của BS. Đoàn Lực (Bệnh viện K Hà Nội): Quan niệm sai lầm phổ biến trong chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư mà hầu hết bệnh nhân thắc mắc và thậm chí không nghe lời khuyên của thầy thuốc là kiêng ăn ở nhiều mức độ khác nhau, nhất là ăn thịt, rau, thậm chí quan niệm thịt, rau có màu đỏ là kiêng tuyệt đối vì ăn nhiều kích thích ung thư phát triển nhanh hoặc kiêng ăn thịt gà, trứng vịt lộn, rau dền, cà rốt...Điểm sai lầm ở chỗ nhu cầu của người bệnh cũng như người thường cần năng lượng cho hoạt động của cơ thể, thậm chí cần nhiều hơn cho nhu cầu điều trị bệnh ung thư. Các tế bào ung thư phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ thể nên nó không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng, nó chỉ phụ thuộc vào các chế độ điều trị đặc hiệu bệnh ung thư như phẫu thuật, tia xạ hoặc hóa chất... Một số bệnh nhân kiêng ăn toàn diện mà chuyển sang ăn gạo lứt rất kém dinh dưỡng theo một trường phái của Nhật Bản. Nếu chưa hiểu thật rõ trường phái trên thì không nên theo vì ăn gạo lứt có thể gây thiếu dinh dưỡng cho cơ thể. Một số trường hợp đã phải vào viện cấp cứu vì phương pháp trên, số khác lỡ mất cơ hội điều trị bệnh, sau một thời gian quay lại viện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn hơn, cơ may điều trị khỏi trở nên khó khăn hơn.

Hỏi: Tôi bị ung thư dạ dày, đã cắt 2/3 dạ dày, xin bác sỹ vui lòng cho thực đơn mẫu trong ngày?(Trần Xuân Trường – TP.HCM)

Trả lời của BS. Lưu Ngân Tâm (Bệnh viện Chợ Rẫy): Nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm; Ăn ít, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (5-6 bữa trong ngày); Chọn thức ăn hoặc thức uống giàu dưỡng chất dành cho người bệnh ung thư (ví dụ như sữa ProSure) để đảm bảo dinh dưỡng và duy trì hoặc cải thiện cân nặng; để thức ăn và thức uống ở nơi “dễ thấy và dễ lấy”; uống đủ nước, khoảng 2 – 2,5 lít trong ngày; Năng tập luyện cơ thể có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tình trạng mệt mỏi và chán nản rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư, tránh tình trạng teo cơ.Không nên dùng những thức ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ; những thức ăn chứa cồn như rượu, bia, cà phê hoặc những thức ăn sinh hơi như đậu, bắp cải, dưa hấu, mít hoặc những thức uống có gas; những thức ăn có nhiều gia vị, chua, cay.

Thực đơn (2.000 – 2.200 kcal) cho bệnh nhân nam có trọng lượng cơ thể từ 45 – 47 kg, chiều cao trung bình 1,65 m, đã cắt 2/3 dạ dày do ung thư trong giai đoạn hồi phục.

No comments:

Post a Comment