9/11/2015

Các trường hợp nên Trám Răng

Trám răng thẩm mỹ là một điều trị nha khoa thông thường và cũng là một giải pháp thẩm mỹ cho những chiếc răng bị sứt mẻ nhỏ; không hề gây cảm giác khó chịu cho bạn. Đối với những lỗ sâu nhỏ, điều trị trám răng có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển sâu răng vì vậy bạn nên trám răng ngay khi sâu răng chớm phát hoặc lỗ sâu còn nhỏ
>> trám răng ở đâu uy tín
- Sâu răng: Đối với các lỗ sâu nhỏ nên tiến hành trám răng để ngăn chặn sâu lan rộng, có thể nhiễm trùng tủy răng dẫn tới đau dữ dội. Do chải răng không đúng cách gây ra.
- Mòn ngót cổ răng: Đây là những khuyết hình chêm ở cổ răng, gây cảm giác ê buốt khi chải răng và nhạy cảm với nóng, lạnh. Nên trám răng để phục hồi lại phần men răng đã bị khuyết bằng composite quang trùng hợp( đông cứng bằng tia laser).
- Chấn thương: Khi va chạm khiến răng bị bể, mẻ hay răng không còn hình dạng như lúc đầu. Có khi đau, buốt nên cần phải trám; tái tạo để phục hồi lại chức năng ăn nhai cũng như hình dáng đồng thời giảm ê buốt răng.
- Răng thưa: Trám thẩm mỹ sẽ giúp đóng kín các kẽ răng. Tránh được việc nhét thức ăn và thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên không khuyến khích trám răng thưa vì khả năng lưu giữ kém và thẩm mỹ không cao như laminate sứ hoặc phục hình sứ.
Những điều cần lưu ý khi Trám Răng:
- Nên đến khám răng định kỳ 6 tháng/lần, bác sĩ sẽ khám kỹ những miếng trám cũ, hở, nứt hoặc mới phát hiện những lỗ sâu mới và đưa ra lời khuyên cần thiết cho bạn.
- Đối với các xoang sâu mới bắt đầu, kích thước nhỏ, bác sĩ có thể đơn giản chỉ lưu ý bạn các vị trí chớm sâu, hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng, áp dụng các biện pháp phòng ngừa sâu răng tiến triển thêm hoặc trám lại tùy trường hợp. Một xoang sâu lớn cần phải được trám lại càng sớm càng tốt nếu không sâu răng sẽ tiến triển ngày một lớn hơn, có thể gây đau và trong giai đoạn trễ sẽ tổn thương tủy. Răng có xoang sâu răng quá lớn có thể không trám được phải nhổ bỏ vì không đủ vững chắc để thực hiện bất cứ loại phục hình nào. Có nhiều phương pháp cũng như nhiều loại vật liệu để thực hiện một mảng trám.
- Bác sĩ là người giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn, do đó nếu bạn có yêu cầu hoặc thắc mắc nên thảo luận trực tiếp với bác sĩ về những vấn đề liên quan đến răng miệng cũng như các vật liệu thay thế những miếng trám: giá cả, tính thẩm mỹ và sự tương hợp sinh học...

No comments:

Post a Comment