Dùng các loại sữa p100 I: đặc điểm của các loại sữa này là có thành phần các chất dinh dưỡng gần với sữa mẹ, các chất dinh dưỡng ở các tỷ lệ cân đối hợp lý, phù hợp với sự hấp thu và chuyển hóa ở bé, ít gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Ở lứa tuổi này không nên dùng sữa bò tươi, sữa đặc có đường, sữa bột nguyên kem hoặc các loại sữa bột công thức dành cho bé trên 6 tháng.
Khi mua sữa thì phải xem hạn dùng và pha sữa đúng theo tỷ lệ hướng dẫn ghi trên vỏ hộp, chỉ nên dùng nước để pha (nước đun sôi để nguội bớt) không được dùng nước sôi hoặc đun sôi sữa vì sẽ làm mất hoặc hao hụt các vitamin và khoáng chất có trong sữa meta care.
Số lượng sữa uống hàng ngày tùy theo từng tháng tuổi:
Bé sơ sinh (1 tháng tuổi): 60 – 80ml/bữa x 7-8 bữa/ngày (500-600ml/ngày).
Bé từ 2-4 tháng tuổi: 100 – 120ml/bữa x 6-7 bữa/ngày (700-800ml/ngày).
Bé 5-6 tháng: 150 – 180ml/bữa x 5- 6 bữa/ngày (800-1000ml/ngày).
ii.Đối với bé 6-12 tháng
Ngoài các bữa ăn bổ sung như bột, cháo xay, bé vẫn cần phải uống thêm 500 – 600ml sữa/ngày, chia làm 3-4 bữa tùy theo mức độ uống của bé.
Đặt tên cho con trai gái năm 2017 Đinh Dậu ý nghĩa nhất theo phong thủy ngũ hành
Giai đoạn này dùng sang công thức sữa loại II. Sữa loại này có thành phần các chất dinh dưỡng cao hơn sữa công thức loại I, nhất là chất đạm để phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của bé, nếu vẫn cứ dùng sữa công thức I thì bé sẽ chậm lớn do thiếu chất đạm. Cũng như sữa loại I, khi pha sữa chỉ nên dùng nước ấm và pha theo tỉ lệ đã hướng dẫn.
iii.Bé từ 1-5 tuổi
Chế độ ăn chính hàng ngày là cháo, cơm, mì, súp, bún, phở… bé vẫn cần 400 – 500ml sữa/ngày, lúc này có thể dùng tất cả các loại sữa dành cho bé trên một tuổi, sữa bò tiệt trùng, sữa bột nguyên kem, sữa đậu nành, sữa chua.
2.Những lỗi nhất định phải tránh khi pha sữa bột cho bé:
Dùng nước khoáng, nước đóng chai để pha sữa cho trẻ sơ sinh: Trong nước khoáng có quá nhiều khoáng chất dẫn đến dư thừa khi pha cùng sữa. Ví dụ: Thừa canxi có thể dẫn đến táo bón, sỏi thận, canxi huyết cao, thận làm việc kém hiệu quả, giảm hấp thu các chất khoáng khác (sắt, kẽm, magie); thừa natri cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, khô tế bào, lâu dài dẫn đến bệnh cao huyết áp… Thêm vào đó, dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ em uống còn có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm. Vì vậy các bà mẹ chỉ cần dùng nước tự nhiên đun sôi để nguội là lý tưởng nhất.
Pha sữa sẵn cho bé uống: Sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ. Nếu mẹ pha sẵn một bình sữa to và cất tủ lạnh chưa sử dụng, sữa đó cũng cần được đổ bỏ trong vòng 24 giờ sau pha. Loại sữa đóng chai pha sẵn dành cho bé trên 1 tuổi cũng chỉ để được 48 giờ sau khi mở nắp.
Giữ lại phần sữa pha sẵn uống thừa để uống tiếp lần sau: Nhiều bà mẹ vì tiếc của nên khi bé uống thừa sữa vấn cố tình để lại cho trẻ ăn tiếp cữ sau mà không biết khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thông thưởng, một bình sữa bé đã ngậm miệng chỉ có thể sử dụng trong vòng 60 phút.
Pha sữa với cháo loãng: Trong sữa bò có nhiều vitamin A, còn trong nước cơm và cháo chủ yếu là chất bột với chất lipoxidase – một loại chất sẽ phá hủy vitamin A. Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình mẹ đã làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Thêm vào đó, tinh bột trong cháo, nước cơm sẽ cạnh tranh hấp thu với canxi. Trẻ có thể chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng, ngủ trằn trọc, khóc đêm,… do kém hấp thu canxi trong sữa.
Tăng hoặc giảm lượng thìa sữa bột trong 1 lần pha: Các nhà nghiên cứu đã tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu ra tỷ lệ chuẩn nhất của bột và chất lỏng, sau cho các chất dinh dưỡng và vitamin được hòa tan hoàn toàn và để hệ tiêu hóa non nớt của bé có thể hấp thụ một cách tốt nhất. Do vậy, mẹ đừng cố “pha chế” sữa bột theo công thức của mình. Hãy để các nhà khoa học làm điều đó.
Không tiệt trùng núm vú và bình sữa cho bé: Tất cả bình sữa, núm ti và những dụng cụ dùng để pha sữa khác đều phải được tiệt trùng ít nhất một lần khi mới bắt đầu sử dụng. Từ sau đó, mẹ có thể sửa với nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi. Đó là khuyến cáo chung của tất cả các hãng sản xuất bình sữa và đồ dùng trẻ em.
Bí quyết giúp trẻ biếng ăn ngon miệng tăng cân phát triển toàn diện
Làm nóng sữa cho trẻ sơ sinh bằng lò vi sóng: Nếu có gì quan trọng hơn sự tiện lợi, thì đó chính là sức khỏe và sự an toàn của chính con bạn. Lò vi sóng không chỉ phá vỡ các vitamin và khoáng chất mà còn tạo ra những điểm nóng lạnh không đều nhau khiến bé có thể bị bỏng khi bú. Mẹ hãy làm nóng sữa bằng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc đơn giản hơn: ngâm bình sữa chỉ 30 giây – 1 phút trong một bát nước nóng
No comments:
Post a Comment