9/07/2016

Triệu chứng của người bị bệnh ung thư

Sữa ProSure là liệu pháp dinh dưỡng chuyên biệt đã được chứng minh lâm sàng dùng cho bệnh nhân ung thư. ProSure đã được chứng minh giúp cải thiện sự ngon miệng và lượng dinh dưỡng cơ thể thu nhận, tăng cân, tăng khối nạc cơ thể, giảm các phản ứng tiền viêm, cải thiện hoạt động thể lực và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

 

Khô miệng và nước bọt đặc

Một số kiểu xạ trị hoặc một số loại thuốc gây ra khô miệng và nước bọt đặc. Nếu bạn gặp trở ngại với chứng khô miệng, hãy nói với bác sỹ của bạn.

Cố gắng giữ ẩm cho miệng bằng cách thường xuyên uống những ngụm nước nhỏ.

Thêm nước xốt, bơ, kem hay nước chấm vào thức ăn.

Ăn những thức ăn mềm để nguội.

Mút đường đã nấu chín, kem que hay đá viên.

Súc miệng nhẹ trước và sau khi ăn.

Uống nước thường xuyên.

Chứng ợ nóng và trào ngược thực quản

Chứng ợ nóng và trào ngược thực quản có thể khiến bạn có cảm giác rát bỏng ở họng và phần trên dạ dày và có vị chua ở miệng – triệu chứng khá phổ biến trong quá trình điều trị ung thư. Có những loại thuốc giúp giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên những bí quyết sau cũng có thể hữu ích với người bệnh:

Không ăn những trái cây họ cam quýt chứa a-xít và những thực phẩm nhiều gia vị.

Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.

Không nên uống nước ngay trước khi ăn, nên uống sau khi ăn 30 phút.

Không đi nằm ngay sau khi ăn.

Hạn chế uống rượu, cola, cà phê và trà.

Bệnh ung thư và các liệu pháp điều trị có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch khiến cơ thể bạn khó chống lại được các nhiễm trùng. Bên cạnh việc phòng ngừa thường xuyên bằng cách rửa tay và rửa rau, quả trước khi ăn, bạn cũng cần tránh một số thực phẩm như:

Phó mát và pa-tê chưa tiệt khuẩn

Sò, ốc, ngao…

Su-shi…

Sụt cân

Mức độ bệnh nhân sụt cân tùy thuộc loại ung thư cụ thể. Chẳng hạn cứ 6/10 bệnh nhân ung thư phổi và 8/10 bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy hoặc ung thư thực quản đều bị sụt cân nhiều tại thời điểm chẩn đoán. Tuy nhiên, các bệnh nhân ung thư vú hoặc ung thư tiền liệt tuyến thường không có sụt cân lúc chẩn đoán và thậm chí còn có thể tăng cân trong quá trình điều trị.

Ngoài việc kiểm tra cân nặng thường xuyên, có thể thấy dấu hiệu bạn đang giảm cân dựa vào quần áo hoặc đồ trang sức, nếu thấy chúng rộng hoặc lỏng hơn. Đừng ngần ngại kể cho nhân viên y tế về vấn đề sụt cân – đó là một dấu hiệu quan trọng và ngăn chặn sụt cân tiếp theo có thể giúp ích cho quá trình hồi phục của bạn.

- sữa hikid

Buồn nôn và nôn

Có nhiều l‎ý do khiến người bệnh bị buồn nôn và nôn. Một số hóa trị có thể ảnh hưởng tới trung khu nôn trong não. Điều trị bằng tia xạ, nếu tiến hành gần não bộ, dạ dày, ruột hoặc gan, cũng có thể ảnh hưởng tới trung khu nôn. Các liệu pháp chữa trị bằng hoóc-môn cũng gây ra cảm giác buồn nôn, và cả các thuốc chứa moóc-phin. Ngoài ra, nhiều thay đổi của cơ thể cũng có thể gây ảnh hưởng như thay đổi sinh hóa máu, tổn thương gan, tắc ruột hoặc táo bón nặng.

Vì vậy, khi có cảm giác buồn nôn, bạn nên tuân theo những lời khuyên sau:

Không cố ăn khi thấy mệt mỏi.

Ăn đồ nhạt, chẳng hạn như bánh quy giòn không bơ.

Thường xuyên ăn các bữa nhẹ mỗi khi thấy đói – không chờ ăn đúng bữa.

Uống chậm thành ngụm nhỏ những thức uống dinh dưỡng giàu năng lượng và protein.

Giảm bớt chất lỏng trong bữa ăn bởi chúng có thể làm đầy bụng và gây nôn.

Nhờ người khác chuẩn bị hộ bữa ăn.

Tránh các mùi nấu nướng vì chúng có thể khiến bạn thấy buồn nôn, bạn có thể ăn thức ăn để nguội.

Ngồi ăn ở phòng mát.

Ngồi ăn với người khác, trang trí bàn ăn, nghe nhạc, xem ti vi.

Mặc những bộ quần áo rộng tạo cảm giác thoải mái.

Ngồi thẳng lưng hơi ngửa đầu ra sau khi ăn.

Mút kem que, uống nước mát, nước trái cây hay húp súp loãng. Phải bảo đảm uống đủ nước vì mất nước sẽ làm vấn đề xấu hơn.

Sử dụng nước súc miệng dịu nhẹ.

Ngậm đường nấu chín hoặc kẹo bạc hà.

Nước gừng hoặc bánh quy có gừng có thể giúp ích.

Những thay đổi về mùi và vị

Bệnh ung thư và các liệu pháp điều trị có thể gây ra những thay đổi cảm giác mùi vị và có thể biến các thức ăn mà bạn từng thích thành mùi và vị cực kỳ khó chịu.

Những bí quyết dưới đây có thể giúp ích:

Thường xuyên súc miệng bằng nước – điều này có thể cải thiện được khẩu vị.

Sử dụng dao kéo nhựa để giảm mùi kim loại.

Sử dụng trái cây và rau tươi thay cho đồ hộp.

Thêm các gia vị chua như chanh, giấm, dưa chua. Tuy nhiên không sử dụng khi bị đau loét miệng bởi vì chúng sẽ làm đau loét nặng hơn.

Sử dụng gia vị như tỏi, ớt, húng quế, kinh giới.

Khử vị mặn hoặc đắng bằng thức ăn ngọt, và khử vị ngọt bằng chanh hoặc muối.

Dùng thức ăn mát hoặc lạnh vì điều này làm giảm sự kích thích vị giác và khứu giác

Dùng thức ăn như dưa, nho và cam đã làm mát trong tủ lạnh.

Khi cảm thấy thịt đỏ như thịt bò có vị lạ, nên chuyển sang thực phẩm khác nhưng vẫn có hàm lượng protein cao như thịt gà, cá, trứng hoặc phó mát hoặc thêm các thức uống dinh dưỡng vào chế độ ăn của bạn.

Tạo cảm giác ngon miệng bằng cách trộn trái cây với kem hoặc sữa chua. Có thể bổ sung thức uống dinh dưỡng để gia tăng hàm lượng dinh dưỡng.

Vị giác của người bệnh sẽ cải thiện sau khi kết thúc quá trình điều trị, nhưng có thể phải mất vài tuần để hoàn toàn trở về bình thường.

Táo bón

Nhiều bệnh nhân ung thư bị táo bón. Nguyên nhân có thể do khối u hoặc do sử dụng một số thuốc giảm đau, giảm nôn hoặc các thuốc dùng trong hóa trị. Ngoài ra, những thay đổi về chế độ ăn uống, thiếu chất lỏng hay ít vận động cũng gây nên táo bón. Dưới đây là một số bí quyết có thể giúp bạn:

Nên ăn đúng giờ mỗi ngày.

Tăng lượng nhập chất lỏng, thử uống nước ấm như trà hoặc nước chanh nóng.

Hỏi ý kiến bác sỹ liệu bạn có thể ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc hoặc trái cây hay rau xanh. Thêm các loại thực phẩm trên vào chế độ ăn dần dần để tránh bị đầy hơi.

Không phải tất cả bệnh nhân đều có thể ăn thêm chất xơ. Nếu đúng trong trường hợp của bạn, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về một thức uống dinh dưỡng nhiều năng lượng, giàu protein và cả chất xơ.

Nên cố gắng vận động như đi dạo.

Nhờ bác sỹ kê cho đơn thuốc nhuận tràng.

Tiêu chảy

Hầu hết các liệu pháp điều trị ung thư đều có các tác dụng phụ và tiêu chảy là một trong các tác dụng phụ thường gặp. Nguyên nhân có thể do thuốc hóa trị, do xạ trị vào ruột, liệu pháp sinh học, cấy ghép tế bào gốc hoặc tủy xương, hay phẫu thuật. Ngoài ra, một số loại ung thư, đặc biệt ở giai đoạn tiến triển cũng gây ra tiêu chảy. Người bệnh ung thư có thể trải qua tình trạng bị suy giảm miễn dịch, nên dễ mắc một số loại tiêu chảy do nhiễm trùng.

Tiêu chảy không chỉ mang lại cho người bệnh cảm giác khó chịu, đôi lúc đau đớn mà còn dẫn tới sự mất nước nghiêm trọng trong cơ thể. Điều này có thể rất nguy hiểm, do đó nên báo cho nhân viên y tế biết triệu chứng này. Họ có nhiều loại thuốc để giúp bạn. Khi bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là phải duy trì việc uống nước, uống những ngụm nhỏ suốt ngày là một cách thực hành tốt.

No comments:

Post a Comment