11/26/2015

Chữa bệnh hôi miệng tại nha khoa

Hôi miệng là bệnh lý phổ biến thường gặp ở nhiều người. Nó không chỉ khiến bạn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến răng nữa. Vậy làm thế nào để thoát khỏi căn bệnh đáng ghét này. Hãy cùng mình tìm hiểu một số phương pháp trị hôi miệng hiệu quả, tận gốc tại nha khoa.

Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng

Hôi miệng có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Hôi miệng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người bệnh, khiến cho bệnh nhân mặc cảm, mất tự tin trong giao tiếp. Vậy hôi miệng do đâu? Nguyên nhân của bệnh hôi miệng rất phức tạp như các bệnh răng miệng (sâu răng, nha chu, viêm lợi,..), viêm xoang, viêm họng, dạ dày, viêm amidam, … và các yếu tố khác.

Mũi

Hơi thở từ mũi có mùi cay nồng hơn so với mùi hôi từ miệng nên hôi miệng từ mũi thường là do viêm xoang hay các cơ quan bên ngoài.

Lưỡi

Các chuyên gia nha khoa cho biết 80 – 90% vi khuẩn trong miệng nằm trên lưỡi. Các vi khuẩn này kết hợp với axit béo và các chất nặng mùi là nguyên nhân chính dẫn đến mùi hôi khó chịu ở miệng. Mặt khác, lưỡi rất ít khi được làm sạch nên tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám thức ăn, tế bào chết, dịch mũi và các vi khuẩn khác sinh ra mùi thối của các dẫn xuất amin, skatole, hoặc mùi trứng thối của hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, allyl methyl sulfide, và dimethyl sulfide.

hoi mieng

Bệnh nha chu cũng là nguyên nhân gây hôi miệng

Nha chu là nguyên nhân tạo ra hơi thở có mùi hôi khó chịu. Bạn nên đến phòng khám nha khoa để loại bỏ vôi răng kết hợp với việc nạo túi lợi, làm nhẵn bề mặt chân răng với sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn.

Các yếu tố khác

Theo các chuyên gia, có một số nguyên nhân hiếm gặp khi mắc bệnh hôi miệng như mùi hôi từ gan gây ra bởi suy gan mạn tính, nhiễm trùng đường hô hấp, thận và suy thận, ung thư biểu mô, đái tháo đường, rối loạn chức năng trao đổi chất…

Điều trị và phòng ngừa bệnh hôi miệng

Điều trị hôi miệng tại nha khoa

Để điều trị tận gốc bệnh hôi miệng thì bạn không thể áp dụng các biện pháp hay các mẹo thông thường vì chúng chỉ có thể ngăn bệnh một thời gian chứ không trị dứt điểm. Chữa trị hôi miệng tại nha khoa sẽ giúp bạn thoát khỏi mùi hôi đáng ghét này triệt để, nhanh chóng.

Khi đến Nha Khoa Hoàn Mỹ bạn sẽ được bác sĩ khám tổng quát sức khỏe răng miệng để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Một số phương pháp chữa hôi miệng tại nha khoa:

  1. Đối với những người bị các bệnh răng miệng thì bác sĩ chỉ cần điều trị triệt để các bệnh này thì tình trạng hôi miệng sẽ không còn.
  2. Nếu bệnh nhân bị khô miệng kéo dài thì bác sĩ sẽ sử dụng nước bọt nhân tạo để khắc phục nhưng người bệnh không được lạm dụng và phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
  3. Sử dụng loại kem đánh răng và nước súc miệng chuyên biệt dành riêng cho người mắc bệnh này.
  4. Đối với những người bị bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường,.. thì phải điều trị dứt điểm các bệnh lý này thì sẽ chấm dứt tình trạng hôi miệng.
  5. Khám răng định kỳ thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần là biện pháp hữu hiệu đề phòng ngừa sâu răng và hôi miệng

Phòng ngừa hôi miệng tại nhà

Theo các chuyên gia nha khoa, để phòng ngừa hôi miệng bạn không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, thuốc lào và các loại kẹo ngọt vì vi khuẩn trong miệng sẽ lên men đường, tạo ra mùi hôi rất khó chịu. Uống trà xanh hay trà đen sau mỗi bữa ăn để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nên chứng hôi miệng.

Uống nhiều nước để miệng không bị khô vì nước bọt chứa các enzyme quan trọng giúp diệt vi khuẩn có hại, tống khứ các vụn thức ăn và vi khuẩn mắc kẹt trong miệng, giúp kích thích tạo nước bọt, vốn có tác dụng như chất tẩy rửa.

Ăn nhiều loại thực phẩm tạo mùi thơm như sữa chua, táo, mùi tây, húng quế, cải bó xôi cũng có tác dụng giữ sạch răng miệng, giảm bớt mùi hôi ở miệng. Bạch đậu khấu có khả năng kháng khuẩn, làm sạch hơi thở. Hoàng bá là một vị thuốc giúp ta khắc phục tạm thời được chứng hôi miệng, trị sâu răng, viêm nha chu, viêm họng và viêm ruột.

Dùng chỉ nha khoa, đánh răng đúng cách 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ và sử dụng nước súc miệng có thành phần menthol để làm sạch kẽ răng nhằm loại bỏ các mảng bám cùng vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để làm sạch lưỡi đúng cách, dùng một dụng cụ cạo lưỡi để chà nhẹ lưỡi từ sau ra trước.

>>> xem thêm: cách làm sạch cao răng tại nhà

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc trị hôi miệng tận gốc, bạn hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay để được đội ngũ chuyên viên và bác sĩ tư vấn cụ thể, chi tiết. Tốt hơn hết, bạn nên dành thời gian để đến phòng khám nha khoa để kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng của mình nhằm xác định rõ nguyên nhân gây hôi miệng và có phương pháp điều trị phù hợp.

No comments:

Post a Comment